Cây hoa đu đủ đã giới thiệu ở phần hoa đu đủ. Quả đu đủ không chỉ để làm thực phẩm mà còn được dùng để chế biến thuốc chữa bệnh.
Tên khác: Phiên mộc, phiên qua thụ, mác rẩu, cà lào (Tày), má hống (Thái)
Tên khoa học: Carica papaya L.
Họ Đu đủ (Papayaceae)
Mục lục
MÔ TẢ
Cây nhỏ có thân thẳng, không phân nhánh, có nhiều sẹo to. Lá mọc so le, có cuống dài, thường tụ tập ở ngọn, phiến xẻ 5 – 7 thùy sâu, các thùy lại chia tiếp thành những thùy nhỏ, gân lá hình chân vịt, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt.
Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, mọc ở kẽ lá, màu vàng nhạt. Cụm hoa đực mảnh và dài, phân nhiều nhánh, đài và tràng có 5 phiến, nhị xếp thành 2 vòng, nhụy tiêu giảm; cụm hoa cái có ít hoa, bao hoa như hoa đực, bầu 1 ô, nhiều lá noãn.
Quả mọng to, thuôn dài, màu vàng đỏ khi chín; hạt màu đen.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 10.
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Đu đủ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Từ loài hoang dại có quả nhỏ, người ta đã thuần hóa, chọn lọc và cải tạo ra nhiều giống lai có quả to, năng suất cao. Đu đủ phân bố hầu hết ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm.
Ở Việt Nam, đu đủ là cây trồng lâu đòi và phổ biến trong nhân dân với nhiều giống khác nhau tùy theo từng vùng sinh thái. Cây không trồng được ở vùng núi cao lạnh.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN
Rễ và lá đu đủ, thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Hoa, thu hái khi đã nở, lấy ngay tại cây càng tốt, dùng tươi.
Quả xanh và quả chín, thu hái khi đã già, đôi khi quả non cũng được dùng.
Nhựa lấy từ lá tươi và quả xanh, dùng ngay.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Lá đu đủ chứa các alcaloid carpain, pseudocarpain, cholin, saponin.
Quả đu đủ xanh chứa papain, nhựa, acid hữu cơ, các vitamin Bl, B2, c, carotenoid, cryptoxanthin, viola- xanthin, đường.
Nhựa từ quả cũng chứa carpain. Hạt có glucotro- paeolin.
Quả chín cũng có các thành phần như trong quả xanh, nhưng lượng đường, các vitamin và carotenoid cao hơn.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Cao chiết từ lá, vỏ quả và hạt đu đủ có tác dụng kháng khuẩn.
Hạt đu đủ có tác dụng trừ giun (giun đũa và giun kim). Papain tác động lên vết rắn cắn có tác dụng hủy nọc rắn nhanh chóng.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thí nghiệm khả năng ngừa thai của quả đu đủ thấy có kết quả tốt. Vì vậy, phụ nữ Ấn Độ và Sri Lanca không ăn đu đủ chín trong thời kỳ thai nghén sẽ dễ bị sẩy thai hoặc đẻ non. Ăn đu đủ xanh trong 3 ngày liên tục cũng dễ bị đẻ thiếu tháng.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Quả đu đủ xanh có vị đắng hơi ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu trệ mạnh. Nhựa quả đu đủ xanh có tác dụng chống đông máu, trừ giun đũa. Hạt quả đu đủ có tác dụng trừ giun, hạ sốt lợi trung tiện, điều kinh v.v…
Lá đu đủ tươi, giã nát, gói vào miếng gạc, đắp vào hai bên thái dương để chữa đau đầu. Lá phơi khô (30 – 50g) sắc lấy nước đặc rửa có tác dụng sát khuẩn vết thương, vết loét. Để thịt chóng mềm và dừ (đối với loại thịt cứng và dai), lấy lá đu đủ tươi gói lại và để trong vài giờ rồi mới đun nấu. Những năm gần đây, lá đu đủ được dùng rất phổ biến để chữa bệnh ung thư, theo cách làm sau: Lấy lá tươi (loại lá bánh tẻ) 3 – 7 cái, tước nhỏ kể cả cuống lá (không dùng dao) rồi sắc với nước, thêm đường, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng thời gian dài.
Nhựa chích từ lá đu đủ tươi được dùng bôi chữa hột cơm, chai chân, hắc lào mới phát, nốt tàn nhang, eczema. Chất papain có tác dụng làm giảm độc tính của alcaloid của hạt mã tiền với liều 12,5g trung hòa được một liều độc là 2,5mg.
- Hoa đu đủ đực tươi (10 – 20g) trộn với đường phèn hoặc mật ong, hấp chín rồi nghiền nát, cho trẻ uống làm 2 – 3 lần trong ngày để chữa ho. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức chữa ho sau: Hoa đu đủ đực (15g), xạ can (10g), rễ mạch môn (10g), lá húng chanh (10g). Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín, rồi nghiền nát; ngày ngậm 2 – 3 lần, nuốt nước dần dần. Dùng 3 – 5 ngày.
- Quả đu đủ xanh cũng được dùng trong gia chánh để nấu với thịt cứng và dai cho chóng dừ để ăn dễ tiếu. Về mặt y học, quả đu đủ xanh được dùng trong chữa đau loét dạ dày, đầy bụng khó tiêu. Lấy quả xanh gọt vỏ, bổ đôi, bỏ hột, thái miếng, nấu thật dừ nhuyễn, thêm nước mắm hoặc muối, ăn làm hai lần trong ngày trước mỗi bữa ăn. Có thể làm bột đu đủ để dùng theo cách sau: Chọn quả đu đủ xanh già, gọt sạch vỏ, bỏ hột, đem xát vào một miếng sắt tây có đục nhiều lỗ thủng nhỏ thành sợi, đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô, tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Dùng ngoài, quả đu đủ xanh gọt bỏ vỏ ngoài và hột, rửa sạch, thái miếng rồi nghiền nát, lấy nước bôi mặt chữa nám má, tàn nhang. Để chữa áp xe, sưng tấy, ứ huyết, lấy một quả đu đủ xanh còn non, bổ đôi, hơ lửa cho nóng, rồi áp vào chỗ đau, day đi day lại nhiều lần đến khi nguội, lại hơ nóng, tiếp tục làm vài lần là khỏi. Hoặc lấy quả đu đủ non to bằng quả trứng, rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ với một củ tỏi, đắp lên chỗ đau, băng lại. Ngày làm hai lần.
Nhựa chích từ quả đu đủ xanh trộn với bột hàn the và nước, dùng bôi hàng ngày chữa lở đầu, lở mặt.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng nhựa và quả đu đủ xanh.
- Quả đu đủ chín được dùng bồi bổ sức khỏe, có tác dụng giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn nhiều đu đủ chín thấy ra giun kim. Người hay bị táo bón nên ăn đu đủ chín đều đặn hàng ngày để thông đại tiện.
BÀI THUỐC:
- Chữa rắn cắn: Lá đu đủ (80g), lá hoặc quả ớt (50g), rễ chỉ thiên (50g). Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước rồi gạn uống, lấy bã đắp.
- Chữa ho gà: Hoa đu đủ đực (15g), vỏ quýt khô (20g, tẩm nước gừng sao), vỏ rễ dâu (30g, tẩm mật, sao), vỏ khế chua (30g, sao vàng), chua me đất hoa vàng (30g), cam thảo đất (30g), lá chanh non (30g), nghệ vàng (15g), lá lốt (40g), rau má (40g). Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 7 ngày.
- Hoa đu đủ đực (20g), vỏ quýt lâu năm (20g), vỏ rễ dâu (20g), bách bộ (12g), phèn phi (12g). Hoa đu đủ sao vàng, vỏ rễ dâu tẩm mật, sao. Tất cả trộn đều, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần. Trẻ em 1 – 5 tuổi mỗi lần 1 – 4g; 5-10 tuổi, 5 – 8g. (Kinh nghiệm của Tổ Đông y – điều dưỡng Sầm Sơn, Thanh Hóa).
- Hoa đu đủ đực (100g), dây tơ hồng (100g), rau má (70g), lá xương sông (40g), lá hẹ (30g). sắc với 3 lít nước còn 1 lít. Lọc. Thêm 150g đường trắng. Ngày uống hai lần, mỗi lần 200ml.
- Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực (15g), lá hẹ (15g), hạt chanh (10g), nước (20ml). Nghiền nát dược liệu với nước, thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
- Chữa đau niệu đạo, đái buốt, đái rắt, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (40g), lá bạc thau (60g), đậu đen (40g), phác tiêu (4g). sắc lấy nước đặc, uống làm 3 lần vào lúc đói.
- Chữa sưng tấy, ứ huyết, bắp chuối: Quả đu đủ xanh (12g), lá na (12g), muối ăn (12g), vôi tôi (4g). Tất cả giã nát, đắp, băng lại. Ngày làm một lần trong nhiều ngày.
- Chữa thiếu sữa: Đu đủ xanh (50g), lá sung (50g, lá có tật tốt hơn), chân giò lợn (1 cái) hoặc móng giò lợn (3 – 4 cái), gạo nếp (100g). Chân giò hoặc móng, cạo sạch, chặt thành miếng nhỏ. Đu đủ gọt vỏ, bỏ hột, thái nhỏ. Lá sung rửa sạch, băm nát. Tất cả trộn đều, hầm với gạo nếp cho thật nhừ. Ăn trong một ngày. Dùng vài ngày. Có khi còn gia thêm quả mít non (dái mít, 50g), lõi thông thảo (10g) và hạt mùi (5g, để sống).Theo Đông y, quả đu đủ chín có vị ngọt, tính mát. Tác dụng bảo vệ tim mạch, tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, góp phần chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, tích cực, góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tăng cường chức năng phổi, đặc biệt là thuốc phòng ung thư tiền liệt tuyến.
Thuốc ứng dụng từ quả đu đủ:
Bài 1. Thuốc chữa viêm dạ dày
+ Quả đu đủ chín 50g
+ Táo tây quả to 30g
+ Mía tím 50g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 250ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. cần uống liền 11 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh đau lưng mỏi gối
+ Quả đu đủ xanh 50g
+ Ngưu tất 30g
+ Hoàng kỳ 20g
+ Kỷ tử 10g
+ Cam thảo 3g
+ Đậu tương 15g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa, khỉ còn 250ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khỉ ăn. cần uống liền 11 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa áp xe vú sưng tấy, ứ máu
+ Quả đu đủ non ( 1 quả) 40g
+ Tỏi ( 1 củ) 10g
Quả đu đủ non rửa sạch, ngâm nước muối nóng 10 phút, sau đó cùng tỏi giã cho vào gạc đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc một lần.
Bài 4. Thuốc lợi sữa
+ Quả đu đủ xanh 50g
+ Lá sung 50g
+ Quả mít non 50g
+ Gạo nếp 30g
+ Móng giò lợn 150g
Tất cả làm sạch, cho vào nồi cùng nước ninh nhừ thành cháo. Chia 2 lần cho người bệnh ăn hết trong ngày, lúc đói. Cần ăn liền 5 ngày.
Bài 5. Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày
+ Quả đu đủ xanh (1 quả) 70g
+ Thịt gà ta 50g
Quả đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt rửa sạch; thịt gà ta rửa sạch cho vào bụng quả đu đủ, đem hầm cách thủy. Khi chín chia 2 lần cho người bệnh ăn trong ngày, lúc đói. cần ăn 9 ngày liền.
Bài 6. Thuốc chữa trướng bụng, đầy hơi khó tiêu
+ Quả đu đủ chín 200g
+ Gừng tươi 5g
+ Tỏi 5g
Quả đu đủ chín gọt bỏ vỏ, cắt hạt lựu; gừng, tỏi làm sạch giã nhỏ lọc lấy 50ml nước đặc cho vào đu đủ đem hấp cách thủy, sau 10 phút cho người bệnh ăn, ngày 1 lần trước khi ăn cơm. Cần làm 11 ngày liền.
Bài 7. Thuốc chữa bệnh táo bón
+ Quả đu đủ chín 100g
+ Khoai lang 100g
+ Đường đỏ 30g
Quả đu đủ chín gọt bỏ vỏ, hạt; khoai lang luộc chín, cả hai thứ dầm nát cho đường đỏ vào trộn đều, đem hấp cách thủy, sau 10 phút là được. Món ăn để nguội rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân, người bệnh ăn món đu đủ này trước khi ăn sáng, cần ăn liền 5 ngày.
Bài 8. Món ăn bổ dưỡng
+ Quả đu đủ chín 300g
+ Đường phèn 30g
Quả đu đủ chín gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, cho vào bát to cùng đường phèn đem hấp cách thủy. Khỉ chín cho người bệnh ăn lúc đói, ngày 2 lần. cần ăn liền 11 ngày.
Lưu ý: Đu đủ chín, đu đủ xanh là món án không dành cho phụ nữ có thai vì không có lợi cho thai nhi.
Trái đu đủ trị tan sạn mật, sạn thận, trị sốt rét
- Đu đủ làm tan sạn thận sạn mật
Trường hợp bị mắc chứng sạn thận hay sạn túi mật, nếu là sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi bằng quả trứng. Nhưng nếu là sạn gai, giống như quả ké, sẽ gây đau đớn, khó chịu. Nhiều trường hợp phải mổ 9-10 lần mà vẫn không hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc, chất calci trong máu vẫn còn, mà gốc còn thì tất sẽ mọc trở lại. Nếu mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ cắt được cái ngọn. Phương pháp trị bệnh sạn theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh có thể là một giải pháp tốt.
Trái đu đủ xanh khoảng 300g, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột, giữ nguyên vỏ, cho Vi muỗng cà phê muối vô trong, nâu. cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ.
Sau khi ăn một thời gian (5 – 20 lần) thì thấy sạn đã tiêu mất.
- Nhựa đu đủ trị sốt rét rừng
Những người bị chứng sốt rét định kỳ, cứ cách ngày hay mấy ngày nhất định, đúng giờ là lên cơn sốt, càng cách lâu (1-2 tháng) thì càng khó trị. Một số người đã uống nước pha nhựa đu đủ (khoảng 7 – 9 giọt) thì dứt được bệnh.
- Lá đu đủ trị rắn độc cắn
Khi bị rắn cắn, lấy ngay lá đu đủ, bứt lấy 7 khúc đầu nhọn của chót lá đu đủ (dài chừng 1 ngón tay), nhai với muối, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Đây là kinh nghiệm của những người thường xuyên đi rừng.
- Lá đu đủ chữa di, mộng, hoạt tinh
(Kinh nghiệm dân gian)
Quả đu đủ xanh bằng bắp tay, khoét cuống, cho vào 2 cục đường phèn, đậy nắp lại, vùi vào trong than, nướng chín, bóc vỏ xanh bên ngoài bỏ đi, ăn lớp thịt bên trong, ăn cả hột. Ăn khoảng 1-2 quả đã thấy kết quả.
- Hạn chế ung thư phổi, ung thư vú
Hái cả lá, cả cuống tươi đổ nước nấu sôi, để nguội, gạn nước đặc uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bát to. Có thể cô đặc lại, để dành uống nhiều lần, cần uống liên tục 15 đến 20 ngày.
- Đu đủ xanh làm mềm thịt
Nếu nấu thịt mà gặp phải thứ dai, chẳng ai thèm ăn. Nấu một nồi thịt lớn, chỉ cần bỏ một nửa quả đu đủ xanh rồi hầm, thịt sẽ rất mềm. Ớ miền Bắc ăn cả da trâu, cũng làm như trên, da sẽ mềm, ăn sần sật rất ngon.
LƯU Ý: Người có thai ăn đu đủ xanh, có thể làm hư thai.