Có rất nhiều nhân tố có liên quan đến ngộ độc thuốc sâu, chủ yếu có 3 nhân tố, đó là: bản thân thuốc sâu, hoàn cảnh khách quan và sức chịu đựng của con người.
- Xem xét từ chính bản thân thuốc sâu, tác dụng quan trọng của thuốc sâu có độc tố cấp tính, thông thường độc tố cấp tính càng lớn, thì khả năng xảy ra ngộ độc cấp tính càng nhiều. Trong các loại thuốc trừ sâu, độc tố cấp tính của thuốc trừ sâu có Phospho hữu cơ là khá lớn, nên cơ hội bị ngộ độc cấp tính cũng rất nhiều, dường như chiếm khoảng 90% tất cả các ca ngộ độc thuốc sâu. Trong nông dược Phospho hữu cơ, thì loại có độc tố cao lại xảy ra ngộ độc nhiều hơn loại có độc tố thấp. Có người đã từng làm thống kê về tình hình ngộ độc do rắc thuốc sâu ở thửa ruộng lớn: Tô Hoa 203 gây chết là 5% đến 10% mg/kg, tỷ lệ sử dụng thuốc bị ngộ độc là 2 lượt người/tấn; lượng Phosphorous Sulfìde gây chết là từ 28 đến 100 mg/kg; tỷ lệ ngộ độc là 0,6 lượt người/tấn. Lượng Phosphorous Sulfide Amines gây chết là 215 đến 267 mg/kg, tỷ lệ ngộ độc ít đến 0,04 lượt người/tấn. Đây là kết quả bình quân được thống kê nhiều năm trong tình hình tương tự như nhau ở một khu vực, cho nên có tính chất tiêu biểu nhất định. Trừ loại thuốc sâu Phospho hữu cơ ra, thì thuốc sâu Furandan và loại thuốc trừ sâu khác cũng thường gây ra ngộ độc khi sử dụng vì độc tố của các loại này được hấp thụ qua da cũng tương đối lớn.
- Nhìn từ tình hình về môi trường sử dụng thuốc sâu thấy, nhân tố chủ yếu chính là lượng thuốc đã nhiễm vào và tốc độ bị nhiễm thuốc, vấn đề này còn có liên quan đến nhiều nhân tố khác, ở trên đã có nói đến việc phun thuốc Milk Oil bằng nhân công trên ruộng, đây là phương pháp dễ bị nhiễm độc nhất. Vào mùa hè oi bức, thường dễ sơ suất trong công tác phòng hộ, cũng dễ bị ô nhiễm. Hơn nữa do huyết quản ở da nở ra, lượng thuốc sâu bị hấp thụ vào sẽ càng nhanh chóng hơn. Khi nhiệt độ lên đến 35°c, lượng thuốc hấp thu trong 8 tiếng tăng thêm khoảng 7% so với khi ở 22°c. Ngoài ra có không ít loại nông dược bay hơi khá mạnh, khi trời nóng thì bốc bay nhiều, nồng độ của thuốc sâu trong không khí lại đậm đặc hơn làm gia tăng lượng thuốc và tốc độ nhiễm thuốc vào cơ thể. Mùa hè là mùa cao điểm nhất của các bệnh sâu hại, cơ hội sử dụng thuốc trừ sâu sẽ tăng lên. Do vậy cũng làm tăng khả năng ô nhiễm do tiếp xúc với thuốc sâu. Do đó, đối với các ca ngộ độc do sử dụng thuốc, mùa hè là mùa cao điểm về các ca ngộ độc thuốc trừ sâu. Theo thống kê từng tháng tại một địa phương ở nông thôn về tình hình ngộ độc trong cả năm có trên 90% các ca xảy ra vào tháng 7 đến tháng 8 ở nhiệt độ khoảng 37°c, mà việc ảnh hưởng của khí hậu tới các ca ngộ độc không phải do sản xuất xảy ra cùng thời kỳ tương đối ít.
- Xem xét từ góc độ sức khỏe con người, chủ yếu là vấn đề sức đề kháng thuốc của con người. Thể lực của nhi đồng và thiếu niên phát triển chưa hoàn thiện, nhất là hệ thống thần kinh chưa phát triển thành thục, cơ năng điều tiết kém, da non mỏng dễ hấp thụ thuốc sâu. Tuổi càng nhỏ sức đề kháng thuốc càng yếu. Cơ năng sinh lý của người già cũng giảm sút, nên khả năng kháng độc cũng giảm. Với những phụ nữ đang có kinh, thần kinh thực vật hưng phấn cao nhưng không ổn định, những phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu nhiều gánh nặng khác, khả năng kháng độc cũng kém. Những người bị tổn thương ở da, thuốc sâu rất dễ thâm nhập cơ thể. Sức chịu đựng của người có bệnh cũng thấp hơn người khỏe mạnh, thậm chí những người bị các bệnh về thần kinh, tinh thần, hô hấp, gan, tim thì khả năng kháng độc càng kém. Sức đề kháng của những người không tiếp xúc hoặc thỉnh thoảng có tiếp xúc với thuốc sâu so với người thường xuyên tiếp xúc cũng kém hơn, cho dù người đó thường xuyên tiếp xúc khi chuyên rải thuốc sâu liên tục mà không nghỉ ngơi, làm việc quá mệt mỏi và bị ngộ độc chưa kịp hồi phục, hay vừa mới hồi phục thì khả năng kháng độc cũng giảm rõ rệt. Do vậy tốt nhất cần chọn thanh tráng niên khỏe mạnh có độ tuổi từ 18 đến 50, sức vóc vạm vỡ, được ngủ đầy đủ, tinh thần thoải mái, phấn chấn làm nhiệm vụ rải thuốc sâu. Khi sử dụng thuốc sâu có chất độc mạnh còn phải luân phiên thay ca cho nhau, thời gian về công việc thực tế mỗi ngày không nên quá 6 giờ, nếu làm liên tục 3 đến 5 ngày thì phải đổi công 1 ngày. Ngoài ra, đối với một số ít người nhạy cảm với thuốc sâu, sau khi tiếp xúc nhiều lần với một loại thuốc sâu nào đó, xảy ra dị ứng, cứ ngửi thấy mùi vị của loại thuốc sâu đó đã có triệu chứng bị ngộ độc. Với những người bị dị ứng như thế đương nhiên là khả năng kháng độc kém.
Theo như ở trên, một cơ thể có sức đề kháng thấp với thuốc, trong môi trường ngày hè nóng nực, điều kiện phòng hộ kém, khi phun thuốc sâu có độc tố cao trên ruộng thì rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi các loại thuốc sâu, cách sử dụng thuốc lựa chọn nhân viên và cách sử dụng thuốc sâu để chống cự với loại thuốc sâu có độc tố cao, ở nhiệt độ cao. Trong những ngày có nhiệt độ cao, cố gắng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc sâu có độc tố cao. Đổi cách phun thuốc sâu sang giắc thuốc cho cây lúa nước, tạm thời thay người sức khỏe không tốt là một khâu quan trọng để có thể giảm nguy cơ ngộ độc thuốc sâu.