Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do 4 typ virus Dengue gây ra. Bệnh có hai biểu hiện chính: sốt và xuất huyết.

Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue có hai hình thái lâm sàng:

Sốt Dengue: tiên lượng hồi phục tốt, chỉ cần theo dõi điều trị ngoại trú.

Sốt xuất huyết Dengue: bệnh biểu hiện rõ và nguy cơ xảy ra hội chứng sốc giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến tử vong.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán sốt Dengue

  • Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày.
  • Có thể thấy da sung huyết, hồng ban, hoặc một vài ban xuất huyết.
  • Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu trên 100.000/mm3 và hematocrit bình thường hoặc tăng < 20%.

Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue

Cần dựa vào 2 dấu hiệu lâm sàng và 1 dấu hiệu xét nghiệm:

  • Sốt cao đột ngột, hên tục từ 2-7 ngày và có một trong hai dấu hiệu sau:

+ Có một trong các biểu hiện xuất huyết: dấu hiệu dây thắt dương tính, xuất huyết dưới da (dưới các dạng chấm, nốt, mảng), hoặc xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, máu lợi, đái máu, hành kinh kéo dài, xuất huyết tiêu hoá).

+ Hoặc có dấu hiệu thoát huyết tương (như tràn dịch màng bụng, màng phổi hoặc có hội chứng sốc).

  • Xét nghiệm có một trong hai dấu hiệu:

+ Hematocrit tăng > 20% (hoặc bằng chứng khác của cô đặc máu) hoặc + số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/ml.

Dịch tễ bệnh tại địa phương là yếu tố gợi ý chẩn đoán sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue.

Chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue có sốc

Thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh.

Ngoài tiêu chuẩn Sốt xuất huyết Dengue, có thêm hai dấu hiệu chính sau:

  • Mạch quay: nhanh, yếu hoặc mất.
  • Huyết áp: ket (chênh lệch huyết áp tối đa – tối thiểu < 20mmHg), tụt (thấp so với tuổi), hoặc không đo được.

Phân độ lâm sàng Sốt xuất huyết Dengue (để có kế hoạch theo dõi và điều trị)

  • Độ I: sốt cao đột ngột từ 2-7 ngày và dấu hiệu dây thắt dương tính.
  • Độ II: như độ I nhưng có biểu hiện xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
  • Độ III: như độ II nhưng mạch quay nhanh yếu, huyết áp kẹt (hoặc tụt).
  • Độ IV: như độ II nhưng mạch quay nhanh yếu hoặc mất; huyết áp không đo được.

ĐIỀU TRỊ

 Sốt Dengue và Sốt xuất huyết Dengue độ I và II:

Điều trị triệu chứng là chính.

  • Uống paracetamol khi sốt trên 38,5°C: liều 10-15mg/kg /lần/4 – 6 giờ.
  • Uống nhiều nước: tốt nhất dùng oresol hoặc nước hoa quả.
  • Chỉ truyền dịch khi trẻ nôn nhiều, li bì: bắt đầu truyền 6ml/kg/giờ, trong 1 giờ. Tiếp theo là 5ml/kg/giờ, trong 1-2 giờ sau đó là 3ml/kg/giờ, trong 1-2 giờ.

Cách ước lượng dịch: ml truyền dịch/1 giờ = (số giọt/phút) X 3

  • Cần chú ý phát hiện sốc cho từng bệnh nhân Sốt xuất huyết Dengue.

Sốt xuất huyết Dengue độ III và độ IV (có sốc)

Điều trị sốt xuất huyết Dengue độ III

Truyền tĩnh mạch ringer lactat: 20ml/kg/giờ, truyền trong 1 giờ.

Sau 1 giờ đánh giá lại: mạch, huyết áp, ý thức, nước tiểu và hematocrit.

Nếu 4 dấu hiệu cải thiện (mạch đều rõ, huyết áp hết kẹt, tỉnh hơn và hematocrit giảm): tiếp tục truyền dịch theo tốc độ giảm dần.

  • Giảm tốc độ xuống 10ml/kg/giờ X truyền 1-2 giờ.
  • Giảm tốc độ xuống 7,5mg/kg/giờ X truyền 1-2 giờ.
  • Giảm tốc độ xuống 5ml/kg/giờ X truyền 4-5 giờ.
  • Giảm tốc độ xuống 3ml/kg/giờ X truyền 4-6 giờ.

Nếu 4 dấu hiệu không cải thiện (huyết áp vẫn kẹt, hematocrit không giảm)

  • Thay thế bằng dung dịch cao phân tử 15-20ml/kg/giờ X 1giờ.
  • Sau 1 giờ đánh giá lại 4 dấu hiệu trên.

+ Nếu 4 dấu hiệu trên đã cải thiện:

  • Giảm tốc độ truyền dung dịch cao phân tử xuống 10ml/kg/giờ X
  • 2 giờ.
  • Giảm tốc độ truyền dung dịch cao phân tử xuống 7,5ml/kg/giờ X
  • 3 giờ.
  • Sau đó thay cao phân tử bằng dịch đẳng trương, truyền như

phần (a).

+ Nếu 4 dấu hiệu trên không cải thiện:

. Đặt tĩnh mạch trung tâm để tìm giải pháp điều trị thích hợp.

  • Nếu chỉ số hematocrit giảm, tìm xuất huyết nội tạng (để truyền máu).

Sốt xuất huyết Dengue độ IV (sốc nặng)

Bơm tĩnh mạch ringer lactat 20ml/kg/15 phút, đánh giá lại tình trạng bệnh nhân.

  • Nếu mạch bắt được, huyết áp còn kẹt: truyền như phần (b).
  • Nếu mạch không bắt được, huyết áp không đo được:

+ Bơm tĩnh mạch dung dịch cao phân tử 20ml/kg/15 phút. Nếu mạch bắt được, huyết áp đo được: truyền như phần (b).

+ Nên đặt tĩnh mạch trung tâm để tìm giải pháp điều trị thích hợp.

Các chỉ định khác

  • Chỉ định truyền máu và các thành phần của máu:

+ Truyền máu: xuất huyết tiêu hoá nặng và hematocrit < 35%; hoặc sau 2-4 giờ truyền dịch sốc chưa cải thiện và hematocrit giảm nhanh cần cân nhắc truyền máu.

+ Truyền tiểu cầu: nếu xuất huyết nặng.

Liều lượng: lOml/kg cân nặng, truyền trong 1 giờ.

  • Dùng dopamin: khi lượng dịch truyền đã đủ, áp lực tĩnh mạch trung tâm từ 8 – 12cm H20, nhưng sốc chưa ổn định. Liều lượng: truyền tĩnh mạch 5µg/kg/phút. Nếu không cải thiện có thể tăng liều dopamin 10-15µg/kg/phut hoặc dùng dobupamin cùng với liều lượng trên.
  • Điều chỉnh điện giải (natri và kali) và thăng bằng kiềm toan.
  • Nếu có suy tim, phù phổi cấp (thường do truyền dịch quá tải) dùng lasix, liều 0,5-1mg/kg/lần.
  • Thở oxy liều 1-2 lít/phút, trong giai đoạn có sốc.
  • Tư thế nằm:

+ Khi còn sốc nằm đầu thấp.

+ Khó thở do tràn dịch, nằm đầu cao dốc 30° (có thể chọc hút bớt dịch).

  • Ăn nhẹ (sữa, cháo) chia nhiều bữa trong 24 giờ đầu của sốc, thận trọng ở bệnh nhân có chảy máu tiêu hoá. Khi bệnh nhân thèm ăn là tiên lượng tốt.
0/50 ratings
Bình luận đóng