Tử tô diệp ( 紫苏叶 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Tử tô diệp (Xuất xứ: Dược tính luận)

+ Tên khác: Tô diệp (苏叶).

+ Tên Trung văn: 紫苏叶 ZISUYE

+ Tên Anh Văn: Perilla Seed, Perilla Leaf

+ Tên La tinh:

1.Perilla frutescens(L.)Britt. Var .crispa (Thumb.) Hand.-Mand .-Mazz.2.Perilla frutescens (L.) Britt.var.acuta (Thunb.) Kudo

+ Nguồn gốc: Là lá của Trứu tử tô, Tiêm tử tô v.v…thực vật họ Hình môi (Labiatae).

Thu hái

Mùa hạ, thu thu hái. Bỏ sạch tạp chất, phơi khô dùng sống.

Tính vị

– Trung dược học: Cay, ấm.

– Biệt lục: Vị cay, ấm.

– Bản thảo diễn nghĩa: Vi cay, hơi ấm, không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ.

– Điền Nam bản thảo: Vào kinh Thủ thiếu âm, Thiếu âm, Túc dương minh.

– Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc quyết âm Can, Thủ thái âm Phế.

Công dụng và chủ trị

Giải biểu tán hàn, hành khí khoan trung.

Trị cảm mạo phong hàn, phát sốt sợ lạnh, ho, khí suyễn, ngực bụng trướng đầy, thai động không yên. Và có thể giải độc cua cá.

– Danh y biệt lục: Chủ hạ khí, trừ trong lạnh.

– Điền Nam bản thảo: Phát hãn, giải thương phong đau đầu, tiêu đờm, định hống suyễn.

– Bản thảo cương mục: Hành khí khoan trung, tiêu đờm, lợi Phế, hòa huyết, ôn trung giảm đau, định suyễn, an thai.

Ứng dụng

  1. Phong hàn cảm mạo: Bổn phẩm cay tán tính ấm, sức phát hãn giải biểu tán hàn khá hõan hòa, chứng nhẹ có thể đơn dụng., chứng nặng nên hợp dùng với thuốc phát tán phong hàn khác. Do nó ngòai có thể giải biểu tán hàn, trong có thể hàn khí khoan trung, vả lại có chút

kiêm công hóa đàm cầm ho, cho nên phong hàn biểu chứng mà kiêm khí trệ, ngực quản buồn đầy, lớm lòng ói nghịch, hoặc ho suyễn đờm nhiều, khá thích nghi.. Điều trị chứng trước, thường phối ngũ với thuốc Hương phụ, Trần bì v.v…như Hương Tô tán (Hòa tể cục phương). Điều trị chứng sau thường cùng dùng với Hạnh nhân, Cát cánh v.v…, như Hạnh Tô tán (Ôn bệnh điều biện).

  1. Tỳ vị khí trệ, ngực buồn nôn mửa: Bổn phẩm vị cay năng hành, năng hành khí để khoan trung trừ trướng, hòa Vị cầm ói, kiêm có công lý khí an thai, có thể dùng trị ngực quản trướng đầy trung tiêu khí cơ uất trệ, lợm lòng nôn mửa. Thiên về hàn, thường cùng dùng với thuốc ôn trung chỉ ẩu Sa nhân, Đinh hương v.v…Thiên về nhiệt, thường dùng với thuốc thanh Vị chỉ ẩu Hòang liên, Lô căn v.v…. Nếu thai khí thượng nghịch, ngực buồn nôn mửa, thai động không yên, thường phối ngũ với thuốc lý khí an thai Sa nhân, Trần bì v.v… Dùng trị thất tình uất kết, chứng Mai hạch khí đờm ngưng khí trệ, thường cùng dùng với Bán hạ, Hậu phác, Phục linh v.v…như Bán hạ Hậu phác thang (Kim quỷ yếu lược).

Ngòai ra Tử tô có thể giải độc cua cá, đối với trường hợp trúng độc do ăn cá gây bụng đau thổ tả, có thể hòa trung giải độc. Có thể đơn dụng bổn phẩm sắc thang uống, hoặc phồi ngũ với thuốc Sinh khương, Trần bì, Hoắc hương v.v…

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5 ~ 9g, không nên sắc lâu.

Kiêng kỵ

– Trung y phương dược học: Biểu hư tự ra mồ hôi và bệnh thấp nhiệt kỵ dùng.

– Bản thảo thông huyền: Uống lâu tiết chân khí người.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, trong đó chủ yếu là perilla sugar, lượng ít α-Pinene v.v…(Trung dược học).
  2. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc Tô diệp có tác dụng hõan hòa và giải nhiệt; Có tác dụng xúc tiến bài tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động ruột dạ dày; Có thể giảm bớt bài tiết phế quản, hõan giải co quắp phế quản. Thuốc sắc nước bổn phẩm đều có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ, khuẩn cầu chùm. Tử tô có thể rút ngắn thời gian đông máu. Dầu tử tô có thể làm cho đường huyết tăng cao (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị thương phong phát sốt: Tô diệp, Phòng phong, Xuyên khung đều 1 chỉ 5 phân, Trần bì 1 chỉ, Cam thảo 6 phân. Gia thêm Gừng tươi 2 lát sắc uống.

(Bất tri y bị yếu – Tô diệp thang)

+ Phương thuốc 2:Trị ho nghịch ngắn hơi: Lá thân Tử tô 1 lượng, Nhân sâm nửa lượng. Hai vị trên , giã thô sàng, mỗi lần uống thìa 3 chỉ, nước 1 chén, sắc đến 7 phân, bỏ bã uống ấm, ngày lại uống.

(Thánh tể tổng lục – Tử tô thang)

+ Phương thuốc 3:

Trị thai khí bất hòa, dồn lên tâm phúc. Trướng đầy đau nhức, gói là Tử huyền: Đại phúc bì, Xuyên khung, Bạch thược dược, Trần bì (bỏ trắng), Tử tô diệp, Đương qui (bỏ mầm, tẩm rượu) đều 1 lượng; Nhân sâm, Cam thảo (chích) đều nửa lượng. Thuốc trêncắt nhỏ, mỗi lần uống 4 chỉ, nước 1 chung rưỡi, Gừng 5 lát, Hành 7 tấc, sắc còn 7 phân, bụng đói uống ấm.

(Tế sinh phương – Tử tô ẩm)

+ Phương thuốc 4:

Trị vú ung nhọt sưng đau: Tử tô sắc nước uống nhiều lần, đồng thời giã đắp vậy.

(Hải thượng tiên phương)

+ Phương thuốc 5:Trị vết thương do kim khí ra máu: Tử tô diệp non, Tang diệp, cùng giã dán vây.

(Vĩnh lọai kiềm phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị tổn thương do ngã đánh: Tử tô giã đắp vào, miệng vết thương tự lành.

(Đàm dã ông thí nghiệm phương)

+ Phương thuốc 7:

Trị ăn cua trúng độc: Tử tô nấu nước uống vậy.

(Kim quỷ yếu lược)

+ Phương thuốc 8:

Giải trúng độc ăn cua cá: Tử tô 60g, sắc nước đặc thay trà uống, hoặc gia thêm nước gừng 10 giọt điều uống.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 9:

Trị hàn tả: Tử tô diệp 15g, sắc nước gia đường đỏ 6g quấy uống.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 10: Sa tử cung: Tử tô diệp 60g, sắc thang xông rửa.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 11: Dùng Tô diệp và lượng ít Sinh khương điều trị Viêm phế quản, theo tỉ lệ 10 : 1 chế thành dịch thuốc Tô diệp 25%, mỗi ngày sớm tối đều uống 1lần, 100ml/ 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, gián cách mỗi 2 liệu trình là 3 ngày, hiệu quả tốt.

(Hồ Nam Trung y dược học báo, 2000, 2: 16)

+ Phương thuốc 12:

Dùng Tô Tiền Lô Ngư thang (Tô diệp, Tiền hồ, Bạch cương tàm đều 5 ~ 9g, Lô căn, Ngư tinh thảo đều 9 ~ 10g, Cát cánh 3 ~ 6g) biện chứng gia giảm, điều trị 50 ca trẻ con ho, thu được hiệu quả khá tốt.

(Tap chí thực dụng Trung y dược, 1991, 3: 18)

+ Phương thuốc 13:

Dùng Hòang liên 4g, Tô diệp 4g, Ngô thù du 3g, Nhục đậu khấu 5g, Bách hợp 15g, Ô dược 10g, Sài hồ 10g, Xuyên luyện tử 10g, Thái tử sâm 10g, Cam thảo 3g tổ hợp thành Liên Tô sướng trung ẩm, điều trị 100 ca tiêu hóa không tốt tính công năng, có tác dụng điều tiết chỉnh thể công năng thần kinh tinh thần, cải thiện trở ngại công năng ruột dạ dày, thanh trừ trực khuẩn xoắn môn vị.

(Hồ Nam Trung y học viện học báo, 1999, 1: 37)

+ Phương thuốc 14:

Dùng Hòang liên Tô diệp thang (Tô diệp 30g, Hòang liên 5 ~ 6g, Bán hạ 12g, Đơn sâm 15g, Râu bắp 30g) làm phương cơ bản, gia giảm theo chứng, điều trị 25 ca suy thận mạn, thu được hiệu quả khá tốt.

(Tạp chí Trung y 1994, 12: 733)

Tử tô nghạnh (紫苏梗)

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Tử tô nghạnh

(Xuất xứ: Bản thảo mông thuyên)

– Tên khác: Tử tô hành (紫苏茎),

Tô ngạnh (苏梗), Tử tô can (紫苏杆).

– Tên Trung văn: 紫苏梗 ZISUGENG

-Tên Anh Văn: Perilla Stem

– Tên La tinh:

Perilla frutescens (L.) Britt. Var. arguta (Benth.) Hand.-Mazz. P.furtescens (L.)Britt .var .purpurascens (Hayata )H. W. Li

– Nguồn gốc: Là thân của Trứu tử tô, Tiêm tử tô v.v… thực vật họ hình môi (Labiatae).

Dược liệu Tử tô ngạnh

Thu hái

Cuối thu, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, bỏ đi cành nhỏ, lá và quả, phơi khô.

Bào chế

Bỏ tạp chất, dùng nước sau khi ngâm qua, cắt lát phơi khô

Tính vị

– Trung dược học: Vị cay, ngọt, tính ấm.

– Cương mục: Cay, ấm, không độc.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Phế.

Công dụng và chủ trị

Lý khí, thư uất, ngừng đau, an thai.

Trị khí uất, thực trệ, hung cách muộn, quản phúc đau nhức, thai khí không hòa.

– Bản thảo đồ kinh: Tuyên thông phong độc.

– Bản thảo mông thuyên: Hạ các khí, hơi ấm, người thể hơi hư nên dùng.

– Bản thảo thông huyền: Năng hành khí an thai.

– Bản thảo Sùng nguyên: Chủ khoan trung hành khí, tiêu ẩm thực, hóa đàm dãi. Trị ế cách phản vị, ngừng đau tâm phúc.

– Đắc phối bản thảo: Sơ Can, lợi Phế, lý khí, hòa huyết, giải uất, ngừng đau, cầm ho, an thai.

Cách dùng và liều dùng

Uống trong, sắc thang, 1,5 ~ 3 chỉ.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị thủy thũng: Tử tô ngạnh 8 chỉ, Đại tóan căn 3 chỉ, Lão khương bì 5 chỉ, Đông qua bì 5 chỉ. Sắc nước uống.

(Hồ Nam dược vật chí)

Tử tô tử ( 紫苏子 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Tử tô tử (Dược tính luận).

+ Tên khác: Tô tử (苏子), Hắc tô tử (黑苏子), Dã ma tử (野麻子), Thiết tô tử (铁苏子).

+ Tên Trung văn: 紫苏子 ZISUZI

+ Tên Anh Văn: PerillaFruit

+ Tên La tinh:

Dược liệu FructusPerillae; Trứu tử tô Perillafrutescens(L.)Britt.Var.Crispa(Thunb.)Hand.-Mazz.、Tiêm tử tô P.Frutescens(L.)Britt.Var.Acuta(Thunb.)Kudo nguồn gốc thực vật.

+ Nguồn gốc: Là quả của Trứu tử tô, Tiêm tử tô v.v…thực vật họ hình môi(Labiatae).

Thu hoạch

Mùa thu lúc quả đã chín cắt lấy cả gốc cây hoặc bông quả, đánh quả rơi xuống, bỏ tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Tử tô tử: sàng bỏ mạt vụn, rửa sạch, phơi khô.

Sao tử tô tử: Lấy Tử tô tử sạch bỏ vào trong nối, dùng lửa nhỏ sao đến có mùi thơm hoặc có tiếng nổ nứt ra là độ, lấy ra để nguội.

Tính vị

– Trung dược học: Cay, ấm.

– Biệt lục: Vị cay, ấm.

– Dược tính luận: Không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Đại trường.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào kinh Phế.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Thận.

Công dụng và chủ trị

Hạ khí, thanh đàm, nhuận Phế, khoan trường. Trị ho nghịch, đàm suyễn, khí trệ, táo bón.

– Biệt lục: Chủ hạ khí, trừ trong lạnh.

– Dược tính luận: Chủ thượng khí ho nghịch. Trị lãnh khí và trong lưng chân thấp phong kết khí.

– Cương mục: Trị phong thuận khí, lợi cách khoan trường, giải độc cua cá.

– Bản thảo diễn nghĩa: Trị Phế khí suyễn cấp.

Ứng dụng

  1. Ho suyễn đàm nhiều: Bổn phẩm tính chủ giáng, giỏi về giáng phế khí, hóa đờm dãi, khí giáng đờm tiêu ắt suyễn tự bình. Dùng trị đàm ủng khí nghịch, ho khí suyễn, đờm nhiều hung bĩ, thậm chí không thể nằm ngửa, thường phối với Bạch giới tử, La bặc tử, như Tam tử dưỡng thân thang (Hàn thị y thông). Nếu thượng thịnh hạ hư ho lâu đàm suyễn, thì phối hợp với lọai ôn thận hóa đàm hạ khí Nhục quế, Đương qui, Hậu phác v.v…như Tô tử giáng khí thang (Hòa tể cục phương).
  2. Trường táo tiện bí: Bổn phẩm chứa nhiều chât dầu béo, có thể nhuận táo họat trường, còn có thể giáng tiết Phế khí và giúp đại trường truyển dẫn. Thường phối với Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Qua lâu nhân v.v…, như Tử tô Ma nhân chúc (Tế sinh phương).

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5 ~ 10g; nấu cháo ăn hoặc cho vào hòan, tán.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người âm hư suyễn ho và đại tiện lỏng dùng thận trọng.

– Bản thảo phùng nguyên: Tính chủ sơ tiết, người khí hư ho lâu, âm hư suyễn nghịch, Tỳ hư đại tiện lỏng đều không thể dùng.

Thành phần hoá học

Hạt hàm chứa dầu béo (45.30%) và vitamin B1 (Trung thảo dược đại tòan).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị khí suyễn ho, thực bĩ kiêm đàm: Tử tô tử, Bạch giới tử, La bặc tử. Ba vị trên, đều rửa sạch, sao qua, đập vụn, xem chứng nào nhiều thì dùng nó làm chủ là Quân, còn lại là thứ vậy, mỗi tể không quá 3 chỉ, dùng túi nhỏ lụa đựng vậy. Nếu người đại tiện vốn thực, lúc uống gia thêm chút mật chín, nếu mùa đông lạnh, gia thêm Sinh khương 3 lát.

(Hàn thị y thông – Tam tử dưỡng thân thang)

+ Phương thuốc 2:

Thuận khí, họat đại trường: Tử tô tử, Ma tử nhân. Hai vị trên không kễ nhiều ít, nghiền nát, lọc lấy nước, nấu cháo ăn vậy.

(Thánh huệ phương – Tử tô ma nhân chúc)

+ Phương thuốc 3:

Trị ăn cua trúng độc: Tử tô tử giã nước uống vậy.

(Kim quỹ yếu lược)

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

TỬ TÔ (Tô tử, Tô hành, Tô ngạnh)

Khí vị:

Vị cay, tính ấm, không độc, vào Thủ thái âm kinh, kỵ cá Chép.

Chủ dụng:

Khai vị, hạ khí, thông Tâm, lợi Phế, có khả năng làm ấm bên trong cả bên ngoài, chữa cước khí đầy trướng, vào khí phận, huyết phận, thông cả Đại, Tiểu trường, phát biểu giải cơ, chữa thương phong, thương hàn, chỉ thống, an thai, miệng hôi có thể chữa khỏi.

Kỵ dụng:

Trường hợp khí hư, biểu hư thì cấm dùng.

TÔ TỬ: là hạt Tía tô, sao qua giã nát dùng.

Chủ dụng:

Trừ đờm, giáng khí, cắt cơn suyễn, nhuận Tâm, Phế, chỉ khái nghịch, tiêu 5 chứng cách, lợi đại tiểu tiện, trừ chứng hoắc loạn, nôn mửa, so với rễ và lá thì hạt không phát tán bằng, so với Trần bì thì nó không tiết khí, chữa các bệnh khí mà không hại khí phần, bệnh trúng thử lại càng cần nó, riêng chứng khí nghịch từ dưới rốn lên thì không thể dùng. (Sách Bản thảo nói hạ khí là không tán khí, hạt nó hạ khí dữ lắm, cho nên chứng ỉa chảy kéo dài do Tỳ Vị khí hư thì cấm dùng).

TÔ NGẠNH: Là cành Tía tô.

Chủ dụng:

An thai, hòa Vị, hạ các thứ khí, nhưng sức hơi hòa hoãn, phàm người hơi yếu thì nên dùng.

TÔ HÀNH: Là thân, cành Tía tô.

Chủ dụng:

Chuyên trị phong hàn, thấp tê.

Nhận xét:

Tử tô vốn là thuốc tán phong, người thường hay ăn do thích cái thơm tho của nó, họ đâu có biết nó tiết hết khí chân nguyên, người khí hư, biểu hư thì phải cấm dùng lá, người nhuận trường, Phế hư thì cấm dùng hạt.

Thậm chí muốn để an thai, hòa Vị cũng chẳng qua là lấy cái thơm để điều hòa chứng Vị hàn, khí trệ mà thôi, không thể không cẩn thận.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Hạnh tô tán

Hạnh nhân 12g, Tiền hồ 12g, Cát cánh 12g, chế Bán hạ 6- 8g, Chỉ xác 6-8g, Tô diệp 6-8g, Bạch linh 12-15g, Quất bì 4-6g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả, Gừng tươi 3 nhát.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày, (bài này thường chuyển thành thuốc thang)

Có tác dụng ôn tán phong hàn, tuyên Phế, hóa đờm.

Trị Phế khí không thông, đàm thấp ứ trệ, do ngoại cảm lương tảo, gặp trong các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và nhiều bệnh viêm nhiễm khác, cổ các triệu chứng: đau đầu, sợ lạnh, không có mồ hôi, ho đờm lỏng, nghẹt mũi, rêu lười trang, mạch huyền.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Tô tử giáng khí thang

Tô tử 8-12g, Tiền hồ 8-12g, Hậu phác 5-8g, Bán hạ chế 6- 12g, Đương quy 12g, Trần bì, 4-6g, Chích thảo 4-5g, Sinh khương 3 nhát, Nhục quế 2g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 6-12g, ngày 2 lần.

Có tác dụng giáng khí bình suyễn, ôn hóa, trừ thấp.

Trị ho suyễn, nhiều đờm, khó thở, ngực đầy tức, rêu lười trang bỏng hoặc trắng nhờn, mạch huyền hoạt.Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm Phế quản mạn (thể hư hàn)

Nếu đờm nhiều, khó thở nặng thêm Trầm hương để tăng tác dụng giáng khí, bình suyễn. Nếu còn biểu chứng phong hàn bỏ Nhục quế, Đương quy; thêm Ma hoàng, Hạnh nhân, Tô diệp để sơ tán phong hàn.

“Thọ thế bảo nguyên”

Bài An thai ẩm

Đương quy, Bạch thược, Trần bì, Thục địa, Xuyên khung, Tô ngạnh, Hoàng cầm, Bạch truật, Sa nhân, Cam thảo. Liều lượng mỗi vị dùng l-2đ. Dùng để an thai, phòng sẩy thai, (nên tham khảo thêm các bài Thái sơn thạch bàn tán và Tam hợp bảo thai phương).

“Bảo thai thần hiệu toàn thư”- Hải Thượng Lãn Ông

Bài Khung tô tán

Xuyên khung 3g, Bạch thược 3g, Bạch truật 3g, Hoàng cầm 3g, Tử tô 3g, Cát căn 2g, Tiền hồ 4g, Mạch môn 4g, Cam thảo 2g.

Thêm Gừng, Hành sắc uốngl lần, ngày vài thang.

Chữa có thai cảm sốt, nóng rét, nhức dầu.

“Tuệ Tĩnh toàn tập”

Bài Chữa thương hàn mùa đông, mồ hôi không ra được, dùng lá Tía tô sắc mười lăm phút, bỏ vung, đậy rổ, đặt 2 chân lên, lấy mền trùm kín để xông, khi nước hơi nguội thì ngâm chân vào. Rất hiệu nghiệm.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Bổ thận lý phế khí thang

Thục địa 12g, Hạnh nhân 4g, Bạch linh 8g, Ma hoàng 4g, Tô tử 8g, Đảng sâm 12g, Sơn dược 15g, Đương quy 8g, Ngũ vị tử 4g, Bổ cốt chỉ 15g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa hen Phế quản và giản Phế nang.

Gia giảm:

Người đờm ít, không thông lợi thêm Tang bì 6g, Đông qua tử 15g; ngực đầy tắc, gặp lạnh nặng thêm gia Can Khương 3g, Quế chi 4g, nhiều đờm hoặc tiêu hóa không tốt thêm Trần bì 6g, Bạch truật 6g; họng khô, lòng bàn tay, chân nóng, mạch tế sác bỏ Bổ cốt chỉ, thêm Địa cốt bì 15g.

0/50 ratings
Bình luận đóng