Khái niệm
Tiểu tiện không thông chỉ chứng trạng bài tiết tiểu tiện khó khăn, nghiêm trọng hơn có khi tiểu tiện ra từng giọt cũng khó.
Danh xưng chứng này trong tài liệu cổ phần nhiều bất nhất: Tố vấn – Tuyên minh ngũ khí luận gọi là “Long”, Tố vấn – Chi chân yếu đại luận gọi là “Bất đắc tiểu tiện“, Tố vấn – Ngữ thường chí đại luận gọi là “Long bế” Tố vấn – Tý luận gọi là “Bào tý”, Linh khu – Kinh mạch gọi là” Bế long”. Linh khu – Bản du thiên gọi là “Bê long”, “Niệu Long”. Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình gọi là “Long hội”, “Hội long”. Cảnh nhạc toàn thư – Long bế luận chứng gọi là “ Tiêu thủy bất thông”, Thọ thế bảo nguyên gọi là “ Niệu sưu bất thông”.
Cần chú ý phân biệt chứng này với hai chứng tiểu tiện không lợi và chứng tiểu tiện đau, Tiểu tiện không lợi là lượng nước tiểu ít mà bài tiết không thoải mái. Tiểu tiện đau là chỉ khi đi tiểu tiện có cảm giác đau niệu đạo.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Tiểu tiện không thông do hạ tiêu thấp nhiệt: Có chứng tiểu tiện không thông thường kiêm chứng tiểu tiện đau, tiểu tiện vặt nhiều lần, tiểu tiện vội, có khi tiểu tiện cảm giác nóng rát, kiêm các chứng đắng miệng, khát không muốn uống, đại tiện không dễ dàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Trầm Sác hoặc Nhu Sác.
Tiểu tiện không thông do Phế khí úng trệ: Có chứng tiểu tiện không thông, tức ngực, khái thấu thỏ gấp, khó thở, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch Nhu Sác.
Tiểu tiện không thông do trung khí bất túc: Có chứng tiểu tiện bài tiết khó khăn, mỏi mệt đoản hơi, kém ăn, bụng trướng đầy, tiểu tiện trướng trệ, đại tiện lỏnơ loãng, lưỡi nhợt rêu trắng mỏng mạch Trầm Nhược.
Tiểu tiện không thông do Thận khí bất túc: Có chứng bài tiết tiểu tiện yếu sức, có ý mót tiểu tiện luôn và bài tiết khó khăn, lưng gối đau mỏi, đầu ngón tay chân không ấm, chất lưỡi nhạt có vết răng, rêu trắng mỏng, mạch Trầm Tế bộ xích Nhược.
Tiểu tiện không thông do Can khí uất kết: Có chứng tiểu tiện không thông hoặc thông mà không dễ chịu, tính chí uất kết, hay bực dọc dễ cáu giận, hai bên sườn khó chịu, đêm ngủ không yên, hay mê, miệng đắng nuốt chua, lười đỏ rêu vàng mỏng, mạch Huyền.
Tiểu tiện không thông do niệu đạo bí ứ nghẽn: Có chứng nước tiểu không bài tiết được hoặc lúc thôns lúc vít, bụng trướng đầy đau, chất lưỡi tía tối, có nốt ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch sắc.
Phân tích
- Chứng Tiểu tiện không thông do hạ tiêu thấp nhiệt với chứng Tiểu tiện không thông do Phế khí úng trệ: Đều là thực chứng. Loại trôn vị trí bệnh ở Hạ tiêu, Chư bệnh nguyên hậu luận – Tiểu tiện bệnh chư hậu viết: “Tiểu tiện không thông, do Bàng quang với Thận đều có nhiệt gây nên”. Thấp nhiệt nghẽn trệ ở Bàng quang hoặc di nhiệt đến Bàng quang, thấp nhiệt với nhiệt câu kết, Bàng quang khí hóa không đều dẫn đến tiểu tiện không thông, Loại sau gốc bệnh vốn ở Thượng tiêu, mà triệu chứng lại xuât hiện ở Hạ tiêu, Phế là thượng nguồn của nước, Phế khí không trong lành, sự lưu thông thủy đạo không lợi, liên lụy tới hạ tiêu mà thành tiểu tiện không thông, Điểm chuẩn đoán phân biệt là; Hạ tiêu thấp nhiệt thì tiểu tiện vàng sẻn, khi tiểu tiện có cảm giác đau buốt nóng rát. Phế khí úng trệ thì nước tiểu không vàng lắm, nói chung không có cảm giác nóng rát, hạ tiêu tháp nhiệt thì biểu hiện chủ yếu các chứng trạng ở Hạ tiêu, Phế khí úng trệ thì chứng trạng ở trên ở dưới đồng thời xuất hiện. Hạ tiêu thấp nhiệt thì thấy hiện tượng thấp nhiệt nung nấu ở trong, Phế khí úng trệ thì biểu hiện đầy đủ chứng khí trệ. Khi điều trị, Tiểu tiện không thông do hạ tiêu thấp nhiệt phải xử trí thẳng vào hạ tiêu, dùng phép thanh lợi thấp nhiệt thông lợi tiểu tiện, dùng phương Bát chính tán. Chứng Tiểu tiện không thông do Phế khí úng trệ áp dụng biện pháp bệnh ở dưới chữa ở trên mở nắp bình cho thông bên dưới, như dùng cách làm cho hắt hơi, làm cho mửa để mở đường Phế khí, nhiệt nung nấu lâu ngày có thể uống Thanh Phế ẩm linh hoạt gia các vị thông lợi tiểu tiện.
- Chứng Tiểu tiện không thông do Trung khí bất túc với chứng Tiểu tiện không thông do Thận khí bất túc:
Đều thuộc hư chứng, tiểu tiện khó khăn đều do không có sức bài tiết, Loại trên do tỳ khí vốn hư hoặc mệt nhọc hại Tỳ hoặc ăn uống không điều hòa hao thương trung khí, khí hư thiếu sức nên không có sức đẩy tiểu tiện. Loại sau bệnh ở Thận có thể do ốm lâu hao thương Thận dương, hoặc người cao tuổi thể trạng suy dương khí bất túc, hoặc do buông thả hại Thận, Thận khí không hóa nôn không có sức bài tiết tiểu tiện. Yếu điểm phân biệt là: trung khí bất túc thì thường thấy biểu hiện Tỳ kiện vận không mạnh và trung khí hạ hãm, bài tiết tiểu tiện khó khăn lúc phát lúc ngưng, lúc nhẹ lúc nặng, thường do hao khí quá độ mà bệnh tăng hoặc dụ phát. Thận khí bất túc phần nhiều có hiện tượng Thận dương khuy hư, xuất hiện cùng một lúc Thận hư không co thắt, mót tiểu tiện luôn luôn, sức bàí tiết tiểu tiện yếu nên tiểu tiện không thông. Loại trên điều trị theo phép bổ trung ích khí, thông lợi tiểu tiện, dùng phương Bổ trung ích khí thang gia giảm. Loại sau dùng phép ôn dương ích khí, bổ Thận lợi niệu, dùng phương “Tê sinh” Thận khí hoàn.
- Chứng Tiểu tiện không thông do Can khí uất kết:
Chứng này do tình chí không điều hòa, Can mất sự điều đạt, sơ tiết không lợi nên tiểu tiện không thông, có đầy đủ các chứng trạng Can khí uất kết, Điều trị nôn sơ Can !v khí, thông lợi tiểu tiện dùng bài Trầm hươnơ tán hoặc hợp với Sài hồ sơ Can tán gia giảm.
- Chứng Tiểu tiện không thông do niệu đạo ứ nghẽn: Chứng này cũng thuộc thực chứng, vì ứ huyết thanh cục hoặc sỏi đá vít tắc gây nên, Nếu do ứ huyết có thể vì vấp ngã bị đòn tổn thương, khí trệ huyết ứ, huyết nhiệt nung nấu thành ứ là những nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện tiểu tiện không thône chủ yếu là tiểu tiện trướng vít, đau buốt không di chuyển, hoặc xuất hiện trong bụng có khôi sưnv lưỡi tía tôi, có nốt ứ huyết, mạch Sác. Điều trị nên hànn ứ tán kết, thông lợi thủy đạo, dùng phương Đại để đương hoàn gia giảm.
Nếu do sỏi đá có thể do thấp nhiệt uất kết ở Hạ tiêu, lâu ngày nước tiểu nung nấu thành đá; cũng có thể do Can uất hóa hỏa dị nhiệt xuống hạ tiêu nung nấu nước tiểu thành đá: cũng có thể do ham ăn đồ ngọt béo, thấp nhiệt từ trong sinh ra dồn xuống hạ tiêu nung nấu nước tiểu thành đá. sỏi đá kích thích niệu đạo đến nỗi đau thắt như dao cắt, tiểu tiện thông thì chứng trạng dịu đi, khi điều trị, Can uất khí trệ có thể chọn dùng phương Niệu thạch số I, thấp nhiệt nung nấu ở trong nên dùng phương Niệu thạch số II.
Trích dẫn y văn
– Tiểu tiện không thông, có các loại khí hư, huyết hư, có đàm, do phong bế, do thực nhiệt, Khí hư thì dùng Sâm, Kỳ, Thăng ma, trước uống sau mửa, hoặc trong khi dùng Sâm, Kỳ lại làm cho mửa. Huyết hư thì dùng Tứ vật thang trước uống sau mửa hoặc trong khi uống Khung qui thang làm cho mửa cũng được. Đàm nhiều thì dùng Nhị trần thang trước uống sau mửa. Trở lên đều là phép làm cho mửa. Nếu đàm khí vít tắc, dùng Nhị trần thang gia Mộc thông, Hương phụ làm cho mửa để nâng khí lên, khí được nâng lên thì thủy tự giáng xuống, bởi vì khí chuyển tải được thủy. Có chứng Thực nhiệt thì nên lợi dùng Sa đường thang hoà vào vài ba phân bột Khiên ngưu hoặc Sơn chi,
Có nhiệt có thấp, có khí kết ở dưới, nên dùng các phép thanh, phép táo, phép thăng (Đan Khê Tâm pháp – Tiểu tiện hất thông).
– Có trường hợp tiểu tiện không thông, một giọt cũng không ra được cấp bách tưởng chết, Tâm phiền vật vã khát nước đòi uống mà ucmg vào bệnh càng tăng, người ta cho là Tiểu trường quá nhiệt, ai biết rằng đó là Tâm hoả quá thịnh. Nghĩ như Tâm biểu lý với Tiểu trường, Tiểu trường nhiệt cực mà long bế, đó là nhiệt ở Tâm mà long bế vậy, Bởi vì Tiểu trường có thể mở đóng được, đều trách cứ vào khí tương thông của Tâm Thận, Bây giờ Tâm hoả quá nhiệt thì thanh khí không giao với Tiểu trường nên bị cái hoả bạo liệt thúc bách, Tiểu trường có dương không có âm thì làm sao chuyển hóa được? Tiểu trường đã không chuyển hóa, thì Bàng quang làm sao thay được chuyển hóa tà khí ở Tiểu trường? Huống chi khí của Tâm Thận đã không vào được Tiểu trường, cũng làm sao vào được Bàng quang để chuyển hóa được thủy? Phép chữa tả cái hoả ở trong Tâm kiêm lợi Bàng quang thì Tâm khí thông, tiểu tiện cũng thông (Biện chứng lục – Tiểu tiện bất thông môn)