Ngất xỉu là hiện tượng xảy ra khi có sự giảm đột ngột lượng máu lên não. Tuy có nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngất xỉu, song chúng đều làm cho huyết áp tụt giảm nhanh chóng và não tạm thời không được cung cấp oxy và máu. Khi bị ngất xỉu, trẻ sẽ thấy choáng váng, có thể kèm theo buồn nôn, da trẻ sờ thấy lạnh và rịn mồ hôi và trẻ sẽ bị mất nhận thức. Theo một cách nào đó, ngất xỉu là một cơ chế phòng vệ của cơ thể: khi người bị ngất xỉu được nằm thẳng, máu của họ sẽ được đưa lên não dễ dàng hơn, do đó giúp họ nhanh chóng phục hồi nhận thức. Trong hầu hết mọi trường hợp, trẻ sẽ tỉnh lại và nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh trong vòng một phút hoặc nhanh hơn, tuy rằng trẻ vẫn sẽ cảm thấy yếu và loạng choạng một lúc lâu sau đó.

Ngất xỉu là một hiện tượng bất thường nếu xuất hiện ở trẻ trong khoảng trên dưới 10 tuổi. Hiện tượng này khác với hiện tượng nín thở dẫn đến ngất xỉu khi trẻ cảm thấy điều gì đó tồi tệ, mặc dù cơ chế phản xạ cơ bản trong hai trường hợp là như nhau. Tuy nhiên, ở trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, ngất xỉu lại là hiện tượng tương đối phổ biến, và hay gặp ở nữ hơn là ở nam.

Nếu thỉnh thoảng trẻ bị ngất thì đó chưa phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngất xỉu, như căng thẳng, quá phấn khích, gắng sức quá mức, sợ hãi, đói, hoặc ở lâu trong một không gian hẹp, thiếu không khí và một số loại mùi cũng có thể gây ra ngất xỉu.

Điều đáng ngạc nhiên là có khá nhiều người bị ngất khi nhìn thấy máu. Trong những trường hợp này, đa số họ sẽ tỉnh lại nhanh chóng. Tuy không đáng ngại nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện ở những trẻ chưa bao giờ bị ngất xỉu, thì bạn vẫn nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi. Bác sĩ sẽ khám cho trẻ để đảm bảo rằng trẻ bị bất tỉnh là do ngất xỉu chứ không phải do một loại bệnh đáng ngại hơn nhưng có thể chữa trị được như chứng động kinh hay rối loạn nhịp tim.

Gọi cấp cứu ngay khi trẻ bị ngất xỉu kèm theo:

  • Ngừng thở
  • Toàn thân co giật
  • Da chuyển sang tái xanh
  • Thở nông, mạch yếu
  • Sau hai phút mà trẻ vẫn chưa tỉnh lại.

CẢNH BÁO!

Nếu trẻ cảm thấy bị xỉu đi, bạn không nên hắt nước lạnh vào mặt trẻ với mong muốn làm trẻ tỉnh lại. Nếu có thể, hãy để trẻ nằm ngửa với chân và bàn chân hơi nhấc lên. Ở tư thế này, máu sẽ dễ dàng được truyền lên tim và não. Nếu trẻ không thể nằm xuống được, hãy để trẻ ngồi với đầu hơi thấp xuống, đồng thời nới lòng quẩn áo để đảm bảo trẻ vẫn thể được dễ dàng. Trẻ cần được nghỉ ngơi trong vòng ít nhất là năm phút hoặc cho đến khi trẻ cảm thấy đủ khỏe đểcó thể tiếp tục các hoạt động bình thường.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn nói rằng trẻ thấy choáng váng khi đột ngột đứng dậy, đôi lúc trông trẻ khá xanh xao và mệt mỏi.Chứng “tụt huyết áp tư thế đứng” (một triệu chứng tụt huyết áp tức thời khi đột ngột thay đổi tư thế).

Thiếu máu do thiếu sắt.

Cảm giác choáng váng này không có gì bất thường hay nghiêm trọng, nó chỉ cho thấy các phản xạ kiểm soát huyết áp ở trẻ đang hoạt động chậm. Các triệu chứng này thường có thể được ngăn chặn bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hoặc đồ uống trong cả ngày. Nếu trông trẻ có vẻ mệt mỏi và xanh xao bất thường, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi để xác định xem liệu có phải là bệnh cần điều trị hay không.
Con bạn thở gấp trước khi ngất xỉu và hiện tượng này xảy ra trong lúc trẻ đang trải qua một cảm xúc khó chịu. Trước đó, trẻ có nhiều giai đoạn lo lắng kèm theo nhịp thở nông và gấp.Bệnh tăng thông khí (thở gấp và nông).

Hoảng loạn.

Lo âu.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ cho bạn biết cách xử trí với chứng lo âu, bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị bạn đưa trẻ đến phòng khám để được tư vấn.
Con bạn bị ngất xỉu sau khi đứng lâu dưới nắng gắt, hoặc trẻ phải ở trong một môi trường chật hẹp, nóng và thiếu khí như trong hội trường đông đúc hoặc nhà thờ. Bình thường trẻ khỏe mạnh và ưa hoạt động.Chứng kiệt sức do nóng. Mất nước.

Thiếu không khí trong lành.

Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi thấy khỏe hoàn toàn và có thể quay trở lại với các hoạt động bình thường. Bạn có thể cho trẻ uống nước hoặc đồ uống có đường ngay khi trẻ thấy đủ khỏe để có thể uống được. Hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi, họ có thể sẽ khám cho trẻ nếu đây là lần đầu tiên trẻ bị ngất xỉu.
Con bạn bị ngất xỉu khi đang được lấy máu, bình thường cũng có đôi lúc trẻ ngất xỉu khi cảm thấy không vui.Chứng “ngất xỉu phế vị – mạch”. (phản xạ phế vi – mạch).Gọi cho bác sĩ nhi nếu đây là lần đầu tiên trẻ bị ngất xỉu.
Con bạn bị ngất xỉu khi đang trải qua một cơn ho. Trẻ thường ho và thở khò khè, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ đã được chẩn đoán bị hen suyễn.Bệnh hen suyễn.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám và chẩn đoán cho trẻ. Nếu trẻ bị hen suyễn, bác sĩ sẽ đléu chình lại thuốc chữa, cho trẻ dùng loại thuốc khác hoặc giới thiệu trẻ đến một bác sĩ chuyên khoa phổi.
Con bạn cảm thấy người yếu, choáng váng, da đổ mồ hôi và run. Trẻ không được ăn trong nhiều giờ trước đó. Nhìn chung bình thường trẻ có sức khỏe tốt hoặc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cấp độ 1.Lượng đường trong máu thấp hạ đường huyết.Cho trẻ uống đồ uống có đường để giúp con nhanh chóng lấy lại năng lượng. Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ ăn uống đúng giờ để duy trì nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể; hãy đảm bảo rằng mỗi bữa ăn của trẻ đều có sự cân bằng giữa lượng tinh bột, protein và một lượng nhỏ chất trẻo. Trường hợp trẻ bị choáng và mắc bệnh tiểu đường cấp độ 1, bạn cần gọi ngay cấp cứu, sau đó gọi cho bác sĩ nhi để thu xếp lịch khám. Bạn cần thông báo tình hình để bác sĩ điều chỉnh lại thuốc cho trẻ.
Con bạn đột ngột có triệu chứng bệnh và ngất xỉu. Xung quanh miệng trẻ bị sưng lên và trẻ thấy khó thở. Trước đó trẻ có thể bị ong hoặc côn trùng đốt. Trẻ bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, hoặc trẻ đang phải dùng thuốc (như thuốc kháng sinh).Phản ứng dị ứng cấp tính nặng.Đây là trường hợp khẩn cấp, bạn hãy gọi ngay cấp cứu hoặc đưa trẻ đến trung tâm cấp cứu gần nhất, đồng thời tiến hành thủ thuật hồi sức tim – phổi (CPR) nếu thấy cần thiết.
Con bạn bị một hoặc hai lần ngất xỉu sau khi gắng sức hoặc khi đang trải qua một cảm xúc khó chịu. Trẻ nói rằng tim mình đang đập rất nhanh hoặc có lúc như ngừng đập.Hội chứng QT kéo dài (một dạng bất thường của nhịp tim).

Các dạng nhịp tim bất thường khác.

Các dạng rối loạn nhịp tim khác, trong đó có hội chứng Wolff-Parkinson- White.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho trẻ và tiến hành các đánh giá sâu hơn nhằm xác định xem liệu có biện pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh cho trẻ.
Con gái bạn bị chóng mặt và choáng váng theo cùng một kiểu trong nhiều ngày. Trẻ có vẻ lo lắng và xa cách. Bạn nghĩ rằng trẻ có thể đã quan hệ tình dục.Có thai.Nói chuyện với con. Trường hợp bạn có đủ cơ sở để khẳng định rằng con đang có thai, hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ ngay lập tức.
0/50 ratings
Bình luận đóng