Theo nghiên cứu, trực khuẩn gây bệnh thương hàn (trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và phó thương hàn Salmonella paratyphi A, B, C) có thể sống trong đất tới vài tháng, 2 – 3 tuần trong nước thường trong nước đá 2 – 3 tháng, đặc biệt trực khuẩn thương hàn có thể sống trong nước sôi tới 5 phút… Do có sức sống và sức đề kháng khá mãnh liệt như vậy nên thời kỳ trước những năm 50 của thế kỷ 20, thương hàn được coi là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó có thể giết người hàng loạt bởi tính chất truyền nhiễm cấp tính, lại có nhiều biến chứng nặng nề. Cho đến nay, mặc dù y học đã phát triển nhưng thương hàn vẫn còn là căn bệnh nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thành dịch (năm 1998, ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh thương hàn là 27/10 vạn người dân, tỉ lệ tử vong là 0,02/10 vạn người dân).

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, gây tổn thương đặc hiệu ở ruột, tập trung chủ yếu ở đoạn hồi – manh tràng (vùng chung quanh điểm tiếp nối giữa ruột non và ruột già). Khi trực khuẩn thương hàn theo đường tiêu hoá vào đến dạ dày, một số vi khuẩn đã bị tiêu diệt bởi dịch acid ở dạ dày, số còn lại xuống ruột xâm nhập vào hạch mạc treo ruột và phát triển khá nhanh ở đây. Thời gian ủ bệnh thường từ 7 – 15 ngày (có thể chỉ 3 ngày hoặc kéo dài tới 2 tháng) người bệnh không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt, bởi vi khuẩn từ các hạch mạc treo vào máu lần thứ nhất cũng đã bị các tế bào võng nội mô của cơ thể tiêu diệt một phần tại gan, lách, tuỷ xương v.v… Tuy nhiên một SC) vi khuẩn chưa bị tiêu diệt sẽ lại tăng sinh ở nhiều cơ quan khác, đặc biệt là túi mật, và từ đó xâm nhập trở lại vào máu lần thứ hai và gây nên tổn thương viêm loét, phù nề, hoại tử ở các phủ tạng, nhất là bộ máy tiêu hoá.

Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn

Điều khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh thương hàn là thời kỳ khởi phát của bệnh diễn biến từ từ với các dấu hiệu như nhức đầu mệt mỏi, ăn ngủ kém, ù tai, nghe kém, sốt tăng dần kèm theo gai gai rét. Thường thì đến giai đoạn toàn phát người bệnh mới phát hiện ra bởi các triệu chứng khá rầm rộ: Liên tục sốt ở nhiệt độ 39 – 40°C; có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh như sảng mộng; tay run giống như bắt chuồn chuồn… Điển hình nhất là bệnh nhân có ánh mắt đờ đẫn, vẻ mặt vô cảm tuy vậy nhận biết được xung quanh (trạng thái typhös), nặng hơn nữa là li bì mê sảng – hôn mê rất hiếm gặp; trên da xuất hiện ban rất nhỏ, màu hồng, kích thước vài milimét, tập trung ở mạn sườn, ngực, bụng; bụng trướng, đau nhẹ, đi ngoài 5 – 6 lần trong ngày, phân sền sệt màu vàng nâu rất kham, gan lách to; mạch thường chậm hơn so với nhiệt độ (dấu hiệu cổ điển là mạch nhiệt phân ly), tiếng tim mờ, huyết áp thường giảm; về hô hấp, có thể gặp viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Về xét nghiệm, bạch cầu bình thường hoặc giảm, cấy máu ở tuần đầu của bệnh phân lập được vi khuẩn tới 90% (tuần thứ ba và thứ tư của tỉ lệ cấy máu dương tính (+) giảm chỉ còn khoảng 30%). Lưu ý phải cấy máu trước khi dùng thuốc kháng sinh. Trường hợp nghi ngờ bệnh thương hàn nhưng cấy máu 2 – 3 lần đều âm tính (-) thì có thể cấy tuỷ xương. Nếu ở cơ sở y tế có đủ điều kiện có thể cấy tuỷ xương, chẩn đoán huyết thanh, làm phản ứng Widal kết hợp với test IFA, ELIZA, PCR. .. để tránh nhầm lẫn (hiện tượng tính giả).

Do tính nhạy cảm của trực khuẩn thương hàn nên trước việc dùng kháng sinh và vaccin khá dễ dãi như vừa qua, nhiều thể lâm sàng khác xuất hiện như: Thể ẩn (không có triệu chứng lâm sàng nhưng xét nghiệm lại thấy vi khuẩn); thể không điển hình (sốt kéo dài, mạch – nhiệt không phân ly, rối loạn tiêu hoá…); thể kéo dài và hay tái phát. Các thể lâm sàng kể trên làm cho việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thương hàn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó biến chứng của bệnh hết sức nguy hiểm; xuất huyết đường tiêu hoá (chiếm khoảng 15%); thủng ruột (1 – 3%); viêm cơ tim; truỵ tim mạch (do choảng nội độc tố của vi khuẩn); viêm túi mật, viêm gan; các biến chứng như viêm não, viêm động – tĩnh mạch, viêm đài bể thận … hiếm gặp hơn.

Về điều trị, bên cạnh việc bù nước điện giải, dùng kháng sinh đặc hiệu, dùng thuốc trợ tim, an thần… việc áp dụng một chế độ ít một (không cho ăn no), ăn lỏng, thức ăn mềm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng là vô cùng cần thiết, về thuốc kháng sinh đặc hiệu, trước đây chloramphenicol là loại kháng sinh được ưa dùng bởi hiệu quả cao trong điều trị, nhưng thời gian gần đây do thuốc gây ức chế tuỷ xương, làm giảm bạch cầu và có hiện tượng kháng thuốc khá phổ biến nên người ta ít khi dùng (ampicillin, bactrim cũng đã bị vi khuẩn kháng thuốc). Kháng sinh được khuyến cáo nên dùng hiện nay là cephalosporin thế hệ thứ ba và íluoroquinolon như rocefin, claforan, ciprofloxacin… bởi thuốc cắt sốt nhanh, ít tác dụng phụ, ít tái phát. Trong trường hợp có biến chứng, nên dùng corticoid khi có choáng nội độc tố) bất động, chườm lạnh, truyền máu tươi… nếu biến chứng chảy máu; chống sốc và tiến hành phẫu thuật, nếu bệnh nhân bị biến chứng thủng ruột.

Đề phòng bệnh thương hàn hiệu quả, ngoài việc cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải của bệnh nhân, cần phải điều trị cho cả những người lành mang trùng. Ớ những vùng có bệnh thương hàn lưu hành có thể dùng vaccin thương hàn (vaccin TAB) để phòng bệnh. Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường, kiểm soát nguồn nước, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…

0/50 ratings
Bình luận đóng