Vị quản thống còn gọi là vị khẩu thông, tâm thông. Như Chu Đan Khê nói: “Tâm thống tức là vị quản thống”. Sách Y học tâm ngộ nói : “Cổ nhân có chín loại tâm thông, nguyên nhân bệnh tất cả đều ở tại vị quản, chứ thực ra không ở tại tâm”.

Trên thực tế lâm sàng, thường thấy có sáu nhân tố: hàn, nhiệt, khí, huyết, thực, đàm. Bệnh biến phần lớn là tại can, tỳ, vị, đa số do sở thích ăn nhiều thức ăn cay (tân), chua (toan), hoặc uống rượu vô độ, làm cho can vị bị nhiệt uât, nếu nặng sẽ làm tổn đến âm khí của vị thành ra đau; hoặc ưa ăn thức ăn sống lạnh, âm hàn đình tụ, làm thương đến tỳ dương, hoặc dương khí của bệnh nhân vốn hư, hàn khí sinh ra từ bên trong làm cho tỳ mất đi sự vận hành mạnh mẽ (kiện) của mình, vị mất đi lẽ hoà giáng của mình, tất cả làm cho đau đớn; hoặc do ưu, tư, giận dữ, can khí bị uất kết, can mộc bị hoành nghịch, tỳ và vị bị khắc (cơ chế của khí bị ứ trệ), làm cho khí của tỳ vị mất đi sự hướng dẫn của thăng giáng, làm cho đau đớn, hoặc do tỳ vị vốn đã hư không còn sức để làm chủ, làm nhiệt thuỷ cốc và vận hoá chất tinh vi ngày lại ngày, nó tích ẩm thành đàm, đàm thấp làm trở ngại vận hành của trung tiêu, cơ chế của khí không còn xướng nữa mà sinh ra đau đớn. Nói tóm lại, bệnh không ngoài hai chữ hư và thực. Nếu là hư thì phải hiểu là do tự thân cứa tỳ vị bị hư, hoặc bệnh lâu ngày rồi thành ra hư, tà khí can thiệp vào làm cho đau. Nếu là thực thì phải hiểu là tà khi thịnh, nhân vì thân thể hư không khắc nổi tà thực để đến nỗi tà thực và hư đánh nhau gây ra đau đớn. Do đó, khi châm cứu trị liệu chứng bệnh này, chúng ta nên làm sơ thông cơ chế của khí, bổ trung, giáng nghịch làm chủ yếu.

TRỊ LIỆU

Chứng trạng: Lấy chứng đau vùng vị hoãn làm chủ chứng. Tuỳ theo nguyên nhân bệnh mà ta có những đặc điểm chứng trạng như sau : nếu là nghiêng về hàn thì sự đau đớn kéo dài không dứt, tay chân không ấm; nếu là nghiêng về nhiệt thì đại tiện bí, tâm phiền, uất khát; nếu là do khí uất thì vùng hoãn và vùng hông sườn bị trướng thống, ói ra chất chua; nếu là do ứ huyết thì đau như dao cắt, tiêu ra phân đen; nếu là do đàm ẩm thì ruột sôi ồ ồ, tâm sợ sệt thì vùng trên rốn bị trướng, ăn ít. Có cái nhân đó thì có cái quả đó. Ta tuỳ chứng mà trị.

Phép trị : Lý khí chỉ thống, điều trung giáng nghịch.

Xử phương và phép châm cứu : Châm trung quản, lương môn đều 5 phân; châm cự khuyết, kim nghiêng xuống dưới sâu 3 phân, cứu thiên khu 3 tráng không châm, châm túc tam lý 5 phân, châm nội quan, công tôn đều 3 phân. Nếu thuộc hư chứng thì bổ, nếu thuộc thực chứng thì tả, nếu trong hư kèm theo thực thì dùng phép bình bổ, bình tả, lưu kim từ 10 đến 20 phút; nếu hàn thì cứu thêm 3 tráng, nhiệt thì không cứu.

Phép gia giảm : Nếu trước khi ăn mà đau thì châm thêm tả can du 3 phân, bổ tỳ du 3 phân, cứu 3 tráng, nếu là sau khi ăn bị đau châm thêm tả cách du 2 phân, tả thái xung hai phân không cứu, nếu nghiêng về đàm châm thêm tả phong long 5 phân, nếu là uất khí châm tả thêm dương lăng tuyền 1 thôn, tả thái xung 2 phân, nếu là có ứ huyết thì châm thêm tả huyết hải, tam âm giao đều 5 phân, nếu là hư hàn thì dùng nhiều cứu và bổ, nếu là nhiệt thực thì không cứu mà dùng phép tả.

CẤM KỴ

Sau khi dứt đau nên cho ăn thêm cháo nhừ để điều dưỡng, cấm kỵ ăn thức ăn sống lạnh dầu mỡ, tránh giận dữ.

Y ÁN

Ông X… 45 tuổi…

Khám lần 1 (10 tháng 7): Đau vùng trên rốn đến không chịu nổi, không ăn được, ăn vào thì nôn ra, thường nôn ra chất chua, dưới sườn cũng đau, vùng ngực và vị hoãn bị mãn, khó chịu, cơn đau thường xảy ra. Lần này thì sự phát tác đã 2 hôm, có đến bệnh viện để chữa nhiều lần không kết quả, đến xin châm cứu trị liệu. Khám thấy: mạch huyền đại, nhất là ở bộ tả quan là rõ nhất, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Đây chính là chứng thuộc can uất khí trệ, vị khí mất đi sự hoà giáng.

+ Phép trị: Thư can, lý khí, hoà vị, chỉ thông.

+Xử phương: Châm trung quản, khí hải đều 5 phân và dùng phép tả, cứu 5 tráng, tả công tôn 3 phân, bổ nội quan 3 phân, châm túc tam lý 5 phân, thái xung 2 phân đều bình bổ bình tả, lưu kim 10 phút.

Khám lần 2 (15 tháng 7): Chứng ẩu thổ đã dứt, vị thõng đã giảm, có thể ăn dược. Theo y phép củ, gia thêm can du, tỳ du đều 3 phân, bình bổ bình tả, châm kiến lý 5 phân cứu 5 tráng, lưu kìm 10 phút. Tiếp tục dùng các huyệt trên thay đổi để châm sáu lượt nữa, cơn đau dứt, ăn nhiều, khỏi bệnh.

  1. Thí dụ 2 : Chứng hàn tích vị thống

Ông Lý … 70 tuổi, làm ruộng…

Khám lần 1 (14 tháng 5): Bệnh nhân đau bụng và vùng vị hoãn đã hơn mười ngày, lúc bắt đầu thì đau ngấm ngầm, nhưng ngày một tăng, hai hôm trước đau rất dữ dội, không ăn được, ăn vào đau nhiều hơn, vùng hoãn và bụng bị trướng mãn, mệt mỏi mất sức, uống thuốc tây chỉ có thể giảm đau trong giây lát, sau đó đau lại như cũ, đến xin châm cứu trị liệu. Khi hỏi nguyên nhân, được biết bình thường ông thường hay ăn những thức ăn lạnh, mạch trầm khẩn, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi dày. Đây là chứng hàn tích thực trệ.

+ Phép trị: Ôn bổ tỳ vị, tiêu thực dẩn dắt trệ khí, uống thêm thuốc đông dược.

+ Xử phương: Châm trung quản, kỳ môn, túc tam lý, đều 5 phân, cứu 3 tráng; cứu thiên khu 5 tráng, tả đại trường du 3 phân, lưu kim 5 phút.

Uống thêm: Quế chi bình vị tán gia vị:

 

Sắc với nước uống.

Khám lần 2 (20 tháng 5): Sau khi châm và uống thuốc, vị hoãn đã không còn đau, các chứng khỏi hơn phân nửa, cho nên chưa đến chữa tiếp, hôm qua trong khi chăn dê ngoài đông bị cảm mạo phong hàn, chứng vị thông lại phát, nhưng nhẹ hơn lúc trước.

Xử phương: Châm trung quản, nội quan, túc tam lý, khí hải đều 1 thốn, cả bổ lẫn tả, cứu 5 tráng, cứu thiên khu 5 tráng.

Khám lần 3 (28 tháng 5): Sau lần châm trước các chứng đều bình thường. Hôm qua nhân vì có mưa, khí hậu thay đổi trong bụng cảm thấy không dễ chịu, hơi đau, dùng theo phương cũ gia giảm để châm thêm.

Xử phương: Châm trung quản, khí hải, túc tam lý, đều 1 thốn, bình bổ bình tả, cứu 5 tráng, cứu thiên khu 5 tráng, lưu kim 20 phút và dặn bệnh nhân không được ăn thức ăn sống lạnh, chú ý việc ăn uống, chưa thấy bệnh tái phát.

Thí dụ 3 : Chứng thực trệ vị thống

Ông Vương … 30 tuổi, cán bộ.

Khám lần 1 (21 tháng 7): Vùng trên rốn bị đau không cho sờ vào, ợ chua, bụng trướng đầy, phiền tâm, ăn vào không ngon, tâm tình bị uất muộn. Có đến bệnh viện trị bệnh, uống thuốc nhưng không có kết quả, xin được châm cứu trị liệu. Đây thuộc chứng tỳ hư, thực trệ, can vị bất hoà.

+ Phép trị : Kiện tỳ thủ trệ, thư can hoà vị.

+ Xử phương : Châm trung quản 8 phân bình bổ bình tả; châm túc tam lý 1 thốn tiền bổ hậu tả, đều cứu 5 tráng; châm tỳ du, can du, đại trường du đều 5 phân, cứu 3 tráng; châm lương môn 5 phân, châm nội quan 5 phân tiền tả hậu bổ.

Theo phép trên gia giảm, châm 6 lượt thì bệnh khỏi, ăn uống nhiều, hồi phục sức khoẻ.

Thí dụ 4 : Chứng phong hàn vị thống

Bà Nguyễn Thị H… 40 tuổi

Khám lần đầu (15 tháng 11): nửa đêm bà thức dậy cho trâu ăn cỏ thì bị nhiễm hàn. Sáng hôm sau thình lình vị khẩu phát đau không chịu nổi, lăn lộn trên giường, kêu la khóc lóc, người nhà hốt hoảng xin đi châm cứu để trị. Khám thấy: mạch trầm khẩn, Iưỡi hồng nhạt. Đây là thuộc chứng do phong hàn ngưng trệ.

+ Phép trị: Ôn vị tán hàn, lý khi chi thông.

+ Xử phương: Châm tả thượng quản 5 phân; bổ trung quản 5 phân; châm túc tam lý 8 phân, cứu 5 tráng, châm nội quan 5 phân bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút. Sau khi châm mọi đau đớn dứt. Sáng hôm sau trở lại lao động như thường.

0/50 ratings
Bình luận đóng