Bổ ích tễ chủ yếu là điều trị hư chứng, chính là dùng thuốc tư bổ, cường tráng tạo thành, để bổ ích khí, huyết, âm dương của cơ thể, từ đó mà bài thuốc khiến tiêu trừ hoặc cải thiện 1 loại hư chứng. Đây là khái niệm tạo ra thành phần bài thuốc, tác dụng của bài thuốc để điều trị hư chứng, có thể là loại trừ một phần hoặc khỏi hoàn toàn, có thể mức độ cải thiện khác nhau.
Căn cứ lý luận hướng dẫn của thuốc bổ ích, “hư giả bổ chi”, “tổn giả ích chi”, “hình bất túc giả ôn chi dĩ khí, tinh bất túc giả bổ chi dĩ vị”. Căn cứ biện chứng phân biệt khí huyết âm dương tân dịch tinh, vì chỗ bất túc mà tạo thành các loại chứng bệnh, thì thông qua bổ ích tễ để tiến hành điều trị. Ở đây giải thích được câu “ Lao giả ôn chi”. Vì lao thì thương khí, tiêu hao khí, “lao tắc khí hao”, nên phải dùng thuốc cam ôn để bổ khí.
Phân loại của thuốc bổ ích khá nhiều, có thể căn cứ vào nguyên tắc phối ngũ phân làm 4 loại.
Vừa bàn về mục đích của bổ ích tễ là trị hư chứng, thành phần của nó là lấy thuốc tư bổ cường tráng là chính. Trong phương tễ cũng phần nhiều dùng đến thuốc bổ, bắt đầu từ thuốc giải biểu, trong nhiều bài thuốc cũng dùng thuốc bổ ích. Ví dụ trong thuốc phù chính giải biểu cũng có thuốc ích khí, trợ dương, tư âm, bổ huyết. Trước đây khi nói đến vấn đề này cũng nói quá lên chút, trong bài thuốc như vậy dùng thuốc bổ ích không phải là bổ hư, mà là vì chính khí hư mà có ngoại tà, xem xét không qua thuốc bổ ích phù trợ chính khí để khứ tà, hoặc xem xét dùng bài thuốc khứ tà tuy khứ bệnh, nhưng khiến chính khí thêm hư. Phối ngũ thuốc bổ ích đều là từ mục đích như vậy mà xem xét. Do đó trước đây thuốc bổ ích trong sách vở đều thuộc khứ ta. Từ lý luận trên mà nói, không chỉ xác định chính xác vị trí phối ngũ của nó, càng là trên vị trí phối ngũ quyết định đến lượng dùng của nó. Ví dụ: trong công bổ kiêm thi luôn đề cập đến làm sao phối ngũ nhân sâm và đại hoàng, tỷ lệ lượng dùng đều đưa ra 1 số ở giữa để tham khảo, số ở giữa này, căn cứ của nó, xuất phát điểm của nó là để giải quyết khi thực tà, tuy một mặt tồn tại chính khí hư, nhưng không phải qua phương tễ như vậy, ứng dụng cái gọi là phương pháp công bổ kiêm thi tức khứ tà, mà bổ hư chỉ là qua phối hợp phù chính để đạt mục đích khứ tà. Như vậy vấn đề này hoàn toàn khác với bổ ích tễ. Mục đích của bổ ích tễ rất rõ ràng, chính là trị hư. Nếu không, mục đích không rõ, chọn thuốc, định lượng để tạo thành phương tễ đều có vấn đề, hoặc để lại điều trị sai, mà lại là nguyên nhân bệnh chứng ngày càng nặng.
Bổ ích tễ trên lâm sàng điều trị là một phương pháp lớn, là một phương diện lớn. Vì khi cơ thể hư, nếu không hiểu được dùng phương pháp bổ, không biết dùng bổ ích tễ để điều trị, thì hư sẽ không phục hồi được, hư không hồi phục được, không đơn giản chỉ là vấn đề sức khỏe còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trước đây có câu “Bất năng trị kỳ hư, an vấn kỳ dư ?” Đương nhiên câu nói này nói quá tính quan trọng của Bổ ích tễ. Các phương pháp chữa bệnh đều có đặc điểm, giá trị riêng, nhưng có thể giải thích từ đây, bổ ích tễ điều trị hư chứng trên lâm sàng rất thường dùng, trong điều trị là một trong các phương pháp điều trị chủ yếu. Ngoài ra còn cần suy xét một chút, trước đây cũng đưa ra nhiều lần, chúng ta khi điều trị một bệnh, cần suy xét đến hai phương diện. Hư chứng tất nhiên dùng bổ, cái này rất rõ ràng, Nhưng không phải hư chứng tức tái gọi là “ đại thực hữu luy trạng” và một bộ vị nào đó hư cũng cần suy xét vấn đề. Trước đây đưa ra một nguyên tắc trị “hữu giả cầu chi, vô giả cầu chi, thịnh giả tác chi, hư giả tắc chi”, khi xem một bệnh đều cần xem xét bệnh nhân có hư chứng không, hư ở đâu? Chỉ sau khi xem xét rõ cái này, khi dùng thuốc tâm lý mới có thể khác được. Trước đây trong các phương tễ thương đưa ra, có phương tễ không thể muốn là được ngay, muốn bệnh nhân mau phục hồi mà thêm lượng nhiều, đó là phiến diện, lại tạo thành hiệu quả không tốt. Ví dụ: phát hãn quá nhiều gây ra vong dương, thương khí, thương tân. Tả hạ cũng như vậy, đặc biệt khi nhiệt kết, một mặt chính hư không xét ra, chỉ lo xét trong bụng có nhiệt kết, mà dùng lượng lớn đại hoàng, vốn nên dùng 3 tiền, sau khi sử dụng bội thêm thì đau giảm, nhưng một khi ta hạ xong chính khí cũng theo đó mà thoát ra. Nên khi điều trị, cần qua kinh nghiệm nhiều lần. Ngoài ra, cụ thể dùng thuốc cũng nhiều lần đề cập đến, thuốc có 1 vấn đề chia làm 2, thuốc trong điều trị có đặc thù của nó, có khi tác dụng không chỉ là một, do đó còn cần xem xét tác dụng khác của nó và điều trị hiện tại có đều thích hợp không. Nếu như bản thân thuốc dùng quá thì chính là khuyết điểm. Do đó vấn đề này đều là câu hỏi mang tính nguyên tắc. Trong khi học phương tễ, làm sao lĩnh hội, làm sao nẵm rõ kinh nghiệm dùng thuốc của tiền nhân, cũng chính là nói đến quy luật phối ngũ, ở phương diện này đều cần xét kỹ. Do vậy hôm nay đưa ra vấn đề này, 1 là nói rõ ý nghĩa quan trọng của bổ ích tễ trị hư, 1 là nói rõ trong điều trị nên làm sai nhìn nhận hư.
Bên dưới đơn giản bàn 1 chút về bổ có mấy phương pháp, chính là giảng nghĩa phần trên đã đưa ra, có bình bổ, tuấn bổ, chính bổ, tương sinh bổ.
Đầu tiên bàn một chút câu “tổn kỳ phế giả ích kỳ khí” trong “ Nội kinh”. Căn cứ ngũ tạng tiến hành bổ là một phương pháp chính bổ, chính là nói nơi nào hư thì bổ nơi đó. Vì phế chủ khí toàn thân, người khí hư đầu tiên phế khí bất túc, vì phế cơ thể có thể nhân chân khí của trời, lại không thể khiến tinh vi trong đồ ăn hóa thành khí, khí của nó vốn ở tỳ, vị, nguồn từ thận. Do đó khí một khi hư, nguồn của nó một khi bất túc, đầu tiên biểu hiện là phế khí bất túc, nên trên góc độ này đưa ra “ Tổn kỳ Phế giả ích kỳ khí”, đồng thời cần chú ý “hư tắc bổ kỳ mẫu”. Đây là dựa vào đặc điểm của công năng ngũ tạng mà đưa ra. Ngoài ra, vấn đề này không thể lý giải phiến diện, đối với Trung y mà nói cần lý giải trong mối liên hệ đa phương diện. Ví dụ: Bách hợp cố kim thang, Mạch môn đông thang, Phế có vấn đề gì không? Phế ngoài khí ra còn có vấn đề phế âm không? có vấn đề của Âm hư phế táo không? Nên ở đây nhấn mạnh đặc điểm của nó, “tổn kỳ Phế giả ích kỳ khí” chính là đưa ra đặc điểm, là phương diện chủ yếu cần suy xét, nhưng không phải là phương diện duy nhất. Câu này đều là như vậy. Ở đây cần bàn về cái gọi là “ tương sinh bổ” có phải là chính bổ. Từ câu vừa nói trên cũng lý giải được, Bách hợp cố kim thang là bổ gì vậy? Ngoài trừ đàm chỉ khái huyết ra, nó là phế thận âm hư, nó là bổ phế thận. Ngoài bổ phế ra, đầu tiên là dùng Sinh địa, Thục địa bổ thận, đây chính là dựa vào vấn đề liên quan tạng phủ mà ra. Ví dụ, vừa nói đến “ Tổn kỳ Phế giả ích kỳ khí”, có khí không bổ phế mà bổ tỳ, vì thổ có thể sinh kim, nên áp dụng phương pháp bổ thổ (tỳ) sinh kim (phế). Còn tiết tả lâu ngày của tỳ hư hàn, không cùng biện pháp kiện tỳ, mà dùng biện pháp ôn thận dương, bổ hỏa mệnh môn, tức phương pháp bổ hỏa sinh thổ. Trong thuật ngữ này có nội dung cụ thể của nó. Nội dung cụ thể chính là dựa vào liên hệ tương sinh tương khắc của tạng phủ, mối liên hệ này vô cùng mật thiết. Đây cùng chính là vận dụng lâm sàng thuyết “ chỉnh thể thống nhất” và “ khi trị bệnh lấy người làm gốc” của Trung y.
Còn có 1 loại chính là không phải trực tiếp bổ vào bộ phận có bệnh, hư nhược mà là bổ bộ phận khác, khiến bộ phận này đầy đủ, phục hồi. Đây là dựa vào lý luận tương quan tạng phủ, cũng là chính là cái gọi là học thuyết tương sinh mà ra. Đây là phương pháp thường dùng trong bổ ích tễ. Ngoài ra, còn có vấn đề bình bổ. Bình bổ chính là hoãn bổ, là bệnh tuy nghiêm trọng nhưng không nguy cấp, có thể đồng thời áp dụng thủ pháp bình hòa, xem xét mọi mặt, khiến cơ thể hư nhược dần có thể sung thực, khỏe lại. Ví dụ, Trước đây nói về tứ nghịch thang trong hồi dương cứu nghịch, nói nó là bổ tễ cũng được, nó cũng là bổ dương, nó là tình trạng âm thịnh dương vi, dương khí muốn thoát. Trong tình trạng như vậy rất nguy hiểm, cần cấp tốc cứu nguy. Nhưng trong tình trạng bình thường thì cần suy xét mối tương quan của nó. Bổ âm và dương có mối liên hệ gì, bổ khí và huyết có mối liên hệ gì? Vừa rồi liên tục đề cập đến, thuốc thường có lọi thì cũng có hại, cái lợi của nó dùng thái quá cũng là cái xấu. Dùng thuốc nhiệt của bổ dương tất nhiên thương âm, khi không cần thiết, nếu dùng lượng nhiều thì dẫn đến âm hư. Trước đây cũng nói qua về vấn đề này. Có khi âm hư mà dương phục hồi là còn tốt, nếu âm hư mà dương còn chưa phục hồi thì sẽ biến thanh một vấn đề lớn.
Vấn đề thứ hai, có những thứ bổ một chút là được, có những thứ không phải bổ một chút mà sinh ra. Bổ âm cũng tốt, bổ huyết cũng tốt, vật hữu hình không phải là vừa bổ cái là có thể sung thực, phục hồi được, nó là từ từ mà sinh ra, nên gọi “ huyết hữu hình không thể sinh ra nhanh, khí vô hình làm vững mau được” . Trong tình trạng này, cũng chỉ có áp dụng phương pháp bình bổ, khiến nó từ từ hồi phục. Ngoài ra, vừa nhắc đến tứ nghịch thang, hãy giải thích tại sao chia nó thành khứ hàn tễ mà không chia là bổ dương tễ? từ mấy điểm điều trị hư chứng vừa nói, mục đích điều trị của nó khác nhau. Tác dụng của tứ nghịch thang là hồi dương cứu thoát, và không thể khiến hư dương của nó thoáng cái đã phục hồi, đã sung thực. Do đó khi dùng bổ, Trung y dùng trung dược nhấn mạnh Vương đạo, thái quá bất cập đều là bệnh, không thể thiên (nghiêng về), không đến khi nguy cấp, dùng thuốc bổ lại gây bất túc, không gây hữu dư. Thực tế trong các phương tễ điều trị đều là tình trạng này. Trước đây đưa ra đại độc trị bệnh, thường độc trị bệnh, tiểu độc trị bệnh, vô độc trị bệnh. Vô độc trị bệnh cũng chỉ là 10 bỏ đi chín, chính là dưới sự trợ giúp của dược lực khiến bệnh nhân dần khôi phục công năng bản thân, từ đó hoàn toàn khỏe lại. Đây chính là vì sao cần dùng thuốc bình bổ, không phải tuấn bổ, chính là nói trong tình trạng khác nhau áp dụng thủ pháp khác nhau. Thương đều áp dụng phương pháp bình bổ, khi nguy cấp cần cấp trị, như vậy mới cần tuấn bổ.
Ngoài ra còn bổ sung quan điểm một vài cá nhân. Trung dược gọi là bổ, “ Hình bất túc giả ôn chi dĩ khí” cũng tốt, “ tinh bất túc giả bổ chi dĩ vị” cũng tốt, một vài thuốc “ huyết nhục hữu tình chi phẩm” trong Trung dược có thể bổ được tinh huyết của con người cũng tốt, mục đích chủ yếu là đó, Trung y trị bệnh là duy trì, khôi phục, tăng thêm năng lực sinh trưởng. Khí hư cũng khỏi, Huyết hư cũng khỏi, Dương hư cũng khỏi, Âm hư cũng khỏi, nói lợi dùng khả năng của tự cơ thể bạn khiến cơ thể bạn duy trì, phục hồi, nâng cao sức khỏe lên, nhưng không phải bạn nói bạn thiếu máu tôi cho bạn máu, cũng không phải là nói vị thuốc này có mối liên hệ trực tiếp nào đó với thành phần huyết dịch, phương tễ bổ huyết nói ở đây chính là như vậy. Do đó nó khiến sinh cơ, chính khí tức công năng sinh lý của cơ thể từ từ hồi phục lại. Cũng chính vì vậy nên hiệu quả của điều trị hư chứng bền vững. Ví dụ đơn giản như: khi điều trị thiếu máu thiếu sắt bằng Trung y, vị thuốc nào có sắt không biết được, nhưng căn cứ biện chứng luận trị, sau khi cho thuốc lập phương, hồng cầu sẽ tăng lên, đồng thời tăng lên không ngừng, cho đến khi khôi phục bình thường, đồng thời ổn định thì dừng, không dễ tái phát lị. Trung y dùng thuốc không phải là thiếu cái gì thì cho cái đó, mà xem xét đến nguyên nhân thiếu gì, từ nguyên nhân để điều chỉnh, khiến nó trở lại bình thường, để nâng cao lên. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mọi người bàn về tuấn bổ và bình bổ. Do đó có khi vội vàng không được, chỉ là vội vàng còn sinh ra cái xấu.
Còn có tình trạng Trung y dùng phương pháp bổ có 1 tranh luận, rút cục là tiên thiên là chỉ hay hậu thiên là chủ? Rút cục là bổ tỳ hay bổ thận là tốt? Vì trong học phái của Trung y có 2 loại, một là nhấn mạnh bổ tỳ không bằng bổ thận, vì hậu thiên cần dựa vào tiên thiên, chính là đề cao vấn đề hỏa sinh thổ, nhưng cũng có người nói, tiên thiên được dựa vào hậu thiện, vì hậu thiên đồ ăn hóa thành tinh khí. Do đó, đối với vấn đề này với cách giảng nghĩa của Trình Chung Linh trong “ y học tâm ngộ” nói khá đáng tin, chính là không lý luận trên khái niệm hư luận, mà là khi điều trị lấy chứng là xuất phát điểm, là dựa vào khách quan. Nếu thận không hư chí là tỳ hư, thì bổ thận, tuy tỳ thận có liên quan, nhưng không phải nói tỳ hư thì tất nhiên thận hu, hoặc ngược lại nói thận hư tất nhiên tỳ hư, đây đều không phải là tất nhiên. Do đó cần lấy chứng là chủ, không hư thì không bổ, cái gì hư bổ thì bổ cái đó, cả hai đều hư thì bổ đồng thời cả hai.
Bên dưới bàn vấn đề vận dụng thuốc bổ ích tễ nên chú ý. Điểm thứ nhất, cần chú ý thực sự là hư chứng dùng thuốc bổ ích. Trong cơ sở lý luận cũng nói đến vấn đề giả hàn, giả nhiệt. “ Đại thực có thể trạng gầy” tức bệnh đại thực có thể sản sinh ra chứng trạng giả hư, nên nhấn mạnh cần biện rõ ràng nguyên nhân ở đây. Đặc biệt hư cũng có thể sinh ra tình trạng giả thực, lấy tình trạng ở trên mà nói, như Đới dương tận quản là giả nhiệt, nhưng rất giống thực chứng, nhiệt quyết rất giống hư chứng. Nên vấn đề này cần xem xét rõ ràng. Vì ở đây liên quan đến vấn đề cần lưu ý thứ 2. Sau khi biện chứng chính xác hư chứng, cần xem có ngoại tà không. Thường nói nên tiên khứ tà hậu bổ hư, trong tình trạng nào đó, cũng có thể hư thực cùng chữa. Ví dụ này trước đây đã nói rồi. Trước đây nhấn mạnh phù chính giải biểu cũng khỏi, công bổ kiêm trị cũng khỏi, sau đó 1 vài phương tễ khác cung đều đều tình trạng này, tức trị hư cùng trị thực. Nhưng có 1 điểm, không phải quên trị thực, mà là nói không quên khứ tà, không phải dùng bổ hư thuần túy. Chỉ có hư chứng thuần túy mới có thể cùng bổ ích tễ, có tà thường khứ tà trước, khi cần thiết mới dùng, nên dùng đồng thời cùng thuốc khứ tà. Trong tình trạng đặc thù mới có thể bổ hư để cố thoát, chính là nói khi bệnh đã nguy cấp rồi, để cáp cứu có thể bổ hư trước. Còn 1 trường hợp đặc thù, chính là hư của bệnh nhân khá nghiêm trọng, nhưng bị tà không nặng, cã ngoại tà nhưng ngoại tà không nghiêm trọng, thông qua bổ hư thì có thể khứ tà. Như bổ trung ích khí thang thì có thể trị khí hư ngoại tà.
Còn cần vấn đề là bổ hư, bổ hư một khi bất đầu thì cần đặt ra vấn đề khí, huyết, âm, dương. Danh từ trên có thể phân chia, để tiện cho việc học tập cũng như có thể phân chia nó rõ ràng, thực tế trên lâm sàng bệnh không xuất hiện dựa trên phân chia, đây là 1 vấn đề. Vấn đề thứ hai, qua lý giải nhiều lần chúng ta đã biết khí huyết âm dương thứ tương hỗ nhau. Khí huyết vốn là khác từ cùng loại, âm dương cũng chuyển hóa lẫn nhau, do đó bệnh khí huyết âm dương là ảnh hưởng lẫn nhau. Khi nó xuất hiện rõ chứng bệnh, thì cần kiêm trị, khi chưa xuất hiện chứng trạng cần chú ý bổ khí không thương huyết, bổ âm không thương dương. Ngược lại cũng như vậy, bổ huyết không thương khí, bổ dương không thương âm. Cân chú ý là khi khí huyết đều hư, hoặc âm dương đều hư, trong điều trị cần phân rõ chủ thứ. Trên thực tế lấy mấy điểm quy kết làm 1, chính là cần phân rõ chủ thứ, biện chứng cần chính xác, mới có thể khiến bổ ích tễ được mạnh hơn, được chuẩn hơn.
Lại có điểm này, “ bổ” có tranh luận bổ tỳ bổ thận. Ý này cần phải hiểu, chính là nói dùng bổ cần bảo vệ vị khí. Chúng ta thường nói bổ khí phòng ủng, tư âm phòng trệ. Thuốc bổ âm thì trệ, thuốc bổ khí nhiều vị cam ôn, cam hoãn thì khí ủng, sau khi khí ủng sự thăng giáng bị ảnh hưởng, sau khi tư trệ sự thu nạp và vận hóa bị ảnh hưởng. Sự thăng giáng, thu nạp bị ảnh hưởng, đầu tiên chính là tác dụng của thuốc phát huy bình thường, nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thủy cốc tinh vi. Vừa rồi nhấn mạnh bổ ích là để duy trì nó, khôi phục nó, nâng cao nó khiến nó tự sinh, đây là chủ yếu. Nếu công năng chủ yếu của “ tự sinh” sau khi ảnh hưởng liên tiếp thì không đạt được mục đích, thậm chí sinh thêm cái xấu khác, nên cần chú ý bảo vệ vị khí.
Trước đây đã nói đến dùng bổ trung ích khí có tiêu chí khách quan, ngoài tự khôi phục ra, là cần quan sát ngay bệnh nhân ăn cơm, nhìn ăn cơm là thấy tăng thêm hay giảm đi rồi.
Tăng thêm rồi thì rõ ràng hiệu quả tốt, rõ ràng thuốc dùng đúng rồi, nếu sau khi uống thuốc bổ rồi không muốn ăn cơm, nếu không phải do nguyên nhân khác, thì xem xét là nguyên nhân ở chỗ nào. Gọi cái đó là nguyên nhân khác, là chỉ bệnh nhân vốn vị không tốt mà lại bị lạnh, hoặc vì vui vẻ ăn nhiều, còn do vị không tốt lại ăn quá nhiều…tạo thành cảm giác không muốn ăn gì. Loại bỏ các nguyên nhân này, nếu không phải do nguyên nhân khác thì cần xem xét có phải thuốc dùng quá mức không, hoặc là thuốc dùng không đúng rồi. Vì Trung y rất nhấn mạnh ăn uống, trước đây có câu “ tướng chúc nhập vị tắc hư giả hoạt”. Bệnh nhân hư, chỉ cần ăn cháo thì có thể sống, rõ ràng vị khí anh ta vẫn còn. Còn có câu “an cốc tắc xương”. Còn “vô độc trị bệnh, thấp khứ kỳ cửu, cốc nhục quả thái, ẩm dưỡng tận chi. Vô sử quá chi, thương kỳ chính dã.” Điểm này là cần chú ý. Một là khi điều trị hư chứng, cần bảo bệnh nhân chú ý nơi sinh hoạt, thận trọng ăn uống, giữ tinh thần, tránh giận dữ. Dùng câu nói này chính là làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cảm xúc thư sướng, không nói nghỉ ngơi tuyệt đối, nhưng làm việc và nghỉ ngơi căn cứ vào tình trạng thể dục của anh ta cần nghiêm túc, mức độ tùy người mà khác. Nên bệnh nhân có thời gian tự rèn luyện được không, khi này cần căn cứ vào tình trạng thể chất bệnh nhân mà tiến hành tập luyện. Không phải vừa nghe chạy đường dài tốt là bảo bệnh nhân mỗi ngày chạy 10km, nên cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà định. Đây chính là cái gọi là giữ tinh thần. Giữ tinh thần, trước đây còn có câu “ thanh tâm quả dục”, chính là không vọng tưởng, một là không tư tưởng không phân tán, một là làm không làm chuyện không tưởng, mà không phải kêu gọi người ta tu thân học đạo, thoát ly hồng trần. Thận trọng ăn uống chính là định thời, định lượng, hàn nhiệt thích hợp, không ăn quá nhiều một thứ.
Chú ý cuối cùng của dùng thuốc bổ chính là thời gian dùng thuốc. Trước đây phương tễ cũng có nói vấn đề thời gian dùng thuốc, cách uống thuốc, trong bài thuốc nào đó đều cần chú ý. Ví dụ, thuốc Trung y giải biểu, tả hạ đều là thuốc khứ tà, nếu thuốc giải biểu sáng sớm uống 1 lượt, đợi đến tối trước khi ngủ uống thêm 1 lượt, khoảng cách là mười mấy tiếng, thì không cách nào đạt được mục đích phát hãn.Vì hiệu lực lần sắc đầu tiên và lần 2 nối tiếp không được. Thuốc tả hạ cũng như vậy. Bệnh nhân có nhiệt tích, ở đây chúng ta dùng là đại thừa khí thang, nhưng lần sắc đầu tiên của đại thừa khí thang chỉ là một phần công hiệu, thuốc uống 1 lần hiệu lực chưa đạt được, vậy cần bao lâu thì được uống lần 2, tác dụng của hai lần sắc thuốc có thể cùng hợp lại mà phát sinh, đạt được tác dụng tả hạ. Tích sẽ hết, nhiệt sẽ thanh. Nếu thời gian cách nhau quá dài thì không thể được. Cái này có thể giải thích khá dễ, ví dụ nói có người có thể uống rượu nhưng uống nửa cân rượu đã say, nhưng nếu như đem nửa cân rượu chia 2 lần uống, sáng sớm uống 1 lần, tối uống 1 lần, thì anh ra 1 chút cũng không sao. Đạo lý chính là vậy. Nên có khi dùng thuốc giải biểu, hãn không ra biểu không giải, khi khám lại không hỏi rõ uống thuốc đã qua bao lâu thì lại cho anh ta tăng thêm lượng, sau khi thêm lượng thì sắc lần hai thuốc 1 khối uống, thì sẽ ra mồ hôi quá nhiều mà khí âm lưỡng thương. Nhưng dùng thuốc bổ tại sao phải chú ý thời gian dùng thuốc? Vì bên trước đã nói qua, thuốc bổ dễ sinh hiện tượng ủng trệ, mặc cho phối ngũ của bạn tốt, nhưng bệnh nhân uống thuốc rất tùy tiện, hoặc uống thuốc rất mau, hoặc cách 1 khoảng thời gian dài, đây là không tốt.
Còn 1 điểm cần đưa ra, chính là thói quen uống thuốc rất xấu, tức trong đêm khi ngủ uống 1 lần, sáng sớm dậy uống 1 lần, bụng rỗng uống thuốc, sau đó nhanh chóng ăn cơm, nhanh chóng ra của đi làm, đi học, kết quả bệnh không trị khỏi, lại xuất hiện thêm bệnh dạ dày. Đồng thời thuốc như vậy khoảng cách 1 đêm thời gian là quá dài. Ngoài ra, còn có tình trạng cần nói với mọi người là kinh nghiệm mà ra, không có lý luận nhiều, chính là cơ thể người thuốc hấp thu rồi phát huy tác dụng chủ yếu là khi nửa đêm, khi 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, tức tử thời. Với cách nói của Trung y trước đây, khi đó khí của thiên địa âm dương giao hoán, khí của thân thể con người đang tiến hành một loại giao hoán, chỉ có điều đây là học thuyết không phải thực nghiệm trên cơ thể người mà chứng thực được. Tuy nhiên có vài thí nghiệm kiểm chứng một loại thuốc nào đó khi nào uống hiệu quả khá tốt, nhưng đó là thí nghiệm dược vật cá biệt, những điều mà ta nói trên phần nhiều là từ thực tiễn phát hiện ra, đặc biệt là bệnh ngoại cảm, nó bước ngoặt thực sự thường là khi đó, do đó thuốc như vậy thường mau chóng uống trước tử thời thì khá tốt. Đây là nhân tiện nói về thuốc bổ ích đề cập vấn đề này. Nên nhất định cần nói cho bệnh nhân cần dựa theo lời dặn của thầy thuốc mà uống thuốc. Mà bản thân thầy thuốc cũng phải hiểu được điều này.