Sẩn ngứa gồm các bệnh có triệu chứng lâm sàng là nổi các sẩn trên da và ngứa rất dữ dội. Bệnh gồm nhiều thể lâm sàng khác nhau.

SÂN NGỨA Ở TRẺ NHỎ (Prurigo strophulus)

Bệnh khởi phát ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Bệnh ít khi kéo dài quá tuổi trên. Một số tác giả như Nikolsky, Besnier, Jacquet… cho rằng bệnh có thể chuyển thành sẩn ngứa người lớn (Sẩn ngứa Hebra).

Lâm sàng

Đầu tiên là sẩn phù không ngứa lắm. Sau đó phù giảm nhanh trong vài giờ và xuất hiện mụn nước nhỏ trên sẩn. sẩn có kích thước bằng đầu đinh ghim. Chóp nhọn hoặc căng phồng, chắc, nền hồng ban đỏ tươi, không thâm nhiễm. Ngứa rất nhiều, các mụn nước ít khi nguyên vẹn mà vỡ, trầy sướt, đóng mài huyết thanh, mài máu. Mỗi thương tổn có thể kéo dài khoảng 8-15 ngày.

Bệnh diễn tiến thành từng đợt, các thương tổn cũ xen lẫn với thương tổn mới. Mỗi đợt kéo dài 2-3 tuần. Giữa các đợt có các cơn dịu bệnh. Sau khi xẹp, hồng ban biến mất, để lại dát màu nâu sậm, trung tâm nhạt màu hơn.

Trong giai đoạn bệnh tiến triển, trẻ có thể sốt, ngứa nhiều, quấy khóc.

Vi trí: Thân mình, mông, chi. ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thường gặp mụn nước lớn trên sẩn. Có khi gặp sẩn ngứa bóng nước ở cẳng chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Bệnh sinh

Tương tự bệnh Chàm ở trẻ em. Trẻ có thể có tiền sử rối loạn tiêu hóa do bú sữa mẹ. Dị ứng thức ăn có vai trò chính. Thường là trứng, sữa, tôm, cua, bò, gia vị… ít khi do thuốc và ký sinh trùng đường ruột.

Mô học

Lúc đầu giống Mày đay, sau xuất hiện sẩn huyết thanh ở trung bì và thượng bì. Thâm nhiễm lympho bào, tổ chức bào, tế bào bán liên xếp quanh mạch máu. Phù nhú bì, có hiện tượng thoát bào, mụn nước nằm trong thượng bì.

SẨN NGỨA NGƯỜI LỚN (Sẩn ngứa Hebra)

Thương tổn là những sẩn mụn nước trên nền hồng ban, rất ngứa, sẩn nhỏ, chắc, màu hồng nhạt. Vị trí lúc đầu khu trú ở mặt duỗi các chi sau lan các nơi khác như thân mình, mông. Hiếm ở mặt, mặt gấp chi. Da dày, lichen hóa, trầy xướt, đóng mài. Ngứa nhiều gây mất ngủ, biếng ăn, suy nhược.

Bệnh có thể kéo dài nhiều năm nhất là ở phái nam nhưng càng lớn bệnh càng giảm.

Thể lâm sàng

Thể nhẹ (Prurigo motis).

Thể nặng (Prurigo ferox): Ngứa nhiều, nhiều thương tổn, toàn trạng bị ảnh hưởng, ăn không ngon, mất ngủ, suy nhược.

Bệnh sinh

Liên quan cơ địa dị ứng, rối loạn thần kinh dinh dưỡng (có thể kèm tăng tiết mồ hôi, chứng Da vẽ nổi…).

Biến chứng

Bội nhiễm do trầy xướt, vệ sinh kém làm hạch bạch huyết suhg to, thường là hạch bẹn, hạch nách và khủyu tay. Hạch không đau, không hóa mủ, được gọi là hạch hột xoài trong bệnh sẩn ngứa.

SẨN NGỨA ĐƠN THUẦN CẤP TÍNH Ở NGƯỜI LỚN

Bệnh khá thường gặp, thường xuất hiện ở người lớn, nhất là phụ nữ trẻ.

Lâm sàng

Thương tổn là những sẩn mụn nước trên nền hồng ban. Vị trí ở mặt duỗi chi. Ngứa nhiều gây cào gãi. Thương tổn kèm mài máu, mài huyết thanh. Toàn trạng có thể bị ảnh hưởng như sốt, mệt, nhức đầu.

Diễn tiến bệnh từ hai tuần đến bốn tháng, đôi khi lâu hơn vì thời gian tiến triển ngắn hơn những loại sẩn ngứa khác nên gọi là sẩn ngứa tạm thời. Khi quá 4 tháng gọi là bệnh sẩn ngứa mạn tính.

Bệnh có thể tái phát nên kèm theo sẩn mụn nước có nhiều vết tích của thương tổn cũ là những dát tăng sắc tố hình tròn, ở trung tâm giảm sắc tố, tồn tại khá lâu.

Thể lâm sàng

  • Theo hình thái thương tổn:

Sẩn ngứa bóng nước.

Sẩn ngứa xuất huyết.

Sẩn ngứa hoại tử.

  • Có khi bệnh theo mùa:

Sẩn ngứa mùa đông.

Sẩn ngứa mùa hè: Là bệnh da do cảm ứng ánh nắng.

Sẩn ngứa ở phụ nữ mang thai.

Tiên lượng: Tốt

SẨN NGỨA DO ÁNH NẮNG

Sẩn ngứa do ánh nắng hay còn gọi là sẩn ngứa mùa hè của Hutchinson (Actinic Prurigo). Bệnh xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, khi nắng nhiều. Gặp ở trẻ em, nữ nhiều hơn nam và thường giảm khi trưởng thành.

Thương tổn là những sẩn hay cục, mài xuất huyết ở những vùng tiếp xúc ánh sáng. Kèm thương tổn chàm và lichen hóa. Hay gặp ở mặt và phần xa chi. Thương tổn ở mặt khi lành có thể để lại những nêp nhăn nhỏ hay sẹo lõm. Niêm mạc có thể có thương tổn viêm miệng, viêm kết mạc.

  • Điều trị:

Tránh tiếp xúc ánh nắng.

Thoa corticosteroids, chất giữ ẩm.

Bệnh nặng: uống Thalidomide, cần theo dõi nguy cơ quái thai, bệnh lý thần kinh ngoại vi.

SẨN NGỨA Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Sẩn ngứa ở phụ nữ có thai hay còn gọi là sẩn ngứa của Besnier. Bệnh khởi phát vào 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ.

Thương tổn là những sẩn trợt da, rời rạc, đều, ở mặt duỗi cơ thể. Kích thước sẩn từ 0,5-1 cm, nằm tại nang lông hay ngoài nang lông, có thể có mài ở trung tâm. Đôi khi có mụn mủ, mụn mủ nang lông.

Bệnh không gây nguy hiểm cho mẹ và con. Bệnh kéo dài vài tuần tới vài tháng sau sinh và có thể tái phát ở lần có thai sau.

Điều trị

Thoa corticosteroids, Benzoyl peroxide, UVB.

SẨN NGỨA CỤC (Prurigo nodularis hay sẩn ngứa của Hyde)

Là sẩn ngứa mạn tính.

Lâm sàng

Thương tổn là những sẩn thâm nhiễm sâu ở bì nên giống như cục. Đây là những sẩn rất chắc, hình bán cầu, đường kính 3-10mm, bề mặt láng hoặc tăng sừng, giữa đóng mài hay có vảy. Sẩn lớn dần, ngày càng chắc, màu nâu hoặc nâu xám. Vùng da xung quanh thường dày cộm, có khi lichen hóa. Ngứa dữ dội và kéo dài.

  • Vị trí

Những sẩn riêng rẽ hay tập trung thành đám ở mặt duỗi cẳng tay, đùi, cẳng chân. Hiếm khi ở thân mình, bìu, mặt và da đầu. số lượng từ vài cái tới hàng trăm thương tổn. Thường có dâu hiệu cánh bướm (butterfly sign), không có thương tổn ở phần giữa lưng trên.

Thương tổn mới nổi kèm hồng ban. Thương tổn cũ đã lành có màu sậm, tăng sắc tố xung quanh, giữa nhạt màu. Khi bệnh kéo dài, sẩn lan rộng ở nhiều vùng da khác.

Nguyên nhân

Bệnh hệ thống: Cường giáp, rối loạn chức năng gan, thận, u lympho, thiếu sắt.

Chàm thể tạng, cơ địa: 60% bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Bệnh đường ruột: Rối loạn tiêu hóa.

Côn trùng đốt: Bọ chét, ve, rệp, vắt.

Yếu tố thần kinh, tinh thần.

Nội tiết: Một số phụ nữ có kèm rối loạn kinh nguyệt.

Mycobacteria không điển hình: Nuôi cấy có thể phát hiện Atypical Mycobacterium (+) 6/42 trường hợp (14%), đa số là Mycobacterium avium, Mycobacterium intracellulare.

Có lẽ liên quan đến nhiễm Helicobacter pylori.

Mô học

Thượng bì tăng sừng, tăng gai không đều. Hiện tượng á sừng không nhiều. Trung bì thâm nhiễm lympho bào, bạch cầu đơn nhân, đa nhân ái toan. Mạch máu dãn rộng, phù nội mạc. Tăng sinh các đầu tận cùng dây thần kinh.

Điều trị

Thường khó điều trị. Điều cần thiết trước tiên là giảm ngứa và cào gãi.

  • Tại chỗ:

Khi bội nhiễm: Thoa dung dịch màu nhưMilian, Eosin, Castellani…

Thương tổn không bội nhiễm: Thoa corticoids, chất giảm ngứa và giữ ẩm.

Thoa Doxepin cream.

Tiêm corticosteroid trong thương tổn như Triamcinolone hay Dexamethasone nhưng khó áp dụng khi số lượng thương tổn nhiều.

Sẩn ngứa cục kèm tăng sừng: Acid salicyclic phối hợp corticoids thoa.

PUVA liệu pháp, UVB.

Thoa Capsaicin 0,025-0,3%, 4-6 lần / ngày.

Châm Nitơ lỏng khi sẩn cục tăng sừng nhiều không đáp ứng các điều trị khác.

  • Toàn thân:

Kháng Histamine Hl: Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin, Levocetirizin, Desloratadin…

An thần, chống trầm cảm: Doxepin.

Corticosteroids uông.

Vitamin C liều cao l-2g /ngày, vitamin pp…

Dạng cục không đáp ứng với các trị liệu thông thường có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprin, Cyclosporin… Chú ý nhiều tác dụng phụ.

Kháng sinh khi có bội nhiễm.

Naltrexone, Thalidomide trong những trường hợp khó trị. Không dùng cho phụ nữ có thai và thuốc có khả năng sinh quái thai và gây các rối loạn về thần kinh.

  • Sinh hoạt:

Hạn chế thức ăn lên men.

Tránh tiếp xúc vật nuôi có thể có các loại ký sinh trùng.

Xem tiếp

Sẩn ngứa – triệu chứng và điều trị

0/50 ratings
Bình luận đóng