Mục lục
1- Không nên coi thường việc nuôi con bằng sữa mẹ
Có những bà mẹ trẻ có rất nhiều sữa, nhưng lại đi học thói quen làm đẹp của người nước ngoài, không chịu cho con bú. Đó thật là một điều đáng tiếc.
Về mặt miễn dịch học, dinh dưỡng học, sinh lý và tâm lý học, sữa mẹ đều có công năng đặc biệt. Sữa mẹ có chất dinh dưỡng cao, có một tỷ lệ prôtêin, chất béo, chất đường rất cân đối, rất dễ hấp thu. Sữa mẹ còn có hàm lượng men giúp cho việc tiêu hoá và một số lớn chất kháng thể đề kháng bệnh tật. Trong sữa mẹ có hàm lượng lớn vitamin như vitamin D, E v.v…có thể thúc đẩy sự phát triển công năng của các cơ quan trong cơ thể hài nhi. Các chất khoáng trong sữa mẹ thì ngoài chất canxi là chính, còn có các chất kali, natri, phôtpho, chất sắt, chất cơlorine v.v… có thể điều tiết công năng sinh lý của trẻ. Sữa mẹ còn có thể kết hợp với chất quá mẫn ở trong ruột, cho nên có tác dụng chống lại sự quá mẫn cảm. Sữa mẹ không có vi khuẩn, nhiệt độ thích hợp, nuôi trẻ rất thuận tiện. Cho trẻ bú có thể thông qua sự phản xạ phân tiết trong thần kinh, giúp cho tử cung co lại, giảm bớt việc ra nhiều máu sau khi đẻ và cơ hội để sinh bệnh, do đó mà giúp cho người mẹ được khoẻ mạnh. Cũng nhờ bú sữa mẹ mà đứa con được sự âu yếm và chăm sóc nhiều hơn của người mẹ. Như vậy sẽ giúp cho việc phát triển trí lực và thể lực của đứa trẻ Về mặt phát triển tâm lý thì nuôi con bằng sữa mẹ cũng có tác dụng rất tốt. Cho nên chúng ta nên nuôi con bằng sữa mẹ.
2- Trường hợp nào không nên nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc rất nên đề xướng. Song có một số bà mẹ thì lại không nên cho con bú sữa của mình.
Những người mẹ bị bệnh lao phổi, bệnh viêm gan, bệnh kiết lỵ, bệnh thương hàn v.v… thì không nên cho con bú.
Người mẹ mắc những bệnh nặng như bệnh tim, bệnh viêm thận mãn tính, bệnh đái tháo đường và những bệnh mãn tính sút cân liên tục như bệnh ung thư v.v… thì không nên cho con bú.
Những người mẹ bị bệnh phiền muộn, bệnh thần kinh phân liệt nặng thì không nên cho con bú.
Những người mẹ đẻ con ra đã bị bệnh đường huyết bán nhũ hoặc bệnh trong nước tiểu có benzen xêtôn thì phải lập tức ngừng ngay việc cho con bú.
3- Trẻ thơ nào không nên bú sữa mẹ
Sữa mẹ tuy là thức ăn lý tưởng nhất của trẻ thơ, song có những trẻ lại không được bú sữa mẹ.
Những đứa trẻ có bệnh quá mẫn cảm, sau khi bú sữa mẹ thì sinh ra bệnh quá mẫn cảm. Những bệnh thường thấy là bệnh hoàng đàm, táo bón, biếng ăn, gày yếu, mệt mỏi, ăn không tiêu v.v… Những trẻ em bị sứt môi bẩm sinh, vì không ngậm được đầu vú của mẹ nên mất mất khả năng bú sữa mẹ.
4- Không nên bỏ sữa non
Có một số người bị ảnh hưởng của quan niệm cũ, cho rằng sau khi đẻ, những giọt sữa đầu tiên chảy ra là “ bẩn ”, hoặc cho rằng những giọt sữa đầu tiên rất loãng, không có giá trị dinh dưỡng, nên thường bỏ đi, như vậy thật là đáng tiếc.
Sữa non là chỉ những giọt sữa chảy ra trong 5 ngày sau khi đẻ. Sữa non không những không “ bẩn ”, mà còn có chất dinh dưỡng cao nhất, trong đó thành phần miễn dịch cao đến mức những giọt sữa sau này không thể nào sánh được. Qua kiểm nghiệm, người ta phát hiện ra rằng trong sữa non có 52,3% bạch tế bào trung tính, 39,7% phệ tế bào đơn hạt, 5,68% tiểu thể sữa non, 2,14% tế bào lâm ba. Tất cả những loại tế bào này đều có công năng miễn dịch nhất định, thích hợp với nhu cầu phát triển nhanh chóng của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là trong sữa non hàm lượng lòng trắng trứng hạt miễn dịch và vi lượng nguyên tố kẽm nhiều nhất (ngày đầu tiên sau khi đẻ, sữa non có hàm lượng cao gấp 13,5 lần hàm lượng trong máu của người lớn). Chất lòng trắng trứng của hạt miễn dịch có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá và đường hô hấp đối với trẻ sơ sinh, có thể ngăn chặn vi trùng bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ, đề phòng trẻ sơ sinh khỏi bị đau bụng tiêu chảy, cảm cúm và viêm phế quản; những hạt nhân phát triển ở trong sữa non có thể thúc đẩy sự trưởng thành của dạ dày và ruột chóng thành thục, và có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của những vật quá mẫn cảm từ bên ngoài vào. Sữa non còn có thể thúc đẩy phân su bài tiết ra ngoài, cũng như tiêu trừ hoàng đàm, có thể tránh được đầy bụng và hạch hoàng đàm có thể gây bệnh.