Nước có tác dụng hết sức quan trọng trong cơ thể, về mặt này thể hiện rõ ở chỗ nước chiếm thành phần lớn nhất trong cơ thể, có khoảng 60 – 70%. Tất cả các tổ chức, các cơ quan trong cơ thể không thể không có lượng nước nhất định, ngay cả như men răng là thứ có lượng nước ít nhất đi chăng nữa cũng có tới 3% thành phần nước; trong xương, nước chiếm khoảng 16 – 46%; các tổ chức, cơ quan khác lại càng nhiều nước hơn, ví dụ như tim chứa 79% nước, gan chứa 70% nước, thận chứa 82% nước, phổi chứa 79% nước, về những phương diện khác, do sức hòa tan của nước mạnh, các phản ứng hóa học trong cơ thể không có một phản ứng nào không- tiến hành trong nước. Các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cần hòa tan trong nước mới có thể tiêu hóa và hấp thu được trong cơ thể. Các chất chuyển hóa xong thải ra bã ở trong cơ thể và những sản vật có hại trong cơ thể cần phải hòa tan trong nước mới có thể bài tiết được ra ngoài. Nước còn tham dự vào trong sự điều hòa thân nhiệt trong cơ thể, đồng thời nó cũng là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Trong trường hợp tuyệt thực, chỉ cần uống nước không thôi, người ta cũng có thể sống thêm được mấy chục ngày; nhưng nếu không có một giọt nước nào vào người thì chỉ có thể sống được mấy ngày là cùng.
Nước đối với cơ thể quan trọng như vậy, nhưng có phải càng uống nhiều nước càng tốt không?
Hoàn toàn không phải là như vậy. Người lớn khỏe mạnh, lượng nhu cầu về nước trong mỗi ngày cũng có thay đổi rất lớn và chịu ảnh hưởng của những nhân tố như tính chất công việc làm, cường độ lao động, thói quen uống nước và khí hậu v.v…; còn trong điều kiện bình thường, nói chung lượng nước cần thiết cho mỗi ngày mỗi người khoảng trên dưới 2500 ml. Lượng nước cần thiết này chủ yếu là nước uống vào; nước có chứa trong các loại thức ăn ăn vào và nước sản sinh ra trong việc thay thế, chuyển hóa vật chất trong cơ thể, số này đại thể lần lượt có thể vào khoảng 1300 ml, 900 ml và 300 ml.
Đồng thời với việc hấp thu lượng nước dưới các hình thức nói trên, còn có sự bài tiết lượng nước nhất định khỏi cơ thể dưới các hình thức tiểu tiện, đại tiện, ra mồ hôi, hô hấp. Ở những người lớn khỏe mạnh, lượng nước được hấp thụ vào người với lượng nước thải loại ra khỏi cơ thể là tương đương nhau. Nếu không thì dù một bên hấp thu vào tăng lên hoặc giảm đi, đều sẽ dẫn tới làm thay đổi tình trạng trong cơ thể, thận sẽ phát huy cơ năng điều tiết của nó, làm cho nước tiểu giảm đi hoặc tăng lên, đồng thời còn có sự tham dự của các cơ quan hoặc tổ chức khác trong cơ thể như phổi chẳng hạn, để đạt tới tình trạng ổn định trong cơ thể, duy trì được công năng sinh lí bình thường của cơ thể.
Các nhà y học qua nghiên cứu đã phát hiện sau khi uống lượng nước lớn trong thời gian ngắn, một mặt dễ dẫn tới tình trạng đột ngột dạ dày bị phình to ra, gây khó chịu vì anh ách, đau tức ở vùng bụng; mặt khác, sau khi nước bị hấp thu vào dạ dày và ruột, trước hết vào huyết dịch, dẫn tới vì thành phần nước tăng lên nhiều trong huyết dịch, làm cho huyết áp thấp, gây nên tình trạng sự phóng ra, giải tỏa các kích thích tố chống lợi tiểu của lá sau tuyến yên bị giảm thiểu, thậm chí bị ngừng trệ, giảm sự thu hút sức nặng của nước trong nước tiểu, vì thế sự bài tiết nó từ trong nước tiểu tăng lên, dần làm cho áp lực thẩm thấu được khôi phục lại bình thường. Người lớn khỏe mạnh, khi mỗi ngày lượng nước tiểu thải ra là 1500 ml thì gánh nặng của thận là nhỏ nhất, trạng thái công năng tốt nhất, còn nếu lượng nước tiểu thải ra cao hoặc thấp hơn lượng này thì đều sẽ tăng thêm gánh nặng của thận. Nếu cứ uống nước nhiều trong thời gian dài thì tất nhiên sẽ dẫn tới tình trạng thận phải làm việc quá sức, lâu ngày sẽ dễ gây tổn hại đến công năng của thận, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến tim, làm cho công năng của tim bị tổn hại, rất bất lợi cho sức khỏe. Mặt khác, nếu cứ uống nhiều nước trong thời gian dài sẽ còn dẫn tới mắc chứng bệnh y học gọi là “trúng độc nước”, làm cho thành phần nước trong cơ thể quá nhiều, lúc đó con người ta thường sẽ cảm thấy: người bị nhẹ thì bấy sức, đau đầu, trí nhớ giảm sút, sức chú ý không tập trung, ngán ăn, huyết áp tăng cao v.v…; người bị nặng thì sẽ xuất hiện phù thũng, huyết áp tăng cao rõ rệt, tim đập gấp gáp, đau tức ngực, thậm chí không thể nằm thẳng được. Còn có một số người lại xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng như mất trí nhớ, hoảng loạn, nói líu lưỡi lại, buồn ngủ, thậm chí có thể bị hôn mê. Tình trạng như thế này thường thấy nhiều nhất ở những trẻ sơ sinh do uống quá nhiều nước trong thời gian quá dài.
Chính vì thế, mặc dù nước là thứ cực kì quan trọng đối với cơ thể, nhưng nó quyết không phải là thứ càng uống nhiều vào người càng tốt, mà cần phải uống với lượng vừa phải, thỏa mãn đủ nhu cầu mới được. Đối với những người lớn khỏe mạnh bình thường thì lượng nước cần thiết mỗi ngày đưa vào cơ thể khoảng 1500 ml; còn đối với trẻ nhỏ thì cứ tính mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày cần khoảng 100 ml; đối với các trẻ 3 tuổi trở lại có thể tính cao hơn số đó đôi chút; đối với các trẻ ở độ trên 10 tuổi, có thể tính thấp hơn số đó đôi chút là vừa.