Rối loạn nhịp chậm khởi phát từ (1) suy giảm khả năng tạo nhịp (rối loạn chức năng nút xoang nhĩ) hoặc (2) giảm dẫn truyền điện (block dẫn truyền nhĩ thất).

Rối loạn chức năng nút xoang (SA)

Nguyên nhân là nôi sinh [thoái hóa, thiếu máu, viêm, thâm nhiễm (VD, nhiễm amyloid tim não), hoặc đột biến hiếm ở kênh natri hoặc gens dòng điện tạo nhịp] hoặc ngoại sinh [VD, thuốc (chẹn beta, chẹn kênh Calci, digoxin), rối loạn chức năng giao cảm, suy giáp].

Triệu chứng do nhịp chậm (mệt mỏi, suy nhược, choáng váng, ngất) và/hoặc các cơn nhịp nhanh (VD, đánh trống ngực, đau thắt ngực) ở bệnh nhân bị hội chứng suy nốt xoang.

Chẩn đoán

Xem xét ECG tìm chứng cứ cho chậm nhịp xoang (nhịp xoang < 60 nhịp/ phút) hoặc mất khả năng tăng nhịp khi gắng sức, dừng xoang, hoặc nhịp thoát. Trong bệnh nhân có hội chứng suy xoang, chu kì nhịp nhanh (VD, rung nhĩ/ cuồng nhĩ) thường xảy ra. Theo dõi ECG kéo dài (24-h Holter hoặc theo dõi 30 ngày) giúp xác định các bất thường này. Xét nghiệm điện sinh lý xâm lấn thì hiếm khi cần thiết để thiết lập chẩn đoán.

Điều trị rối loạn chức năng nốt xoang nhĩ

Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Trong hội chứng suy xoang, chữa rung nhĩ hoặc rung thất được chỉ định trong bài khác.

Block nhĩ thất

Giảm dẫn truyền từ nhĩ đến thất có thể do cấu trúc và vĩnh viễn, hoặc reversible (VD, giao cảm, chuyển hóa, liên quan đến thuốc).

Bảng. CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA BLOCK NHĨ THẤT

Các nguyên nhân block nhĩ thất

Rối loạn nhịp chậm

Hình. Rối loạn nhịp chậm.

Độ 1

Khoảng PR kéo dài, liên tiếp(>0.20s). Có thể bình thường hoặc thứ phát do thuốc cường phế vị (VD, chẹn beta, diltiazem, verapamil, digoxin); không cần chữa trị.

Độ 2

Mobitz I (Wenckebach)

QRS hẹp, khoảng PR dài dần dần đến khi mất nhịp thất, sau đó đoạn lặp lại (Hình). Gặp ở ngộ độc thuốc (digitalis, chẹn beta), cường phế vị, nhồi máu cơ tim vùng dưới. Thường thoáng qua, không cần chữa trị; nếu có triệu chứng, dùng atropine (0.6 mg tim mạch, nhắc lại × 3-4) hoặc máy tạo nhịp tạm thời.

Mobitz II

Khoảng PR cố định với các dropped beat, tỷ lệ 2:1, 3:1, hoặc 4:1 ; phức bộ QRS thường rộng. Gặp trong nhồi máu cơ tim hoặc bệnh thoái hóa hệ thống dẫn truyền; quan trong hơn Mobitz I-có thể tiến triển đột ngột thành block

Nhĩ Thất hoàn toàn; được chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Độ 3 (block Nhĩ Thất hoàn toàn)

Mất dẫn truyền nhĩ thất toàn bộ; nhĩ và thất khử cực độc lập với nhau. Có thể xảy ra khi nhồi máu cơ tim, nhiễm độc digitalis, hoặc bệnh thoái hóa hệ thống dẫn truyền. Máy tạo nhịp vĩnh viễn thường được chỉ định, trừ khi tổn thương khả hồi (VD, do thuốc hoặc xuất hiện thoán qua trong nhồi máu cơ tim không có block nhánh bó.

0/50 ratings
Bình luận đóng