Khái niệm
Hay sợ là chỉ chứng trạng chưa gặp sự đáng sợ hãi mà đã cảm thấy sợ hãi dẫn đến thần chí không yên, nơm nớp như có người đến bắt.
Phân biệt.
Chứng hậu thường gặp
- Hay sợ ảo Thận tinh bất túc: Có chứng lưng gối yếu mỏi, tinh thần bạc nhược, Tâm hoang dễ sợ, di tinh ra mồ hôi trộm, mất ngủ hư phiền, ít rêu lưỡi, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Nhược.
- Hay sợ do khí huyết hư nhược: Có chứng mệt mỏi yếu sức, đoản hơi, tự ra mồ hôi, Tâm hoang hồi hộp, động đến công việc thì dễ sợ, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
- Hay sợ do Can Đởm bất túc: Có chứng hai bên sườn khó chịu, gặp sự việc mưu toan thường quả đoán, hư khiếp hay sợ, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhợt, mạch Nhược.
Phân tích
- Chứng Hay sợ do Thận tinh bất túc: sợ là chí của Thận, nếu do ốm lâu, mất tinh hoặc phòng lao hao tổn tinh khí suy từ bên trong thì biểu hiện hay sợ. Linh khu – Kinh mạch thiên: “Mạch của Thận Túc Thiếu âm … khí bất túc thì hay sợ”. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: hay sợ kiêm các chứng hậu Thận hư như: lưng đùi yếu mỏi, tinh thần uỷ mị, hư phiền mồ hôi trộm, triều nhiệt di tinh, mạch Vi Nhược. Điều trị nên bổ Thận ích tinh, chọn dùng phương Lục vị địa hoàng thang gia Viễn chí, Câu kỷ. Thận dương hư gia Lộc giác, Nhục quế.
- Chứng Hay sợ do khí huyết bất túc: Tâm chủ thần, thần không có khí huyết nuôi dưỡng thì hay sợ. Tố vấn – Tứ thời thích nghịch tùng luận: “Huyết khí sa sút ở trong khiến người ta hay sợ”. Mặt khác hay sợ còn dễ hại thần. Linh khu – Bản thần thiên. “Thần tổn thương thì sợ hãi”. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: hay sợ kiêm các hiện tượng huyết hư như đoản hơi, tự ra mồ hôi, yếu sức, sắc mặt không tươi mạch Nhược … Điều trị nên bổ ích khí huyết, chọn dùng phương Viễn chí hoàn hợp Bát trân thang. Chứng này với chứng Hay sợ do Thận tinh bất túc tuy cùng thuộc Hư chứng, lâm sàng đều có thể thấy các chứng tinh thần bất túc mệt mỏi yếu sức, sắc mặt không tươi, mạch Nhược hay sợ. Nhưng chứng Hay sợ do Thận tinh bất túc còn kiêm chứng hậu chủ yếu là Thận hư, còn chứng Hay sợ do khí huyết bất túc thì chủ yếu là Tâm thần không được nuôi dưỡng… những điều này chẩn đoán phân biệt không khó. Nhưng vì tinh – khí – huyết thường chuyển hóa lẫn nhau cho nên Hay sợ do Thận tinh bất túc với Hay sợ do. khí huyết bất túc trên lâm sàng vừa có thể tồn tại độc lập vừa có thể đồng thời xuất hiện do chuyển hóa lẫn nhau.
- Chứng Hay sợ do Can Đởm bất túc: Can chứa huyết, chứa hồn theo thần mà có sự qua lại thì gọi là hồn, nếu thể trạng hư yếu tinh không hóa khí, Can Đởm bất túc thì Can không chứa hồn, Đởm mất sự quyết đoán gặp sự việc thì hay sợ. Chư bệnh nguyên hậu luận: “Can hư thì sợ… Tâm Can hư lại nhiễm phong tà. Đởm khí lại yếu sẽ bị phong nó xâm lấn sợ như có người đến bắt”. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: hay sợ, thêm những đặc điểm là hai sườn khó chịu, vốn non gan sợ hãi gặp sự việc gì lo nghĩ thường ít quyết đoán. Điều trị nên bổ ích Can Đởm, chọn dùng phương Bổ Đởm phòng phong thang.
Tóm lại, sợ phần nhiều thuộc Hư chứng, đó là chứng tinh huyết bất túc chứ không phải chứng hậu dương khí hữu dư, khác hẳn với chứng hay giận, Tố vấn – Điều kinh luận “Huyết hữu dư thì giận, bất túc thì sợ”.
Trích dẫn y văn
- Vị bị khí nghịch gây nên chứng oẹ và chứng sợ (Tố vấn – Tuyên minh ngũ khí luận).
- sợ sệt không dám ngồi một mình đó là do Đởm khí hư khiếp dùng Nhân, Thục, Bá nhân, Địa, Câu, Vị, Du, Quế, Sâm, Thần, Cúc, Xác, tửu điều phục (Y tông kim giám – Tạp bệnh tâm pháp).