SẢ HOA HỒNG
Tên khoa học: Cymbopogon martinii Stapf var. Motia
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo sống lâu, thân mảnh, phân nhánh nhiều. Cây cao khoảng 1,5 – 2m, thường có từ 10 – 20 đốt. Bẹ lá ngắn hơn so với chiều dài mỗi đốt. Bẹ lá thuôn dài, mảnh, kích thước dài 25 – 50 cm, rộng 1 – 3 cm. Cụm hoa dạng bông chuỳ, mọc thẳng, phân nhiều nhánh. Quả hình trụ hoặc gần hình cầu, khi chín có màu hơi đỏ.
Toàn cây khi vò ra có mùi thơm của hoa hồng.
Sả hoa hồng có nguồn gốc ở cac  vùng có khí hậu bán lục địa của Ấn Độ, và đã được đưa vào trồng trọt ở Ấn Độ, Indonesia những năm đầu thế kỷ XX. Hiên nay còn được trồng ở một số nước thuộc châu Mỹ Latin (Brazin. Guatemala, Honduras), châu Phi (Madagasca).
Ở Việt Nam có trồng thử nghiệm ở một số vùng quanh Hà Nội, ở Tây Nguyên, và  một số tỉnh miền Trung và miền đông Nam Bộ.
Sản lượng tinh dầu hàng năm khoảng 60 – 70 tấn và được sản xuất chủ yếu ở Ấn Độ.
Trồng trọt và thu hoạch
Sả Hoa hồng được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Hạt sả hoa hồng rất nhỏ, nên khi gieo thường phải trộn với cát. Thời vụ gieo ở Tây Nguyên là vào tháng 2 và tháng 8.
Sả Hoa hồng thường được thu hoạch khi cây bắt đầu nở hoa thường là 5 đến 6 tháng sau khi gieo trồng. Thời điểm cây ra hoa là thời điểm cây đạt được hiệu xuất tinh dầu cao nhất, vì vào lúc này hàm lượng tinh dầu cũng như khối lượng cây xanh đều đạt được cao nhất. Năng xuất tinh dầu ở Ấn Độ đạt vào khoảng 70 kg/ha.
Thành phần hoá học
  1. Hàm lượng tinh dầu:
Hàm lượng tinh dầu trong cây: toàn cây 0,16%, ngọn mang hoa 0,52% (tính trên nguyên liệu tươi).
Sả Hoa hồng trồng thí nghiệm tại Hà Nội: toàn cây 0,77 – 1,43%, ngọn mang hoa 2,8% (tính trên trọng lượng khô tuyệt đối).
  1. Thành phần hoá học của tinh dầu
Tinh dầu sả Hoa hồng là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi hoa hồng, d20: 0,887 – 0,900, nD20: 1,4725 – 1,4755, D20: +540 đến – 300. Thành phần chính của tinh dầu là geraniol (75 – 95%).
Tinh dầu sả Hoa hồng trồng ở Hà Nội: Geraniol 77,7 – 86,9%, geraniol ester 11,0 – 19,8%.
Công dụng
Tinh dầu sả Palmarosa dùng trong kỹ nghệ nước hoa và xà phòng, do giàu geraniol, có mùi thơm của

hoa hồng. Ngoài ra còn là chất thơm trong kỹ nghệ sản xuất thuốc lá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

0/50 ratings
Bình luận đóng