Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng bệnh lý để chỉ sự hiện diện thường xuyên chất chứa đựng trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây nên những biểu hiện bệnh lý: hô hấp, tiêu hoá, suy dinh dưỡng, thậm chí gây ngừng tim, ngừng thở có thể dẫn tới tử vong ở trẻ em nhỏ.

Luồng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở:

Trẻ nhỏ nôn trớ, trẻ đẻ non, trẻ đã mổ hẹp thực quản.

Trẻ mắc bệnh hô hấp mạn tính: viêm tai mũi họng mạn tính, ho kéo dài, hen.

Trẻ sơ sinh có cơn tím tái rối loạn nhịp thở.

Trẻ bại não, hội chứng Down, giảm trương lực, chậm phát triển tinh thần vận động.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.

Biểu hiện lâm sàng

Tiêu hoá

Nôn trớ kéo dài có thể gây chậm phát triển thể chất – suy dinh dưỡng.

Ăn kém, ăn nuốt đau làm trẻ khóc, lười ăn.

Nôn máu số lượng ít.

Khóc về đêm kéo dài.

Hô hấp

Thường gặp ở bệnh hô hấp mạn tính khởi phát thường về đêm:

  • Ho tái phát.
  • Viêm tiểu phế quản, khò khè tái phát nhiều lần.
  • Viêm phổi do hít tái phát.
  • Ho kéo dài không rõ căn nguyên về đêm.

Sơ sinh

  • Ngừng thở, tím tái, ngất khi cho trẻ nằm, thường xảy ra trong đêm.
  • Chậm nhịp tim.
  • Tử vong đột ngột.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Đo pH thực quản trong 24 giờ: (hiện chưa làm được) có giá trị chẩn đoán xác định khi pH thực quản dưới 4 được coi là luồng trào ngược dạ dày – thực quản, các đợt luồng trào ngược dạ dày vào thực quản được ghi chép lại trong 24 giờ. Các chỉ số đánh giá có  luồng trào ngược dạ dày thực quản khi:

+ Thời gian xuất hiện luồng trào ngược dạ dày thực quản > 5% (bình thường

  • 5%/24 giờ).

+ Số đợt luồng trào ngược dạ dày thực quản > 20 (bình thường < 20 đợt/24 giờ).

+ Số đợt luồng trào ngược dạ dày thực quản  kéo dài > 4 lần (bình thường

  • 4lần luồng trào ngược > 5 phút).
  • Siêu âm ngực bụng có > 3 lần trào ngược dạ dày thực quản  trong 5 phút quan sát. Siêu âm được xem như có  luồng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chụp Xquang dạ dày thực quản có thuốc cản quang.

+ Chiếu để tư thế đầu thấp có thể phát hiện luồng trào ngược dạ dày thực quản.

+ Chụp đoạn dưới thực quản có thể thấy viêm chít hẹp thực quản.

  • Nội soi thực quản và sinh thiết phát hiện viêm, loét đoạn dưới thực quản.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào tính chất lâm sàng và hiện diện của  luồng trào ngược dạ dày thực quản qua siêu âm, Xquang, nội soi, đo pH đoạn dưới thực quản trong 24 giờ.

ĐIỀU TRỊ

Đối với trẻ có nôn trớ nhiều chưa phát hiện được  luồng trào ngược dạ dày thực quản hoặc chưa có điều kiện thăm dò  luồng trào ngược dạ dày thực quản

  • Cho trẻ bú tránh nuốt phải hơi, bế đứng vỗ lưng sau bú cho tới lúc trẻ ợ hơi.
  • Cho thức ăn đặc hơn (cho thêm tinh bột) chia nhỏ bữa ăn tránh nôn trớ, chia khoảng quá 7 lần/ ngày.
  • Tránh làm tăng áp lực trong bụng trẻ: quần tã hoặc mặc quần áo quá chật, trẻ ho nhiều (ho gà), rặn ỉa thường xuyên do táo bón.
  • Tránh các thuốc làm giãn cơ thắt dưới thực quản (adrenalin, anticholinnergic, xanthin, salbutamol, ephedrin).
  • Cho trẻ nằm đầu cao 30°.

Đối với trẻ có nôn trớ, đã phát hiện được luồng trào ngược dạ dày thực quản

Viêm thực quản qua nội soi. Điều trị thời gian 8 tuần – nếu không có kết quả sau hai tháng ngừng điều trị.

Thuốc chống trào ngược

  • Cisaprid (Prepulsif): 0,2 – 0,3mg/kg/liều (tối đa 20mg/liều) 3 lần trong ngày uống trước bữa ăn.
  • Mètéclopamid 0,10 – 0,15mg/kg/l liều X 4 lần ngày (0,5mg/kg/24giờ) uống trước bữa ăn và trước khi ngủ.
  • Betanechol chlorid (urecholine) 2,9mg/m2/liều X 3 lần ngày.

Thuốc ức chế bài tiết acid HCI khi có viêm thực quản

  • Cimetidin 5 – 10mg/kg/liều (tối đa 20mg) 4 lần/ngày hoặc 20mg/kg/24giờ.
  • Ranitidin 2mg/kg/liều X 2lần ngày, 4mg/kg/24 giờ.

Trường hợp nặng dùng:

Omeprazol: 20mg/1,73m2da/uống 1 lần hoặc 1mg/kg/tối đa 20mg uống lần/ngày.

Thuốc kháng acid, thuốc bọc

Phosphalugel 1ml/kg/3-4 lần ngày uống 1-3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ. Thuốc bọc smecta X 1 – 2 gói/ngày.

Điều trị phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa thất bại, có những biểu hiện nặng: ngừng thở, viêm loét thực quản tái phát, bệnh phổi mạn tính (thực hiện phẫu thuật Nissen).

5/52 ratings
Bình luận đóng