Người bị bệnh thủy đậu nên hay không nên tắm
Bệnh thủy đậu có nên kiêng tắm như mọi người vẫn nghĩ
Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.
Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.
Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
Bên cạnh đó cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng do thủy đậu có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật.
Bị bệnh thủy đậu nên tắm thế nào
Mục lục
Nguy hiểm nếu kiêng tắm khi bị bệnh thủy đậu
Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế, kiêng tắm cho trẻ trong những ngày mắc bệnh có khi còn gây thêm sự nguy hiểm cho bệnh nhân.
Nhiều phụ huynh có con nhiễm bệnh thủy đậu sai lầm khi kiêng tắm, kiêng gió và mặc ấm. Đáng tiếc, đó chính là kiểu thương con không đúng cách của các ông bố bà mẹ trẻ hiện nay. Nhiều trẻ đến viện, khi vén áo lên thăm khám, các mụn bị vỡ ra, loang hết cả một vùng vì mặc nhiều quá. Nhiều trẻ, nhễ nhại mồ hôi vì bố mẹ che chắn kỹ lưỡng.
Bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da lành tính, kéo dài khoảng 15 ngày. Nếu chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh hoàn toàn khỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trẻ gặp những tai biến đáng tiếc như nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não. Lý do chỉ có một: không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Các phụ huynh tin vào cái gọi là kinh nghiệm dân gian trong điều trị thủy đậu, nên cứ con bị bất cứ bệnh ngoài da nào là nhất loạt kiêng nước, kiêng gió, kiêng cả ánh mặt trời như thế. Họ không biết rằng, nếu không tắm, lại mặc cho trẻ quá nhiều quần áo để tránh gió, chính là tạo thêm cơ hội cho các ổ virus lan rộng.
Quan điểm tránh gió và tránh nước cho trẻ khi bị thủy đậu là quan điểm dân gian lạc hậu. Vì đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong trường hợp này rất cần thiết. Vì thế, có thể tắm cho trẻ trong phòng kín, nhanh, bằng nước sạch, vừa tạo tâm lý thoải mái, vừa làm được vệ sinh cho trẻ.
Việc cho trẻ ở trong phòng kín không có ánh nắng mặt trời, gió trời cũng không tốt. Tốt nhất, nên luôn để trẻ sống trong một không khí thoáng đãng, tất nhiên tránh gió lộng và nắng gắt.
Theo các chuyên gia điều trị bệnh thủy đậu cho biết trong thời gian bé bị thủy đậu, việc chính là giữ gìn vệ sinh cho bé như cắt móng tay và giữ sạch, không để trẻ gãi, tránh nhiễm trùng da và lây lan sang các vùng khác, bé khác. Mặc quần áo rộng và nhẹ.
Không nên xoa cho trẻ phấn rôm, phấn thơm với ý nghĩ làm cho vùng da đó mát hơn. Nếu có, chỉ bôi thuốc sát trùng lên những vẩy hoặc mụn to nhất. Bác sĩ có thể cho các cháu uống một ít thuốc an thần để cháu dễ ngủ, khỏi quấy và gãi vì ngứa.
Cẩn thận với các bài thuốc dân gian
Bệnh thủy đậu, nếu không may bị nhiễm trùng có thể để lại các vết thương sâu, gây sẹo. Trong trường hợp đó, tốt nhất không nên dùng những cách chữa sẹo theo phương pháp dân gian như dùng nghệ tươi bôi vào vết sẹo mới.
Phương pháp dân gian không hẳn không tốt và không có tác dụng. Nhưng sử dụng bất cứ cái gì giống như thuốc đều phải có liều lượng hợp lý, mà kinh nghiệm dân gian hiện nay không có liều lượng thích hợp. Có nhiều trường hợp dùng nghệ chữa sẹo, cơ địa không hợp với nghệ đã gây nên hiện tượng dị ứng, phồng mạch, càng làm cho vết thương bị tổn thương nặng nề hơn
Vì thế, thay vì sử dụng nghệ tươi bôi vào vết sẹo, nên dùng những tuýp thuốc chữa sẹo bán sẵn rất nhiều trên thị trường hiện nay theo chỉ dẫn của bác sỹ. Giá những tuýp thuốc đó chỉ chừng trên dưới 100.000 đồng.
Việc sử dụng các bài thuốc lá dân gian để tắm cho trẻ với hy vọng bệnh khỏi cũng rất đáng lo. Nếu không biết chắc dùng bao nhiêu cho đủ thì không nên dùng. Không phải cứ thấy người này dùng chân vịt, lá tre tắm khỏi ngứa là người kia cũng dùng. Cơ địa mỗi người là không giống nhau
Cũng cần nhớ, nguyên tắc điều trị các bệnh ngoài da như thủy đậu là tránh nhiễm trùng, nên tranh thủ sát trùng vết thương bằng các phương pháp hiệu quả nhất.
Thủy đậu là một trong các bệnh do virus gây nên. Hiện chưa có thuốc điều trị căn nguyên mà mới dừng lại ở điều trị triệu chứng. Vì thế, các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh sạch sẽ cũng là việc quan trọng để tránh nhiễm trùng
Nếu tắm nước lá mà lá không đảm bảo sạch, có khi còn gây nhiễm trùng nặng hơn, rất nguy hiểm, cần cân nhắc.
Có nên tắm lá cho bệnh nhân thủy đậu
Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.
Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi, các loại lá do mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao.
Việc tắm lá cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ. Tùy từng cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương.
Lá tre tuy không có hại nhưng cũng không nên dùng vì lá tre có lông, khiến trẻ bị ngứa, dị ứng. Ngoài ra, có những lá như trúc đào, lá han, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì các loại lá này có chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng.
Một số lưu ý khi chăm sóc bé:
Diễn biến bệnh 7-10 ngày, nếu không có biến chứng trẻ có thể tự khỏi.
Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt, ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng hạn chế biến chứng. Ăn nhiều bữa, đồ lỏng, tăng thành phần dinh dưỡng, chống lại bệnh tật, cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại. Hạ sốt bằng paracetamol, không dùng aspirin.
Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không có màu trong có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn, trẻ chậm chạp hơn… thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: viêm da, viêm phổi, viêm não-màng não.
Tiêm phòng văcxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Văcxin được tiêm lúc trẻ được một tuổi trở lên. Cách phòng tránh biến chứng tốt nhất là hãy làm đúng như ý kiến của các chuyên gia về việc tắm và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi bị nhiễm bệnh thủy đậu.