Những bệnh nhân tai biến khi qua giai đoạn cấp thì theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và sớm hòa nhập với cuộc sống. Chúng ta cần nắm rõ những điều cần lưu ý trên để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn người nhà bệnh nhân chăm sóc cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.
– Chăm sóc da: Thay đồ, lau chùi cơ thể, bộ phận sinh dục ít nhất 1 lần/ngày
– Chăm sóc mắt: Thường xuyên rửa mắt băng nước muối, băng mắt và dán mi nếu bệnh nhân không nhắm mắt được
– Vệ sinh răng miệng: Ít nhất 2 lần/ ngày đánh răng hoặc lau miệng bằng gạc hoặc vải ướt sạch (đối với bệnh nhân không tự vệ sinh được).
– Chăm sóc về tiết niệu
Những ngày đầu khi bệnh nhân có rối loạn cơ tròn đái ỉa không tự chủ phải chú ý chăm sóc phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu
+ Bệnh nhân có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu phải thấp hơn giường nằm của người bệnh. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sonde không bị tắc, bị tuột.
Đối với trường hợp lưu sonde, kẹp sonde 4h tháo kẹp 1 lần tránh hội chứng bàng quang bé, mất phản xạ đi tiểu tiện sau này.
+ Đổ túi đựng nước tiểu và rửa sạch hàng ngày
+ Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24h (Theo y lệnh)
+ Bệnh nhân đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần bệnh nhân đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày
– Chăm sóc về tiêu hoá
+ Theo dõi tính chất phân: Táo bón, tiêu chảy hay phân bình thường
+ Nếu táo bón thì chăm sóc: xoa bụng, uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho bệnh nhân
+ Nếu tiêu chảy, báo bác sỹ, bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau tiêu chảy….
– Đảm bảo dinh dưỡng
+ Chế độ ăn: Đủ lượng calo phù hợp với từng người bệnh như gầy, béo, các bệnh mạn tính đã có từ trước khi bị tai biến mạch máu não (như tiểu đường, tim mạch, thận…)
Nhưng mỗi bệnh nhân cần đảm bảo 2500-3500 kcalo/ngày chia thành 6-8 lần/ngày
+ Đối với bệnh nhân ăn qua sonde cần ăn nhiều bữa một ngày mỗi lần ăn không quá 300ml và cách nhau 3- 4h. Bơm từ từ tránh nôn, sặc, thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, trước khi ăn cần hút dịch dạ dày kiểm tra tình trạng tiêu hóa của người bệnh
+ Tăng cường thêm các loại vitamin nhóm A,B,C bằng bơm nước hoa quả
+ Ăn nhạt nếu tăng huyết áp, suy tim, suy thận…
+ Đảm bảo đủ nước: lượng nước đưa vào cơ thể (uống, truyền) ước tính bằng số lượng nước tiểu của người bệnh có trong 24h + (300-500ml). Nếu người bệnh có sốt, ra nhiều mồ hôi, thở máy cần cho thêm 500ml
+ Nếu người bệnh nhẹ, không rối loạn chức năng nuốt thì động viên bênh nhân ăn từ từ, ăn ít một, vừa ăn vừa theo dõi nếu có dấu hiệu sặc báo ngay bác sỹ.
– Phòng chống loét
+ Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2h/1 lần
+ Người bệnh bị tai biến mạch máu não phải nằm đệm chống loét (đệm hơi, đệm nước , phao chống loét…) tuyệt đối không để da bị xây xước mất sự toàn vẹn của da.
+ Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng tỳ đè để ngăn ngừa loét, nhiễm khuẩn. Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau da thật khô bằng khăn mềm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn
+ Xoa bóp, xoa bột talc vào các điểm tỳ đè để máu đến nuôi dưỡng các tổ chức để phòng loét. Bôi thuốc nước Sanyrene xịt ngày 1 lần vào chỗ da tỳ đè phỏng rộp nhưng không được bôi thuốc vào vết loét sau khi xịt cần xoa nhẹ
+ Nếu người bệnh đã có vết loét: Cần cắt lọc tổ chức hoại tử, rửa sạch, thay băng vết loét khi thấm dịch. Có thể đắp đường, đắp muối 10% vào vết loét.
+ Dinh dưỡng thật đầy đủ (đặc biệt không thể thiếu Protid), ăn nhiều đạm, Vitamin giúp cho việc phục hồi làm lành vết thương nếu đã bị loét hoặc phòng loét do thiếu dinh dưỡng.