BỌ MẨY
Tên khác: Đại thanh
Tên khoa học: Clerodendron cyrtophyllum Turcz, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mục lục
Mô tả:
Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục- mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6- 15cm, rộng 2-5,7cm đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6, tháng 8.
Bộ phận dùng: lá (Folium Clerodendri – có nơi gọi là Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc khô (Radix Clerodendri); Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.
Phân bố:
Phân bổ ở Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta, thường gặp Bọ mẩy trên các đồi hoang vùng trung du
Thu hái:
Rễ và lá quanh năm. Rễ mang về rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng, lá dùng tươi hay sấy khô
Thành phần hoá học:
Alcaloid.
Công năng:
Thanh nhiệt, tả hoả, lương huyết, giải độc, tán ứ, chỉ huyết.
Công dụng:
Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Dùng uống sau khi đẻ để chữa ho, thông huyết.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Bệnh ôn nhiệt, sốt nóng mùa hè, chứng thực nhiệt, sốt cao, nhức đầu, tâm phiền khát nước, dùng 12-20g lá Bọ mẩy tươi nấu nước, hoà với đường cho uống.
2. Trẻ em sốt bại liệt, sốt viêm não, sốt phát ban, quai bị, sốt xuất huyết: Bọ mẩy, Kim ngân, Thạch cao, Huyền sâm, mỗi vị 20g , Sắc uống.
3. Ngộ độc Nhân ngôn hay Bã đậu: Dùng rễ Bọ mẩy tươi giã nhỏ, chế nước và vắt lấy nước cốt, hoà đường cát vào uống càng nhiều càng tốt để giải độc.
4. Chữa lỵ trực trùng, dùng rễ Bọ mẩy, rễ Phèn đen, mỗi vị 15g sắc uống.
5. Đàn bà rong huyết: Ngó sen sấy khô, giã nát rồi trộn với rễ Bọ mẩy nấu nước uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh.
6. Cầm máu khi băng huyết: Lá Bọ mẩy tươi giã ra, thêm nước gạn uống.
7. Viêm gan B truyền nhiễm: Dùng lá và rễ Bọ mẩy tươi giã ra từ 15-30g nấu nước uống, cách 4 giờ một lần.
Kinh nghiệm điều trị của tôi: tôi hái lá và rễ, phân loại để chữa cho người bệnh thì thấy có tác dụng hạ nhiệt rất tốt do ôn bệnh mùa hè. Các bệnh thực nhiệt, lỵ, các bệnh đơn sưng, cảm sốt thể phong nhiệt, quai bị dùng chung hoặc phối hợp với các vị thuốc khác có kết quả rất tốt.
Ghi chú: Tránh nhầm lẫn lá cây Bọ mẩy với vị thuốc Đại thanh diệp (nhập từ Trung Quốc) là lá của cây Isatis tinctoria L.
Theo Dược phẩm vựng yếu
ĐẠI THANH
(Cũng gọi là Thanh đại)
Khí vị:
Vị đắng, tính rất hàn, không độc.
Chủ dụng:
Thương hàn phát ban do nhiệt độc, dùng Đại thanh tứ vật thang có hiệu quả. Thương hàn mình cứng đờ, xương sống đau dùng Đại thanh Cát cản thang rất hay. Độc vị Đại thanh chữa dịch lưu hành thương hàn ra mồ hôi vàng, vàng da. Nếu Tỳ yếu hư hàn thì cấm dùng.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Thánh tế tổng lục”
Bài Thanh hoàng tán gồm Thanh đại, Hùng hoàng (phối tỷ lệ 9:1).
Chữa bệnh tế bào Bạch huyết kết thành hạt mãn tính.
“Tuệ Tĩnh toàn tập”
- Chữa thương hàn phát ban đỏ, dùng Thanh đại 2đ, tán
nhỏ, uống với nước.
- Chữa chảy máu cam không ngớt, dùng Thanh đại, Bồ hoàng (sao) đều lđ uống với nước.
“Hành giản trân nhu”- Hải Thượng Lãn Ông
- Chữa nóng trong sinh thổ huyết, dùng Thanh đại 2đ sắc nước uống.
“Kim quỹ yếu lược”
Bài Tích loại tán
Tượng nha 3 phân, Nhân chỉ giáp 5 ly, Bích tiền 20 con Thanh đại 6 phân, Châu châu 3 phân, Băng phiến 3 ly, Ngưu hoàng 5 ly.
Cùng tán nhỏ, bôi vào miệng, môi, lưỡi.
Chữa loét nát trong họng, môi lưỡi sưng đau viêm niêm mạc khoang miệng.