Ung thư lưỡi là khối u ác tính xuất phát ở phần lưỡi di động hay cố định (đáy lưỡi). Nó là loại ung thư gặp nhiều nhất và chiếm khoảng 30% – 50% trong các ung thư của khoang miệng. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Về mô bệnh học, đa số là ung thư biểu mô tế bào gai.

NGUYÊN NHÂN

Cũng như các bệnh lý ung thư khác, ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân đặc hiệu nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu cau.
  • Tình trạng vệ sinh răng miệng kém.
  • Bệnh răng miệng mạn tính.
  • Nhiễm virus
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả.
  • Có một số gen liên quan đến bệnh ung thư lưỡi như gen Bcl-2, Bax,

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

Ở giai đoạn đầu các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu. Ở giai đoạn toàn phát sẽ có các dấu hiệu sau:

Triệu chứng cơ năng

  • Đau: tăng lên khi nói, nhai và đôi khi đau lan lên tai.
  • Tăng tiết nước bọt.
  • Khạc ra nước bọt lẫn máu.
  • Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.
  • Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
  • Triệu chứng thực thể
  • Thương tổn loét có giả mạc hoặc sùi loét.
  • Bờ nham nhở, dễ chảy máu.
  • Thường gặp ở bờ tự do lưỡi.
  • Đôi khi gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu, đáy lưỡi.

Cận lâm sàng

  • Sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.
  • CT-MRI vùng cổ – họng, Xquang phổi để đánh giá mức độ lan rộng và di căn của khối u.
  • Siêu âm vùng cổ để đánh giá tình trạng hạch cổ.
  • Xét nghiệm PCR để tìm HPV.

Chẩn đoán phân biệt

  • Bệnh nhiệt miệng (apthe): có một vài đến nhiều vết loét <1 cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, lành trong khoảng 7 – 14 ngày không để lại sẹo.
  • Bạch sản: là những mảng trắng đồng đều thường xuất hiện ở bờ bên của lưỡi và sàn miệng. Đa số lành tính nhưng vẫn có khoảng 5% chuyển thành ác tính.
  • Viêm họng Herpes:biểu hiện là vùng mụn nước lan rộng, rồi tạo thành vết loét, có thể sốt, viêm họng, nổi hạch, có thể gặp ở môi, mép, thậm chí ở mặt và niêm mạc miệng, thường lành trong vòng 10 ngày.
  • Viêm tưa lưỡi (thường do nấm Candida): nấm lưỡi được dân gian gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi. Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lên 10 tuổi, thậm chí 15 tuổi. Biểu hiện bệnh là những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì đau đớn. Trường hợp nặng có viêm đỏ.
Chẩn đoán giai đoạn TNMS

 N0N1N2N3
T1IIIIIVAIVB
T2IIIIIIVAIVB
T3IIIIIIIVAIVB
T4IVAIVAIVAIVB

ĐIỀU TRỊ

Phẫu trị

Là biện pháp cơ bản nhất điều trị bệnh ung thư lưỡi nhất là ở giai đoạn sớm thường là cắt nửa lưỡi + nạo vét hạch cổ chức năng (trên cơ vai móng) hoặc nạo vét hạch cổ triệt căn. Phẫu thuật có ưu điểm là cắt bỏ toàn bộ tổn thương cùng với hạch cổ, hơn nữa còn giúp ta xác định mô bệnh học sau mổ. Tuy nhiên, có thể để lại hậu quả nặng nề, tạm thời hay vĩnh viễn, làm ảnh hưởng đến chức năng phát âm, nhai hoặc nuốt.

Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải làm DSA để tắc mạch (động mạch lưỡi) hoặc phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Xạ trị

Xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại. Cả hai phương pháp xạ trị bên ngoài và xạ trị bên trong suất liều cao (Liệu pháp tia xạ để gần) đều được sử dụng để điều trị ung thư lưỡi.

Hóa trị

Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật – xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Điều trị hóa chất triệu chứng ở giai đoạn muộn giúp kéo dài thời gian sống còn của bệnh nhân.

Phẫu thuật và xạ trị, đơn thuần hoặc phối hợp, là hai phương pháp điều trị có hiệu quả nhất. Điều trị hoá chất trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, khu trú tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn.

Ba loại thương tổn ở giai đoạn sớm mà có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị:

  • Thể nhú sùi: tạo thành thương tổn hình đồng xu, màu ghi hồng, sờ vào thấy mềm và không thâm nhiễm
  • Thể nhân: tạo thành một nhân nhỏ cứng, nằm dính dưới niêm mạc, niêm mạc hơi bị đội lên, đôi khi mất nhẵn bóng hoặc vỡ ra.
  • Thể loét: là một đám loét rất nông khó nhận thấy, giới hạn không rõ, được bao bọc bởi một vùng đỏ sung huyết. Thương tổn này thường đau và không thâm nhiễm.

TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  • Biến chứng

Khi khối u phát triển, nhất là thể loét sẽ làm cho bệnh nhân đau đớn dữ dội khi nhai, nói, khó thở, suy kiệt. Nếu khối u xâm nhiễm vào các mạch máu lớn ở vùng họng, nhất là động mạch lưỡi sẽ gây chảy máu ồ ạt, có thể đưa đến tử vong.

  • Tiên lượng

Tiên lượng bệnh ung thư phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và khả năng có thể điều trị triệt để hay không

Tỉ lệ sống sau 5 năm
Giai đoạn I56,0%
Giai đoạn II58,3%
Giai đoạn III55,4%
Giai đoạn IV43,4%

PHÒNG BỆNH

  • Vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế rượu, bia.
  • Không hút thuốc lá.
  • Chữa trị hiệu quả các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lưỡi, viêm nướu, viêm lưỡi, tiêu xương ổ răng… Nhiều nghiên cứu cho thấy cứ 1mm tiêu xương ổ răng làm tăng 5,23 lần nguy cơ mắc ung thư lưỡi.

Tham khảo tiếp

I. ĐỊNH NGHĨA

Là ung thư biểu mô phát sinh ở niêm mạc lưỡi, thường từ rìa bên lưỡi sau đó lan ra mặt trên lưỡi, gốc lưỡi và sàn miệng.

II. NGUYÊN NHÂN

  1. Nguyên nhân bên trong
    • Di truyền
    • Nội tiết
  2. Nguyên nhân bên ngoài.
  • Tác nhân vật lý

+  Bức xạ ion hoá.

+  Bức xạ cực tím.

  • Tác nhân hoá học

+  Thuốc lá.

+ Người có thói quen ăn trầu thuốc.

  • Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm

+  Các chất bảo quản thực phẩm.

+ Các thực phẩm hun khói, dưa khú…

+  Các nấm mốc từ gạo, lạc…

  • Ung thư nghề nghiệp. Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, Dioxin, thuốc trừ sâu diệt cỏ….
  • Tác nhân sinh học: Virus gây ung thư.

III. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.

Lâm sàng

– Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu:

+ Các tổn thương loét không lành kéo dài trên 2 tuần.

+ Các tổn thương có chảy máu nào trong miệng mà không giải thích được

+ Có tổn thương chai cứng

+ Các tổn thương vết trắng (bạch sản), vết đỏ (hồng sản) hoặc đỏ trắng.

  • Biểu hiện lâm sàng điển hình

+ Tổn thương lưỡi có bờ lồi ở xung quanh và hoại tử ở trung tâm

+ Tổn thương đám cứng trong mô mềm,thường ở bờ hoặc gốc lưỡi.

  • Hạch vùng dưới hàm.
  • Ở giai đoạn muộn, khối ung thư to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.

Cận lâm sàng

– X quang

+ X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy xương.

+ CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xương lân cận

+  theo 3 chiều.

+ PET-CT: có thể phát hiện các tổn thương ung thư di căn.

  • Giải phẫu bệnh lý: thấy hình ảnh tế bào ung thư biểu mô.
  • Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thương di căn

Chẩn đoán giai đoạn: Sử dụng hệ thống

– Các mức độ:

TNM
T0:  Khối  u  không  xác định được trên lâm sàngN0: Không có hạchM0:  Chưa  có  di căn xa
T1: Khối u ĐK < 2cmN1 : Xác định được hạch đơn cùng bên <3cmM1 : Có biểu hiện di căn xa
T2 : 2cm <Khối u<4cmN2 :

N2a : 3cm<Hạch đơn cùng bên<6cm.

N2b: Nhiều hạch cùng bên nhưng   không   có   hạch   nào

>6cm.

N2c: Hạch hai bên đơn hoặc nhiều hạch nhưng không có hạch nào >6cm.

 

 

 

 

T3: Khối u >4cmN3 :  Bất kỳ hạch đơn hoặc đa KT >6cm

– Giai đoạn :

Giai đoạnTNM
IT1N0M0
IIT2N0M0
IIIT1N1M0
T2N1M0
T3N0,N1M0
IVT4N0,N1M0
Bất kỳ TN2,N3M0
Bất kỳ TBất kỳ NM1

Chẩn đoán phân biệt

  • Áp tơ (Aphthe): thường là các vết loét nhỏ và tự khỏi sau 1 tuần
  • Ecpet (Herpes) : thường có nhiều vết loét nhỏ và cũng tự khỏi sau 1 tuần

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương ung thư phối hợp với nạo vét hạch vùng cổ.

Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu.

  1. Điều trị cụ thể

Phẫu thuật

+ Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư tới mô lành.

+  Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cổ.

+ Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm và/ hoặc xương có cuống mạch

+  hoặc vạt từ xa với nối mạch vi phẫu.

  • Xạ trị: thường áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư lưỡi sau phẫu thuật
  • Hóa trị liệu: có thể sử dụng trước phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫu thuật.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu phẫu thuật rộng cắt bỏ toàn bộ khối ung thư sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thương ung thư mà thời gian sống của bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau. Theo một số tác giả nước ngoài:

Giai đoạn Thời gian sống sau 5 năm
I57 – 84 %
II49 – 70 %
III25 – 59 %
IV7 – 47 %
  1. Biến chứng
    • Bội nhiễm
    • Chảy máu.
    • Di căn: tùy loại ung thư mà có thể di căn vào phổi, não, trung thất

VI. PHÒNG BỆNH

  • Tuyên truyền tránh các yếu tố nguy cơ ung thư: hút thuốc, ăn trầu, tiếp xúc phóng xạ, hóa chất…
  • Khám chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện các tổn thương sớm và điều trị kịp thời
0/50 ratings
Bình luận đóng