Loài người ở những thời đại xa xưa còn rất nông cạn, cuộc sống rất đơn giản, các loại ngũ cốc qua gia công thô sơ, ngay như gạo còn để cả lớp vỏ cám cứ thế trực tiếp đem nấu ăn, cho nên số lần đại tiện và số lượng phân của con người thời đó rất nhiều, mỗi ngày có khi đại tiện đến 3 lần là chuyện rất phổ biến, bình thường. Bước vào xã hội hiện đại, cùng với sự nâng cao mức sống, việc ăn uống của mọi người ngày càng tinh tế kĩ càng hơn, thường ngày ăn lượng lớn các lương thực tinh mịn, các loại thịt, cá, trứng v.v… cho nên số lần đại tiện cũng như lượng phân cũng ít hơn nhiều, 1 ngày, thậm chí 2-3 ngày mới đại tiện 1 lần. Nhưng những năm gần đây tỉ lệ số người mắc bệnh ung thư trực tràng cũng đã tăng cao, điều đó làm cho mọi người hết sức chú ý. Các nhà y học cho rằng đó là vì trong các thức ăn của con người hiện đại thiếu chất xơ sợi thực phẩm, gây nên bí đại tiện, bã thức ăn còn lưu đọng lại trong trực tràng thời gian dài sản sinh ra nhiều chất độc hại dẫn tới phát sinh ung thư trực tràng. Cho nên, có người cho rằng ăn càng nhiều chất xơ sợi thực phẩm (nhiều người vẫn gọi chung gộp là nhiều cellulose) càng tốt, thế là đối với các loại thức ăn giàu vitamin như rau hẹ, rau cần, mướp đắng, rau muống, tỏi tươi, bí đỏ ăn thật nhiều, thậm chí có người rất chú ý ăn cả cám gạo nữa. Thực ra đó là một nhận thức phiến diện.
Thực phẩm sau khi xử lí qua kiểm yếu hoặc acid yếu rồi thì còn lại bã, bã đó chính là chất cellulose. Trong đường ruột, chất cellulose của thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu, nó sẽ hấp thu lượng lớn nước, vì thế mà tăng thể tích và lượng phân lên, đồng thời làm cho phần mềm ra. Cộng thêm với chất cellulose sản sinh ra tính kích thích đối với đại tràng, thúc đẩy nhu động của ruột, làm cho đại tiện càng thêm thuận lợi. Những tác dụng này đều rất tốt đối với việc đề phòng bệnh ung thư ruột và các bệnh thuộc tim mạch do mỡ quá cao trong máu gây nên. Ngoài ra, chất cellulose sẽ còn kết hợp với kim loại nặng trong cơ thể và những chất thay thế chuyển hóa có trồng trong nhà ấm cũng trở thành nguồn bổ sung cho cơ thể vitamin C thì quí quá rồi.
Rất nhiều loại rau hàm lượng vitamin C vốn rất cao. Ví dụ, mỗi 100 gam rau chân vịt, dưa chuột, cà chua, khoai tây có lượng vitamin C lần lượt là 31 mg, 14 mg. 11 mg, 18 mg, còn trong 100 gam ớt thì lại có chứa những 105 mg vitamin C. Nhưng vitamin C trong rau xanh không chịu được nhiệt, sau khi xào nấu lên, vitamin C chỉ còn lại trong rau khoảng một nửa, mặc dầu vậy, rau xanh vẫn là nguồn lí tưởng bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Song, chúng ta căn cứ vào hàm lượng vitamin C trong các loại thực phẩm. Riêng các loại rau quả đều được đo trong các loại rau quả trồng và thu hoạch theo đúng mùa vụ, hơn nữa điều đặc biệt phải nhấn mạnh là chúng đều được sinh trưởng trên ruộng rau ngoài đồng. Ví dụ hàm lượng vitamin Của quả cà chua chín xác định được chính là lấy loại cà chua được trồng lộ thiên ngoài đồng trong thời kỳ thu hoạch rộ nhất trong mùa hè như thường lệ làm đối tượng kiểm đo. Còn những loại rau xanh không kể là đúng mùa vụ đều có thể thu hoạch được phần nhiều đều được trồng trong phòng ấm hoặc trong làn nhựa. Rau sinh trưởng trong điều kiện này so với các loại rau sinh trưởng ngoài trời, thành phần có chứa trong rau cũng có sự khác nhau rất lớn. Do có sự ngăn che bằng tấm kính, bằng màng mỏng giấy bóng nhựa và bụi ,đất ở mặt ngoài của chúng nên rau không được ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp. Vì vậy, lượng ánh nắng mặt trời mà rau hấp thu được cũng mất đi một lượng lớn, hơn nữa tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời cũng không chiếu rọi qua được tấm kính và màng mỏng giây bóng nhựa, trong khi hiệu suất tác dụng quang hợp của các loại thực vật màu xanh lục (gồm đại bộ phận các loài rau xanh) ở tia tử ngoại chiếu rọi xuống là cao nhất, vì thế cho nên hiệu suất tác dụng quang hợp của các loại rau xanh sinh trưởng trong nhà ấm và trong lán che phủ bằng giấy bóng nhựa rất thấp, sự sinh thành vitamin C trong rau giảm thiểu đi rất nhiều. Mặc dù người trồng rau cũng thường xuyên mở cửa sổ của nhà ấm và của lán giấy bóng nhựa ra để cho ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi, thậm chí sử dụng cả ánh sáng của đèn chiếu rọi vào rau, những tác dụng cuối cùng của việc làm này vẫn có hạn, do đó hàm lượng vitamin C có trong các loại rau xanh này rất thấp. Căn cứ vào độ xác định của các nhà khoa học thì hàm lượng vitamin C của các loại rau này so với các loại rau trồng trên đồng ruộng lộ thiên thấp hơn từ 30% đến 80%, bình quân thấp hơn trên 50%. Thực tế, trồng rau trong nhà ấm và trong lán che phủ bằng giấy bóng nhựa có thể cung cấp cho ta đủ các loại rau xanh và quả củ rau tươi non ngon miệng suốt 4 mùa trong năm, ‘ nhưng nó lại không thể trở thành nguồn chủ yếu cung cấp vitamin C cần thiết cho cơ thể được.
Ngoài ra, trong các loại trái cây cũng có trường hợp tương tự. Một số loại quả nào đó vì để ngăn chặn các côn trùng, chim muông và ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu rọi vào nên thường dùng loại túi giấy bóng nhựa để chụp vào ngọn cây hoặc chùm quả như táo, lê, nhãn v.v… chẳng hạn, như vậy trái cây thiếu hẳn ánh nắng mặt trời chiếu rọi, cho nên hàm lượng vitamin C của chúng sẽ thấp hơn những loại trái cây sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên, bình thường là 20% – 30%. Tác dụng quang hợp tốt ở các loại cây ăn quả chủ yếu được hoàn thành dựa vào lá của cây, có như vậy hàm lượng vitamin C mới không bị hạ thấp nhiều trong quả mà chúng sinh ra.