Thành phần:

Ciprofloxacin ——— 500mg

Tính chất:

– Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm Quinolon, có hoạt tính mạnh, phổ kháng khuẩn rộng.Ciprofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym AND gyrass của vi khuẩn. Cơ chế tác dụng này khác với Penicillin, Cephalosporin, Aminoglycosid, Tetracyclin và như vậy, các vi khuẩn đề kháng với các kháng sinh này thường nhạy cảm với Ciprofloxacin. Thuốc có tác dụng đối với hầu hết các vi khuẩn hiếu khí Gram âm, kể cả Pseudomonas và Enterobacter đều nhạy cảm với thuốc.
– Vi khuẩn Gram dương như các chủng Enterococcus, Staphylococcus, Streptococcus, Listeria monocytogenes… kém nhạy cảm hơn.
– Ciprofloxacin không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí. Thuốc dung nạp đường uống hay tiêm như nhau, nhưng đường uống dùng thuận lợi hơn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cộng hưởng với các nhóm kháng sinh khác (như betalactam, aminozid) nên khi phối hợp thường cho kết quả cao (điển hình là phối hợp với azocillin).

Chỉ định

Ciprofloxacin được chỉ định trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm với Ciprofloxacin:

– Nhiễm trùng đường hô hấp.
– Các nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng như viêm tai giữa, viêm xoang đặc biệt nguyên nhân do vi khuẩn Gram âm kể cả Pseudomonas hay Staphylococcus.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Nhiễm khuẩn ở xương và khớp.
– Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa.
– Bệnh lậu.

Tác dụng không mong muốn

Làm thương tổn sự phát triển sụn và khớp chịu lực của động vật non nên có thể gây hại cho sự phát triển xương khớp của thai nhi và trẻ em tuổi trưởng thành.

– Gây đau cơ, viêm dây thần kinh, đặc biệt là các dây chằng, nghiêm trọng nhất là làm đứt gót chân Achill. Hay gặp ở người già  vì dây chằng vốn bị suy yếu.

– Ảnh hưởng không tốt đến thần kinh gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Hiếm gặp hơn là gây co giật, lo âu, trầm cảm, ác mộng, ảo giác hoặc xuất hiện trạng thái tâm thần. Người  có tiền sử  bệnh tâm thần dễ gặp các hiện tượng này.

– Gây một số phản ứng quá mẫn nghiêm trọng: phù mặt, phù thanh quản, khó thở đe dọa tính mạng. Người có cơ địa dị ứng dễ bị tai biến này.

Cũng như các kháng sinh phổ rộng khác, việc lạm dùng liều cao làm cho ciprofloxacin tiêu diệt  hết các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái vi khuẩn trong cơ thể. Trong thực tế, sau khi dùng một liều mạnh ciprofloxacin điều trị khỏi nhiễm khuẩn hô hấp, trẻ có thể bị tiêu chảy do rối loạn vi khuẩn đường ruột.

Trong vài năm gần đây, ngoài việc xác nhận những độc tính này, các nhà y học còn thấy ciprofloxacin gây hại cho gan và thận.

Liều dùng-Cách dùng:

– Liều thông thường: 500mg x 2 lần/ngày.
– Lậu không có biến chứng: uống liều duy nhất 500mg/ngày.

Trình bày:

-LỌ

– Hộp 2 vỉ x 10 viên nén dài bao phim.
– Hộp 3 vỉ x 10 viên nén dài bao phim.

Bảo quản: Bảo quản dưới 30ºC, tránh ẩm và ánh sáng.

khuyến cáo hiện nay về dùng thuốc Ciprofloxacin

Căn cứ vào các tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ mới phát hiện, gần đây nhất (2008), FDA dựa trên các tác dụng độc vừa phát hiện (nói trên) đã đưa ciprofloxacin vào danh sách các thuốc trong hộp đen (back box)  ở tất cả các bệnh viện và các trung tâm khám chữa bệnh. Ở Mỹ, phạm vi hạn chế chỉ định ciprofloxacin nhiều đến mức việc dùng cho trẻ em gần như bị cấm, việc dùng cho người già được cân nhắc một cách tối đa.

Theo khuyến cáo của WHO, trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn rất dễ dẫn đến biến chứng tim, vẫn cho dùng penicillin tiêm bắp; trường hợp viêm phổi – một bệnh rất dễ dẫn đến tử vong cho người già, trẻ em ở thể nặng, vẫn dùng penicillin tiêm bắp, nếu không đáp ứng thì dùng cephalosporin.

Cũng dựa theo khuyến cáo của WHO, phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em (dưới 5 tuổi) ở nước ta qui định: nếu nhiễm khuẩn hô hấp cấp có viêm phổi nhưng không nặng cho dùng amoxicilin hay amoxicilin + acidclavulanic, nặng dùng penicilin tiêm bắp, rất nặng có thể cho dùng đến chloramphenicol, gentamycin tiêm.

Tại nước ta, việc dùng ciprofloxacin quá rộng rãi, nguy hiểm nhất là người dùng không tuân thủ qui chế kế đơn, tự ý mua dùng cho trẻ em và người già. Đây là điều đáng cảnh báo.

0/50 ratings
Bình luận đóng