Tên khác: bệnh mụn rộp.

Định nghĩa

Bệnh Zona thần kinh là Bệnh da cấp tính do tái hoạt động (tái hoạt hoá) của virus bệnh thuỷ đậu và zona (bệnh mụn rộp) ở trong các hạch thần kinh của rễ sau các dây thần kinh sống, với các biểu hiện bao gồm: đau dây thần kinh, tiếp theo là nổi những mụn nước ở da, trên một nền ban đỏ, tụ thành nhóm ở dọc đường đi của các dây thần kinh, tổn thương da hầu như bao giờ cũng chỉ xuất hiện ở một bên.

Cấu trúc thần kinh da
Cấu trúc thần kinh da

Nguyên nhân của Zona thần kinh

Tác nhân sinh bệnh là virus bệnh thuỷ đậu và zona (bệnh mụn rộp), gọi là varicella zoster hoặc theo tiếng Anh là Varicella- Zona Virus (VZV), trong đó bệnh thuỷ đậu là biểu hiện sơ nhiễm, còn bệnh zona là biểu hiện tái hoạt động (tái hoạt hoá) của virus. Sau khi bệnh thuỷ đậu đã khỏi về lâm sàng, virus di cư dọc theo những dây thần kinh cảm giác để tới các hạch thần kinh rồi tiềm ẩn ở đó, và lại có thể tái hoạt động (tái hoạt hoá) sau nhiều năm. Bệnh zona thường thấy ở những đối tượng mà khả năng miễn dịch bị yếu.

Giải phẫu bệnh

Có những tổn thương viêm trong các hạch ở rễ sau của các dây thần kinh sống (gọi là các hạch gai: cấu tạo bởi thân các nơron cảm giác), và tổn thương phụ ở sừng sau của chất xám trong tủy sống. Những tổn thương chỉ liên quan tới một mụn nước thì tương tự như tổn thương của nốt thuỷ đậu.

Triệu chứng chung của bệnh Zona

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh zona thường ảnh hưởng đến chỉ một phần nhỏ của một bên của cơ thể. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Đau, rát, tê hoặc ngứa ran.

Phát ban đỏ bắt đầu vài ngày sau khi cơn đau.

Chứa đầy dịch vỉ, vỡ ra và đóng vảy.

Ngứa.

Một số người cũng có trải nghiệm:

Sốt và ớn lạnh.

Đau nhức.

Nhức đầu.

Mệt mỏi.

Đau thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh zona. Đối với một số người, nó có thể cường độ cao. Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau, đôi khi nó có thể bị nhầm lẫn với một triệu chứng của các vấn đề ảnh hưởng đến tim, phổi hay thận. Một số người bệnh zona trải nghiệm đau mà không bao giờ phát triển có phát ban.

Thông thường nhất, phát ban bệnh zona phát triển như là một vùng các mụn nước bao phủ xung quanh một bên ngực từ cột sống đến xương ức. Đôi khi bệnh zona phát ban xảy ra xung quanh một mắt hoặc trên một bên mặt.

Hình ảnh bệnh zona
Hình ảnh bệnh zona

Triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Bệnh hay xuất hiện nhất ở đối tượng trên 50 tuổi và ở trẻ em đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh zona nặng có thể là dấu hiệu bên ngoài của bệnh AIDS. Những mụn nước nổi lên trên nền ban đỏ chỉ giới hạn ở vùng da do một dây thần kinh cảm giác chi phối, hoặc của một nhóm hạch gai. Những tổn thương thường chỉ thấy ở một bên và có thể bố trí dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Triệu chứng thần kinh sau zona
Triệu chứng thần kinh sau zona

Triệu chứng đau dây thần kinh rất nặng nề, và có thể một hạch bạch huyết của vùng da có tổn thương bị viêm từ trước, rồi tiếp tục sưng kèm theo diễn biến của tổn thương da, và tồn tại trong nhiều ngày sau khi các tổn thương da của bệnh zona đã hết.

Tổn thương da đôi khi cũng xuất hiện sau các triệu chứng toàn thân và sốt. Những tổn thương da không xuất hiện đồng thời với nhau, và thời gian diễn biến kéo dài từ 15-20 ngày.

ZONA LIÊN SƯỜN: đau ngực một bên (điểm đau ngực), thường dữ dội. Sau một vài giò, đã có thể sờ nắn thấy hạch bạch huyết ở nách sưng to, rồi các mụn nước xuất hiện, ở một bên, thành giải dài đi từ cột sống tới xương ức.

ZONA MẮT: virus tiềm ẩn ở hạch Gasser (hạch cảm giác của dây thần kinh tam thoa tương ứng với các hạch gai của dây thần kinh sống) gây ra nhức đầu, đau, và nổi mụn nước ở vùng do nhánh trên (gọi là nhánh mắt hoặc dây thần kinh mắt) của dây thần kinh tam thoa chi phối. Khi mụn nước xuất hiện ở da hoặc ở kết mạc mắt, thì thường gây ra phù mí mắt, sung huyết kết mạc, đôi khi loét và đục giác mạc, hoặc gây ra thiên đầu thống (glôcôm), và viêm mống mắt mạn tính.

Có thể liệt các cơ vận động nhãn cầu. Bao giờ cũng sưng hạch bạch huyết trước tai, và hay có dấu hiệu màng não.

ZONA TAI HOẶC HẠCH GỐI: virus nhiễm vào những hạch của dây thần kinh thính giác và hạch gôl của dây thần kinh trung gian Wrisberg, còn gọi là dây thần kinh phụ của thần kinh măt (dây thần kinh VII ). Bệnh biểu hiện bởi những cơn đau dữ dội và nổi mụn nước ở da trong ống tai ngoài và vành tai, bệnh nhân trở nên điếc một bên, bị chóng mặt, và liệt mặt một bên do dây thần kinh VII (thần kinh mặt) bị chèn ép (hội chứng Ramsay Hunt).

Đôi khi mụn nước nổi ở cả màn hầu và các trụ trước của màn hầu.

ZONA TOÀN THÂN: mụn nước và ban đỏ nổi tràn lan. Thường gặp ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch quan trọng (bệnh máu nặng, điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, AIDS).

ZONA TÁI PHÁT: thấy ở bệnh nhân AIDS.

Khi bệnh zona tác động tới các dây thần kinh cùng thì có thể gây ra bí tiểu tiện.

Biến chứng

  • Viêm giác mạc do zona và đục giác mạc trong thể zona mắt.
  • Viêm màng não kiểu nhiễm virus (dịch não tủy trong).
  • Đau dây thần kinh sau zona dai dẳng tiếp sau thời kỳ nổi mụn nước và ban đỏ, và có thể tác động đến những nhánh mắt, hàm trên và đôi khi cả nhánh hàm dưới của dây thần kinh tam thoa. Những cơn đau này có thể tồn tại hàng tháng hoặc hàng năm làm bệnh nhân rất khó chịu.
  • Ở những đối tượng suy giảm miễn dịch, bị bệnh Hodgkin hoặc u lympho ác tính không phải Hodgkin: virus lan toả ngoài da, trong tạng, vào màng não và não, gây ra viêm màng não-não, kèm theo viêm mạch máu u hạt và liệt nửa người đối bên, viêm gan.

Nguy cơ lây nhiễm

Một người bị bệnh zona có thể lây siêu vi khuẩn varicella-zoster cho bất cứ ai chưa bị bệnh thủy đậu. Điều này thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vết loét bệnh zona. Khi bị nhiễm, sẽ phát triển thủy đậu, tuy nhiên, không phải bệnh zona.

Bệnh thủy đậu có thể nguy hiểm đối với một số nhóm người. Cho đến khi mụn nước đóng vảy, và nên tránh tiếp xúc với:

Bất cứ ai có một hệ thống miễn dịch yếu.

Trẻ sơ sinh.

Phụ nữ mang thai.

Một số yếu tố điển hình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona bao gồm:

  • Trên 50 tuổi. Bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số chuyên gia ước tính rằng một nửa những người 80 tuổi trở lên sẽ bị bệnh zona;
  • Một số bệnh nhất định. Bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona;
  • Điều trị ung thư. Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng với bệnh và có thể gây ra bệnh zona;
  • Thuốc. Thuốc được dùng để ngăn thải ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona nếu sử dụng lâu dài, chẳng hạn như thuốc steroid prednisone.

Điều trị Zona thần kinh

Rắc bột trơ tại chỗ hoặc áp những mảnh gạc mềm ẩm. Cho thuốc giảm đau (tránh acid acetylsalicylic ở trẻ em vì có nguy cơ gây ra hội chứng Reve), nếu cần thì có thể cho một thuốc an thần kinh là dẫn xuất của phenothiazin hoặc corticoid trong những thời kỳ ngắn.

  • Ở những đối tượng khả năng miễn dịch bình thường, cho aciclovir (800 mg uống 5 lần mỗi ngày) trong vòng 7-10 ngày, thuốc này có thể rút ngắn thời kỳ bị đau và thúc đẩy nhanh tốc độ thành sẹo ở da, nhưng không làm giảm di chứng đau xảy ra muộn.
  • Ở những đối tượng suy giảm miễn dịch, cho aciclovir theo đường tĩnh mạch với liều 10-12,5 mg/kg, cứ 8 giờ tiêm một lần, trong một tuần.
  • Trong trường hợp bị viêm giác mạc nhỏ thuốc nước corticoid. Phải cho thuốc giãn đồng tử mắt. Ngược với bệnh herpes, viêm giác mạc do zona chịu ảnh hưởng tốt của corticoid theo đường toàn thân.
  • Đối với trường hợp đau sau zona:

Với hầu hết các trường hợp, đau có thể giảm theo thời gian. Phương pháp điều trị và việc lựa chọn thuốc điều trị đau thần kinh sau zona cần căn cứ vào tình trạng riêng ở mỗi người bệnh. Các thuốc kháng viêm giảm đau thông thường như: aspirin, paracetamol hay giảm đau nhóm non-steroid thường không đáp ứng lại cơn đau thần kinh sau zona.

Tuy nhiên, điều trị đau thần kinh sau zona có tác dụng rút ngắn thời gian triệu chứng và giảm nhẹ cơn đau. Nếu đã dùng thuốc giảm đau và vitamin 3B không đỡ thì bác sĩ sẽ kê đơn thêm thuốc an thần, thuốc bôi tại chỗ.

Trường hợp trầm trọng, đau dây thần kinh sau zona kéo dài và dữ dội có thể phải dùng thuốc tiêm vào khoang dưới màng nhện của tủy sống loại thuốc myehyl prednisolon acetat 1 tuần/lần trong 4 tuần sẽ có tác dụng giảm đau đáng kể. Lưu ý, giải pháp này cần phải có sự kết hợp của bác sĩ chuyên khoa gây mê với bác sĩ da liễu mới tiêm được. Bác nên tái khám để được kê đơn dùng thuốc phù hợp.

0/50 ratings
Bình luận đóng