Nhìn lại việc nghiên cứu dùng thông đỏ suốt 5 thập kỷ qua, cho phép chúng ta đánh giá và hiểu thông đỏ có thể mang lại những lợi ích nào trong ngành dược, cũng như vì sao cần bảo tồn và phát triển loài cây này.
Thông đỏ có lợi ích gấp nhiều lần nguy cơ
Năm 1967, Monroe E. Wall Mansukh C. Wani phân lập từ thông đỏ (Taxus brefolia) chất paclitaxel. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ phát hiện hoạt chất này có tính năng cản trở việc phân hủy bình thường của vi ống, ổn định vi ống, từ đó ức chế phân bào. Công ty Bristol Myers Squibb (BMS) đã dùng hoạt chất trên chế ra thuốc có tên thương mại là taxol. Năm 1992, FDA chính thức phê duyệt dùng taxol điều trị ung thư buồng trứng, vú, phổi (dạng tế bào nonsmall) và ung thư cổ tử cung. Trong 10 năm (tính đến 2004), BMS thu về khoảng 11 tỷ USD từ taxol.
Chất docetaxel chiết từ thông đỏ (Taxus wallichiana) tương tự paclitaxel, ít độc hơn. Công ty Sanofi -Aventis (Pháp) chế ra thuốc trị các ung thư trên với tên thương mại taxotere. Taxotere có hiệu lực với cả ung thư vú di căn, không đáp ứng với  hóa trị anthracyclin, còn được châu Âu dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Doanh số trên dưới 2 tỷ USD/năm.
Mới đây, cũng từ thông đỏ, các nhà khoa học đã chế ra phẩm sinh học thế hệ mới như herceptin cho ung thư vú, cimavax-egf cho ung thư phổi, song còn hạn chế và chưa phổ biến. Chẳng hạn: herceptin chỉ dùng  trong type ung thư vú phụ thuộc thụ thể estrogen (HER2), trước khi dùng phải qua các xét nghiệm kỹ thuật cao nhằm xác định chắc chắn bị ung thư vú type này, như dùng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để nhận biết sự tăng thái quá HER2 trên bề mặt tế bào, dùng kỹ thuật gắn kết huỳnh quang tại chỗ (fluorescence in-situ hybrisation) để nhận biết sự tăng HER2 trong nhân tế bào ung thư. Giá thuốc, giá xét nghiệm khá cao, khó phù hợp với số đông người bệnh. Do vậy với các ung thư trên, đến thời điểm này, hóa trị bằng taxol, taxotere vẫn  giữ vị trí chủ lực. Tại Việt Nam, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, năm 2006 đã chi 19 tỷ đồng mua các biệt dược này.
Hiện nay, taxol, taxotere đã hết hạn bảo hộ độc quyền. Việc sản xuất hai thuốc generic từ thông đỏ đang là nhu cầu được đặt ra đối với nhiều nước, trong đó có nước ta.
 Cây thông đỏ được nhân giống tại Trung  tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng.

Triển vọng ở nước ta

Thông đỏ Việt Nam là Taxus wallichiana Taxaceae, cùng loại và có hàm lượng hoạt chất cao như thông đỏ Pháp mà Sanofi Aventis dùng sản xuất taxotere. Hiện thông đỏ được phân bố ở các vùng như huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng)… trên độ cao 1.700m nhưng rất thưa thớt. Năm 2006, TSKH Trần Khánh Viễn, Việt kiều ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), đã trình bày “Dự án sản xuất thuốc generic chống ung thư taxol, taxotere (từ cây thông đỏ)…”. Một số tổ chức, nhà khoa học, sinh viên đã có các khởi động tích cực. Tuy nhiên, với kinh phí hạn hẹp nên các nghiên cứu  không thể tiến xa hơn. Theo nhận định của TS. Dương Tấn Nhật, Phân viện phó Phân viện Sinh học Đà Lạt thì “giá trị của cây thông đỏ chỉ được khuấy động lên ngay thời điểm tìm thấy chúng tại Việt Nam, nhưng cũng chỉ ở mức cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng, đặt vấn đề bảo tồn chứ chưa nói đến phát triển”. Muốn sản xuất thuốc generic taxol, taxorete cần lượng nguyên liệu lớn và nhà máy chiết xuất quy mô không nhỏ. Dù có lợi thế đi sau, tránh được vấp váp mò mẫm, thì cũng phải có một dự án tầm cỡ cấp nhà nước với kinh phí lớn có nhiều bộ, ngành tham gia. Không như vậy thì dù có tâm huyết đến mấy cũng không thể làm được. Giải bài toán khó này phải chờ quyết sách của các nhà quản lý.       
ACTISÔ (Lá) Folium Cynarae scolymi

black 1px solid;border-collapse: collapse;border-left: black 1px solid;border-right: black 1px solid;border-top: black 1px solid;height: 57px;margin: 5px;width: 378px">

Ðược biết, từ 1.200kg vỏ cây thông đỏ chỉ chiết được 10g tinh khiết hoạt chất nguyên liệu để sản xuất chế phẩm chống ung thư. Chỉ tính riêng ở Mỹ, việc nghiên cứu mở rộng về thông đỏ được kéo dài đến năm 1977 và nhu cầu nghiên cứu cũng phải cần tới 600g hoạt chất tinh khiết tương ứng với 72 tấn vỏ cây. Năm 1980, chuyển sang giai đoạn nghiên cứu độ an toàn, thử lâm sàng, nhu cầu tăng lên đến 20.000 tấn/năm. Ðến năm 1986, khi chuyển sang thử lâm sàng giai đoạn 2, nhu cầu tăng đến khoảng 60.000 tấn/năm, tương ứng với việc phải đốn hạ 1.080.000 cây/năm. Khi vào sản xuất, mức tiêu thu nguyên liệu còn cao hơn. Nhu cầu nguyên liệu lớn đến nỗi Cơ quan nghiên cứu phát triển (CRADA) phải tổ chức đấu thầu chọn công ty có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật đảm bảo việc sản xuất để trao các dữ liệu nghiên cứu taxol. Cả mạng lưới công nghiệp dược hùng hậu của Mỹ chỉ có 4 công ty đủ điều kiện dự thầu, cuối cùng Công ty BMS đã thắng thầu. Nhắc lại các điều này để hiểu việc trồng thông đỏ để sản xuất  taxol, taxotere  không  đơn giản.
DSCKII. Bùi Văn Uy

0/50 ratings
Bình luận đóng