(Radix Glycyrrhizae)

1. Nguồn gốc, thu hái –

Là rễ phơi sấy khô của 3 loài Cam thảo: Glycyrrhiza uralensis Fisch.; G. ininata Bạt.; G. glabra L., họ Đậu (Fabaceae).

Cam thảo là những đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, dài từ 20-30cm. Cam thảo không cạo vỏ có mặt ngoài màu nâu đỏ, có những vết nhăn dọc. Khi bẻ gãy, vết bẻ có màu vàng, nhiều xơ. Cam thảo có mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Dược liệu Cam thảo đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

cay cam thao

2. Thành phần hóa học

Cam thảo có chứa Saponin, trong đó hoạt chất chính là glycyrrhizin, ngoài ra còn có đường, tinh bột, gôm, nhựa, flavon và vitamin C.

duoc lieu cam thao 1

3. Công dụng, cách dùng

Dược liệu cam thảo có tác dụng trừ ho, thông đờm, chống viêm, chống dị ứng giải độc, giảm huyết áp, làm lành vết loét dạ dày… Do có nhiều tác dụng, Cam thảo được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để chữa như: giải độc, chữa đau dạ dày, làm thuốc bổ, chữa ho.

Cách dùng: Uống 1 ,5 – 10g/ngày, dạng sống hay Cam thảo chích bằng cách sắc hay tán thành bột uống.

Kiêng ky: Các vị Đại kích, Cam toại, Hải tảo, Nguyên hoa.

4. Các chế phẩm có dùng vị Cam thảo

Bình vị tán, Bạch hổ thang, BỔ phế chỉ khái lộ, Cúc hoa trà tiêu tán, Hoàng kì lục nhất thang, Tiểu sài hồ thang… .

0/50 ratings
Bình luận đóng