CAO QUY BẢN

Tên khoa học: Clemmys chinensis Tortoise; Họ rùa (Testudinidae)
Bộ phận dùng: Yếm rùa. Rùa (quy) có nhiều loại:
–   Loại ở núi (sơn quy) có nhiều thứ: Thứ nhỏ bằng bàn tay, yếm ở giữa có hình chữ vương chéo, mỏng, soi thấy trong vàng đậm là thứ rùa quý nhất thường gọi là kim quy hay kim tiền quy; có thứ to hơn, yếm sắc vàng nhạt, dày là hạng vừa; cũng có thứ yếm to hơn, sắc đen không dùng làm thuốc.
–   Loại ở nước (thủy quy): Thường có yếm hoa, dày không dùng làm thuốc.
Nói chung dùng yếm rùa làm cao thì phải chọn thứ yếm mỏng còn màng bọc bên ngoài, các miếng yếm còn dính vào nhau là tốt; thứ yếm vụn nát, đen, mất màng hoặc lẫn lộn thứ yếm rùa khác là xấu.
Huyết bản là yếm con rùa còn sống, lấy riêng yếm làm thuốc.
Thông bản là yếm con rùa đã luộc đi đe ăn thịt rồi lấy yếm làm thuốc.
Ở miền Nam còn dùng cả mai rùa nấu cùng với yếm để làm cao.
Thành phần hóa học: Có chất keo, chất mỡ và muối calci.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính hàn. Vào kinh thận, can, tâm, tỳ.
Tác dụng: Dưỡng huyết, bổ tâm thận, âm hư.
Chủ trị – liều dùng: Trị sốt rét dai dẳng, tâm hư, thận kém, âm nuy, mỏi lưng và gối, đau xương, lòi đuôi trê.
Cao quy: Ngày dùng 4 – 8g.
Thuốc phiến: Ngày dùng 12 – 32g.
Kiêng kỵ: Âm hư mà không nhiệt hoặc tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Chọn lấy thứ quy bản lâu năm, rửa sạch vỏ và đất cát, giã nát, tẩm rượu nướng hay sao vàng, ngâm vào nước 3 ngày đêm, dùng củi gỗ dâu mà nấu cao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
–  Nấu thành cao có bôn bước:
+ Làm sạch: lấy yếm ngâm vào nước phèn (15%) trong một đêm, vớt ra đổ ngập nước đun sôi 1 – 2 phút.
+ Làm khô và đập dập: đem phơi hoặc sấy khô đập dập ra từng khớp, rồi mỗi khớp đập ra thành 3 – 4 mảnh nhỏ.
+ Tẩm sao: lấy nước gừng (giã gừng nhỏ, thêm đồng trọng lượng nước, vắt lấy nước) tẩm 1 đêm. Sao qua cho khô (thường dùng).
Có người đem hơ nóng yếm rùa rồi nhúng vào giấm (làm 3 lần) rồi mới đập dập sao qua.
+ Nấu cao: cách nấu cao quy bản giống như cách nấu cao ban long. Thường khi cô lại thì cô trên cát dày 5 – 10cm ở 800, lúc gần được phải quấy liền tay.
Cao quy bản thường chỉ cô đến độ sệt cồn rót ra được đóng vào chai, lọ sạch 40g hay 12g để tiện dùng. Loại cao này có thể để 3 năm không hỏng. Cao này có mùi tanh và thơm.
Sở dĩ chỉ lấy cao quy bản ở độ sệt vì nếu làm cao đặc như cao ban long thì bị mềm ra, nhất là mùa hạ thì lại càng chảy ra, hơn nữa các cụ cho rằng nấu đặc như cao ban long thì mất chất.
Kinh nghiệm ở Viện Đông y thì thấy rằng có thể nấu thành cao đặc như cao ban long là được, cắt thành từng miếng 100g gói kỹ trong giấy bóng kính, mùa đông miếng cao vẫn tốt, sang mùa hè có mềm hơn, nhưng không chảy nhũn ra được. Miếng cao này nếu đem để trong bình kín, dưới có lót vôi sống thì miếng cao rất khô, cứng nhưng có cụ vẫn cho là nấu đến độ đặc như thế thì kém chất.
Để có thể cắt cao quy bản thành miếng được, có nơi nấu chung yếm rùa với gạc (1/2 quy bản và 1/2 gạc, hoặc 3 quy 1 gạc) gọi là cao

quy lộc nhị tiên.

Thường cứ 10 yếm rùa chưa chế biến thì nấu được 1,80 kg cao quy bản ở thể đặc (cắt thành miếng được, kinh nghiệm ở Viện Đông y).
– Thuốc phiến: lấy nước sôi rửa sạch yếm rùa bàng bàn chải, phơi hoặc sấy khô, sau đem nướng tồn tính (bẻ ra trong còn thấy vàng là được) lúc đang còn nóng nhúng vào giấm. Lại hơ qua cho nóng nhúng vào giấm lần nữa. Tán đập vụn.
Bảo quản: Miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống đe hút ẩm.
Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi.
Thuốc phiến để chỗ khô ráo.

0/50 ratings
Bình luận đóng