Vũ Văn Đính
ĐẠI CƯƠNG
Đặc điểm:
- Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng đột ngột hơn trước, tối đa tăng hơn con số cũ 40 mmHg, số tối thiểu thường cao hơn 110 mmHg.
- Mức độ cấp cứu liên quan tới các biến chứng phủ tạng: Thần kinh, tim mạch, thận, phổi…
- Cơn tăng huyết áp có biến chứng cần phải được vận chuyển bằng xe cấp cứu tim mạch đến trung tâm cấp cứu.
Chẩn đoán:
- Đo huyết áp ở cả 2 tay, 2 lần, bệnh nhân nằm ngửa, sau 10 phút nghỉ.
- Cơn tăng huyết áp đơn thuần: Huyết áp tăng đột ngột (theo định nghĩa) thường kèm theo các dấu hiệu cơ năng: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Cơn tăng huyết áp ác tính: Các biểu hiện hôn mê, co giật, khó thở (do phù phổi cấp, suy tim trái), cơn đau thắt ngực… cần phải được xử trí ngay.
Xét nghiệm
- Soi đáy mắt: Phù gai, xuất huyết võng mạc
- Điện tim, chụp phổi, protein niệu, tế bào
Tìm kiếm các nguyên nhân thuận lợi hoặc gây bệnh.
- Do thuốc: Ostrogen, thuốc gây chán ăn, thuốc co mạch để nhỏ mũi hoặc mắt (naphazolin), thuốc kháng viêm, corticoid, cam thảo, các chất gây kiềm.
- Do u tuỷ thượng thận, u cận bạch hạch, hẹp động mạch thận.
XỬ TRÍ
- Người có tuổi, có cơn tăng huyết áp chưa có biến chứng
- Không cần nằm viện: Ngậm nifedipin 5 mg dưới lưỡi (nang nước chọc thủng).
- Người có tuổi doạ phù phổi cấp: tiêm Lasix 20 mg X 2 ống tĩnh mạch, thở oxy mũi. Sau đó uống nifedipin chậm 10 mg 1 – 6 v/ngày.
- Tăng huyết áp có biến chứng
- Tại chỗ: Ngậm một viên nifedipin 5 – 10 mg dưới lưỡi. Tiêm bắp diazepam 10 mg nếu có biểu hiện ở não và cho thở Oxy.
- Trên ô tô cấp cứu và ở khoa HSCC:
Nếu vẫn tăng huyết áp, truyền tĩnh mạch natrinitroprussiat (Niprid) tĩnh mạch 3 mcg/kg/ph (0,5 – 8) hoặc nicardipin truyền tĩnh mạch (Loxen): 5 – 10 mg trong glucose 5%, tốc độ 1 mg/h. Có thể truyền nhiều lần/ngày.
Điều trị duy trì bằng các loại thuốc hạ áp thông thường.
Chú ý: TBMN, PPC (huyết áp hơi tăng, không quá 180) không nên dùng thuốc hạ áp.