Tên khác: rò động-tĩnh mạch, phồng mạch do nối tiếp, u mạch máu hang, phình mạch rôl

Định nghĩa: thông thương trực tiếp giữa một động mạch và một tĩnh mạch.

Căn nguyên

  • Phồng động-tĩnh mạch mắc phải: do chấn thương (ví dụ do dao kiếm hoặc do đạn bắn), thường ở các chi.
  • Phồng động-tĩnh mạch bẩm sinh:ở những mạch máu nhỏ, thường nhiều chỗ, có thể ở chi hoặc ở trong tạng (phồng động- tĩnh mạch ở phổi, xuất huyết dưới màng nhện). Đôi khi phồng động-tĩnh mạch bẩm sinh là một biểu hiện của bệnh Rendu-Osler.
  • Phồng động-tĩnh mạch rối:là một bó những tiểu động mạch tận bị giãn, nôl tiếp với các tĩnh mạch tương ứng bởi một hoặc nhiều nhánh nôl tiếp động-tĩnh mạch.

Sinh lý bệnh: những phồng động- tĩnh mạch lớn làm giảm lực cản ngoại vi, tăng lưu lượng tim và có thể gây ra suy tim. Cấp máu ở chi có phồng động-tĩnh mạch thường tăng lên từ phía gốc chi tới gần vị trí phồng động-tĩnh mạch, rồi từ đây tương đốỉ giảm dần về phía dưới. Hệ thống tĩnh mạch ở vùng lân cận với phồng động-tĩnh mạch nằm dưới chịu áp suất mạnh sẽ giãn ra.

Triệu chứng

PHỔNG ĐỘNG-TĨNH MẠCH MẮC PHẢI:

  • Hỏi bệnh: bị chấn thương từ trước. Khó thở trong trường hợp suy tim.
  • Dấu hiệu thực thê: tại chỗ thấy sung huyết tĩnh mạch mạnh, giãn tĩnh mạch, phù, đôi khi có loét ở thể bệnh và vị trí hiếm thấy. Sờ chi ở phía trên phồng động-tĩnh mạch thấy chi có nhiệt độ nóng hơn và mạch đập mạnh hơn, còn ở phía dưới phồng động- tĩnh mạch thì chi lạnh hơn. Nếu phồng động-tĩnh mạch hình thành trước khi các đầu xương gắn liền với thân xương (trước tuổi dậy thì) thì toàn bộ chi phì đại. Ở vị trí phồng động-tĩnh mạch có thể sờ thấy rung miu và nghe thấy tiếng thối liên tục cường độ tăng lên ở cuối thì tâm thu.
  • Xét nghiệm đặc biệt: siêu âm Doppler và chụp động mạch cho phép xác định vị trí của phồng động-tĩnh mạch.

PHỔNG ĐỘNG-TĨNH MẠCH BẨM SINH:  không có tiền sử chấn thương. Bên phía có phồng động- tĩnh mạch thì chi dài hơn so với bên chi lành. Không nghe thấy tiếng thổi liên tục. Có thể có nhiều phồng động-tình mạch.

SUY TIM: xuất hiện trong trường hợp phồng động-tĩnh mạch lớn với lưu lượng cao. Có thể chỉ suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ.

Điều trị: ngoại khoa. Đối với những thể bẩm sinh có thể không điều trị ngoại khoa được vì phồng động-tĩnh mạch có số lượng nhiều và ở nhiều vị trí khác nhau.

PHỔNG ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI

Định nghĩa: giãn khu trú của một đoạn động mạch ngoại vi.

Căn nguyên: bệnh xơ vữa động mạch (nhất là ở các chi dưới), chấn thương, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (viêm màng trong tim nhiễm khuẩn), bệnh giang mai (hiếm thấy).

Triệu chứng: phồng động mạch ngoại vi thường gặp nhất là ở hố khoeo hoặc trong vùng tam giác Scarpa, hiếm hơn thì ở hố nách hoặc trên đường đi của động mạch cánh tay. Phồng động mạch ngoại vi có thể xảy ra ở cả hai bên. Biểu hiện thường là một khối u đập theo nhịp mạch sờ thấy được, ở khối u này có thề nghe thấy tiếng thổi tâm thu.

Xét nghiệm bổ sung: X quang cho thấy vết vôi hoá thành động mạch. Siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính và chụp động mạch cho phép xác định vị trí và kích thước của phồng động mạch.

Biến chứng

  • Nghẽn mạch ngoại vi với thiếu cấp máu nặng ở đoạn chi nằm phía dưới chỗ phồng động mạch.
  • Huyết khối toàn phần hoặc một phần ở phồng động mạch gây ra thiếu cấp máu ở đoạn chi bên dưới, có thể tiến triển thành hoại thư.
  • Chèn ép vào các mô ở gần:

+ Vào tĩnh mạch: gây ra phù ở đoạn chi bên dưới và huyết khối.

+ Vào dây thần kinh: gảy ra hội chứng đau, đôi khi giống với đau dây thần kinh toạ ở chi dưới.

  • Vỡ phồng động mạch: hiếm xảy ra.

Điều trị: can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ phồng động mạch, rồi tái lập tuần hoàn bằng một mảnh ghép (mạch lấy ở nơi khác ghép nối thay vào đoạn bị cắt). Phẫu thuật bắc cầu và thắt động mạch ở lỗ trên và lỗ dưới của phồng động mạch. Phải điều trị sớm trước khi xuất hiện những dấu hiệu thiếu cấp máu ở đoạn chi bên dưới. Nếu điều trị muộn thì có nguy cơ cắt cụt chi.

0/50 ratings
Bình luận đóng