KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN.             Từ “Tanin” được dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin được định nghĩa là những hợp chất polyphenol có trong thực vật có vị chát được phát hiện dương tính với “thí nghiệm thuộc da” và được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột … Xem tiếp

PHÂN LOẠI TANIN

II. PHÂN LOẠI:             Có thể chia làm 2 loại chính:             Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic. Loại tanin này có những đặc điểm sau: – Khi thuỷ phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose (xem công thức hamamelitanin ở phần dưới). Phần không phải là đường là các acid.Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid … Xem tiếp

Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic

1. Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic. Loại tanin này có những đặc điểm sau: – Khi thuỷ phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose (xem công thức hamamelitanin ở phần dưới). Phần không phải là đường là các acid.Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic.             Ngoài acid gallic ra người ta còn gặp … Xem tiếp

Tanin ngưng tụ hay còn được gọi là tanin pyrocatechic

2. Tanin ngưng tụ hay còn được gọi là tanin pyrocatechic              Loại tanin này có những đặc điểm sau: – Dưới tác dụng của acid hoặc enzym dễ tạo thành chất đỏ tanin hay phlobaphen. Phlobaphen rất ít tan trong nước là sản phẩm của sự trùng hiệp hoá kèm theo oxy hoá, do đó tanin pyrocatechic còn được gọi là phlobatanin. Phlobaphen là đặc trưng của một số dược liệu như vỏ canh ki na, vỏ quế… – Khi cất khô thì cho pyrocatechin là chủ yếu. – … Xem tiếp

Tanin hỗn hợp

3. Tanin hỗn hợp Ngoài 2 loại tanin chính, còn có một loại tanin khác. Loại này được tạo thành trong cây do sự kết hợp giữa 2 loại tanin nói trên. Trong phân tử có dây nối C-glycosid giữa C-6 hay C-8 của flavonoid và C-1 của glucose. Những carbon còn lại của glucose thì nối với acid hexahydroxydiphenic theo dây nối ester. Ví dụ tanin trong cây Quercus stenophylla, lá ổi và lá chè. Cũng cần chú ý rằng trong một số nguyên liệu thực vật có thể … Xem tiếp

CHIẾT XUẤT TANIN

III. CHIẾT XUẤT             Tanin hầu như không tan trong các dung môi kém phân cực, tan được trong cồn loãng, tốt nhất là nước nóng. Hiệu suất chiết được nâng cao nếu được tác động bằng siêu âm. Sau khi chiết bằng nước, có thể tủa tanin bằng (NH4)2SO4, lọc, lấy tủa, hoà lại trong aceton nước ( 6:1), cất đến khô rồi rửa bằng ether. Trong quá trình chiết xuất, muốn tránh sự oxy hoá thì có thể cho thêm vào dịch chiết một ít acid ascorbic hoặc … Xem tiếp

TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TANIN

IV. TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH:             – Tanin có vị chát, làm săn da, tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ.             – Thí nghiệm thuộc da. Lấy một miếng “da sống chế sẵn” ngâm vào dung dịch acid hydrochloric 2% rồi rửa với nước cất, sau đó thả vào dung dịch định thử trong 5 phút. Rửa lại với nước cất rồi nhúng vào dung dịch sắt (II) sulfat 1%. Nếu miếng da có màu … Xem tiếp

SẮC KÝ TANIN

V. SẮC KÝ.             Trong một dược liệu thường chứa một hỗn hợp tanin phức tạp gồm rất nhiều đồng phân và nhiều dẫn chất ở các mức độ polymer hoá khác nhau. Sắc ký đô tanin của một dược liệu cũng là “điểm chỉ” để nhận biết dược liệu đó. Sắc ký cũng là 1 phương tiện để phân tích những monomer tiền sinh ra tanin và những sản phẩm sau khi hoá giáng tanin.             Dịch chiết để tiến hành sắc ký nên dùng nước hoặc methanol nước. … Xem tiếp

ĐỊNH LƯỢNG TANIN

VI. ĐỊNH LƯỢNG:             Có nhiều phương pháp: Phương pháp bột da. Nguyên tắc của phương pháp: chiết tanin trong dược liệu bằng cách đun với nước cất nhiều lần cho đến khi nước cất âm tính với thuốc thử sắt ba rồi chia nước chiết thành 2 mẫu. Một mẫu trích một thể tích chính xác đem bốc hơi, sấy khô, cân; mẫu còn lại thì cho thêm bột da, quấy lọc, phần dịch lọc trích một thể tích như trên đem bốc hơi rồi cân. Sư chênh lệch … Xem tiếp

Định lượng tanin bằng phương pháp bột da

1. Phương pháp bột da. Nguyên tắc của phương pháp: chiết tanin trong dược liệu bằng cách đun với nước cất nhiều lần cho đến khi nước cất âm tính với thuốc thử sắt ba rồi chia nước chiết thành 2 mẫu. Một mẫu trích một thể tích chính xác đem bốc hơi, sấy khô, cân; mẫu còn lại thì cho thêm bột da, quấy lọc, phần dịch lọc trích một thể tích như trên đem bốc hơi rồi cân. Sư chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cho phép … Xem tiếp

Định lượng tanin bằng phương pháp oxy hoá

2. Phương pháp oxy hoá. (Phương pháp Lowenthal)             Chiết tanin trong dược liệu bằng nước như phương pháp trên. Pha loãng rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1N, chỉ thị màu là dung dịch sulfo-indigo, 1ml KMnO4 tương ứng với 4,157mg tanin.             Dược điển Việt Nam và Liên Xô qui định định lượng tanin bằng phương pháp này.             Vì trong dược liệu ngoài tanin cũng còn một số chất khác cũng bị KMnO4 oxy hoá nên có khi người ta chuẩn độ trước và sau khi … Xem tiếp

Định lương tanin bằng phương pháp tạo tủa với đồng acetat

Phương pháp tạo tủa với đồng acetat. Chiết tanin trong dược liệu bằng cồn 60o, thêm dung dịch đồng acetat 15%, lọc tủa, sấy, cân. Nung tủa sẽ thu được đồng oxyd. Lấy hiệu số giữa đồng tanat và đồng oxyd rồi qui về phần trăm.             Có thể kết hợp phương pháp tạo tủa nói trên với phương pháp đo Iod: Chiết tanin trong dược liệu bằng nước, nếu có pectin thì tủa bằng cồn, sau đó thêm một lượng chính xác dung dịch đồng acetat đã biết độ … Xem tiếp

Định lượng tanin bằng phương pháp đo màu với thuốc thử Folin

Phương pháp đo màu với thuốc thử Folin.             Thuốc thử là dung dịch acid phosphowolframic (10g natri wolframat đun 3 giờ với 8ml H3PO4 85% + 15ml nước, gạn lấy dung dịch).             Dịch chiết nước cho tác dụng với thuốc thử trên trong môi trường kiềm natri carbonat. Sau đó xác định mật độ quang của dung dịch màu xanh tạo thành sau 120 giây. Để loại trừ sai số thừa do những chất không phải tanin, người ta tiến hành 2 mẫu: một mẫu thì loại tanin … Xem tiếp

TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TANIN VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN

VII. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG.             – Ở trong cây, tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất, các quá trình oxy hoá khử .             – Là những chất đa phenol, tanin có tính kháng khuẩn nên có vai trò bảo vệ cho cây.             – Dung dịch tanin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc nên ứng dụng làm thuốc săn da. Tanin còn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, … Xem tiếp

NGŨ BỘI TỬ-Galla

NGŨ BỘI TỬ Galla             Có hai loại ngũ bội tử Âu và ngũ bội tử Á.  Ngũ bội tử Âu là tổ tạo nên của một loài côn trùng cánh màng – Cynips gallae tinctoriae Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sên – Quercus lusitanica Lamk. var. infectoria Olivier. Trong quá trình phát triển của sâu non các mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển to dần tạo thành tổ sâu. Ngũ bội tử Á do loài sâu Schlechtendalia … Xem tiếp