BÁCH HỢP (tỏi rừng)

Tên khoa học: Lilium browii F.F.Br. var. colchesteri Wils.; Họ hành tỏi (Liliaceae)
Bộ phận dùng: Vẩy, tép của cây Bách hợp (vẫn gọi là củ) dài độ 3 – 4cm, rộng độ 4 – 9 mm, màu trắng ngà, trong sáng.
Thứ tép khô, dày, không đen, không mốc mọt, sạch tạp chất, có nhiều chất nhớt, bề ngang trên 1cm là tốt nhất.
Thứ bề ngang từ 4 – 9 mm, màu đen là vừa.
Không nhầm lẫn với:
–   Cây loa kèn đỏ (Amaryllis bellodena Sweet, họ thủy tiên), vẩy mỏng, to, không có chất nhớt. Thứ này gây nôn mửa.
–   Cây hành biển (Urginea maritima (L). Baker, họ hành tỏi), vẩy này này giống bách hợp nhưng nhỏ hơn, ít chất nhớt, nếm hơi cay, uống vào sẽ bị say.
Thành phần hóa học: vẩy chứa chất đạm (albumin) độ 4%, chất béo, colchixein và nhiều tinh bột.
Tính vị – quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn. Vào hai kinh tâm, phế.
Tác dụng: nhuận phế, chỉ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.
Chủ trị: Ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ họng, đau bụng (sao qua).
Liều dùng: Ngày dùng từ 10 – 12g.
Kiêng kỵ: người trúng hàn (cảm lạnh) thì kiêng dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y: Đào củ về, rửa sạch đất cát, phơi cho hơi se se, tách ra từng vẩy, tép, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Để nguyên cả vẩy cho vào thang thuốc. Nếu dùng làm thuốc hoàn tán thì tán bột. Thường dùng để sống. Cũng có khi sao qua tùy từng trường hợp.
Bảo quản: dễ hút ẩm biến

sang màu đỏ nâu, hoặc mốc mọt giảm chất lượng. Cần để nơi khô ráo.

Ghi chú: Không được sấy hơi diêm sinh, màu sẽ trắng, biến vị và chất.

0/50 ratings
Bình luận đóng