Âm địa quyết
Tên khoa học: Botrychium ternatum (Thunb) Sw. thuộc họ Lưỡi rắn (Ophioglossaceae).
Mô tả: Dương xỉ nhỏ cao 15-20cm, tới 40cm. Thân rễ ngắn mọc đứng. Lá có cuống dày, nạc, dài 4-9cm, phần không sinh sản dài 5-27cm, rộng 8-15cm, có dạng tam giác tù, xẻ lông chim 3 lần hay chẻ lông chim 4 lần; các lá chét có cuống, hình tam giác dài 4-6cm, rộng 2-3cm, mọc đối nhau hay hơi so le, chia thành các thuỳ nhỏ mọc cách nhau; các đoạn chót hình tam giác tù là góc không đều, mép xẻ ra nhiều hay ít, phiến dày nạc. Túi bào tử xếp trên một cái cuống thành bông. Các bông này tập hợp thành chùm và có cuống dài 9-13cm, dính vào đoạn giữa phần không sinh sản của cuống lá. Bào tử không màu, tròn, hơi có 4 cạnh.
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Botrychil ternati) phơi hay sấy khô thường gọi là Âm địa quyết.
Phân bố: Cây mọc ở vùng núi cao của nước ta như ở Sapa tỉnh Lào Cai và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Tính vị tác dụng: Vị ngọt, đắng, tính lạnh, không có độc, có tác dụng thanh lương giải độc, bình can tán kết.
Công dụng: Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ.
6pt 0cm 0.0001pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Liều dùng: 12-15g, dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc: Nam nữ sau khi nôn ra máu, hông cách có hư nhiệt, dùng: Âm địa quyết, Tử hà sa, Quán chúng, Cam thảo mỗi vị đều 12g sắc uống.