Trẻ bị chứng bại liệt có thể mang lại cho trẻ một sự đau khổ rất lớn suốt cả đời người, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, hoặc không thể tự lo, điều quan trọng hơn là, để lại trong tâm hồn trẻ thơ một bóng đen cực lớn, khiến cho trẻ luôn luôn có mặc cảm, tự ti, thậm chí coi khinh mạng sống của mình. Là bậc phụ huynh, nhất thiết phải đề phòng bệnh bại liệt cho con. Tuyệt đối không được coi nhẹ vấn đề này.

ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ CHỨNG BẠI LIỆT CỦA TRẺ

Viêm chất tủy xám của thùy trước còn gọi là chứng bại liệt của trẻ. Là một thứ bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra. Virut có thể truyền nhiễm từ hai đường là đường tiêu hóa và đường hô hấp. Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể con người, chủ yếu là xâm hại tế bào thần kinh vận động trong chất xám sừng trước. Biểu hiện chủ yếu của nó là trước có phát nhiệt sau đó tay chân bại liệt, nghiêm trọng có thể xảy ra tê liệt hô hấp.

Phần lớn trẻ em mắc bệnh (nhất là trẻ 5 – 6 tháng tuổi) cho nên thường gọi là bệnh bại liệt ở trẻ em. Bệnh này phần lớn lưu hành về mùa hạ và mùa thu, từ ngày ứng dụng vacxin dịch viêm chất xám tủy sống đến nay, tỉ lệ mắc bệnh này giảm rất lớn.

Virut viêm tủy, xám trẻ em sau khi xâm phạm, thường thường tiềm ẩn từ 5 đến 14 ngày, rồi bắt đầu phát bệnh, trong đó bệnh tê liệt chỉ chiếm 1% số người bị nhiễm virut viêm chất xám tủy, bệnh trạng cũng nặng nhẹ khác nhau.

Biến đổi bệnh lí do virut viêm chất xám tủy, chủ yếu ở hệ thống trung khu thần kinh, bao gồm đại não, trung não, diên tủy, tiểu não và tích tủy, mà nặng nhất là biến đổi bệnh lí tích tủy, nhất là đoạn cổ của tích tủy và đoạn eo lưng là tổn hại nặng nhất; Thứ hai là diên tủy, đại não biến đổi bệnh lí tương đối ít. Tích tủy lấy tế bào vận động sừng trước bị hại tương đối đột xuất, cho nên trẻ bị bệnh thường bại liệt tay chân tương đối nhiều.

LOẠI HÌNH CHỨNG BẠI LIỆT VÀ THỜI GIAN PHÁT BỆNH

Căn cứ bệnh tình của trẻ nặng nhẹ, bệnh này có thể chia làm mấy loại hình dưới đây: 1 – Loại không có triệu chứng. 2 – Loại không tê liệt. 3 – Loại bại liệt. 4 – Loại viêm não. Quá trình phát bệnh điển hình trẻ bị tê liệt chia làm 5 thời kỳ:

  1. Thời kì đâu

Trẻ phát sốt, toàn thân khó chịu, nhiều mồ hôi, phiền muộn không yên, có triệu chứng đưong tiêu hóa và triệu chứng đường hô hấp trên. Triệu chứng không bình thường của hệ thống thần kinh không rõ rệt, kiểm tra dịch não tủy bình thường. Thời gian bình quân kéo dài 3 – 5 ngày.

  1. Thời kì trước bai liệt

Trẻ sau khi qua thời kì đầu hạ nhiệt, lại qua một thời kì tĩnh tại 1 – 6 ngày, lại phát sốt, sốt không giống với thời kì đầu, hiển thị nhiệt độ thân thể có thể đạt 38 – 39°c. Người bệnh ngoài phát sốt ra, còn có bực bội, nhiều mồ hôi, mặt đỏ, toàn thân hoặc tứ chi có cảm giác đau buốt cơ bắp, không cho người thân bê bồng, không cho đắp chăn, tất cả đều có thể tăng cường cảm giác đau đớn cơ bắp. Kiểm tra dịch não tủy của bệnh nhi, đa số có thay đổi, giai đoạn này có thể kéo dài 3 – 5 ngày. Cũng có không ít bệnh nhi, khi bắt đầu phát bệnh cũng chính là thời kì trước bại liệt.

  1. Thời kì tê liệt

Đặc điểm bệnh bại liệt của trẻ em là mềm nhũn dần, mức độ bại liệt không đồng nhất, phân bố không theo quy tắc, không đối xứng, có thể phát sinh tại bất cứ cơ bắp nào hoặc tổ chức bắp thịt nào. Bộ phận bại liệt thường thấy nhất là tay chân và đặc biệt là chân nhiều hơn, có thể một chân có thể cả hai chân, phát triển thêm. Bại liệt sau 1-2 tuần thì cơ bắp bị bệnh bắt đầu khôi phục chức năng dần dần, lực của cơ cũng được tăng cường. Khôi phục cơ bắp thường là bắt đầu từ đầu xa của cơ, sau đó dần dần khôi phục đầu gần của cơ.

  1. Thời kì di chứng về sau

Có một số trẻ vì thần kinh chịu đựng quá nặng, mà dẫn đến chức năng khôi phục khó khăn, xuất hiện tính bại liệt lâu dài, đồng thời có thể dẫn đến tay chân dị dạng. Nếu bệnh quá một năm rưỡi mà không khôi phục bình thường, thì gọi là hậu di chứng. Do vậy làm tốt công tác dự phòng là một công việc vô cùng quan trọng.

PHÒNG TRỊ VÀ CHĂM SÓC CHỨNG BẠI LIỆT CỦA TRẺ EM

Trẻ bị bại liệt cần cho nằm nghỉ trên giường, tránh mệt nhọc. Tay chân cơ thể bị đau buốt thì cho duỗi thẳng, dùng ẩm nhiệt đắp phủ lên – điều trị đối chứng. Khi nằm trên giường, phải thường xuyên lật chuyển người một cách nhẹ nhàng để tránh xảy ra hoại tử, chân phải duỗi thẳng, bàn chân có thể dùng bao cát hoặc ván gỗ để cố định, giữ cho bàn chân với chân làm thành góc 90°, có như vậy mới không xảy ra hiện tượng bàn chân bị rủ xuống. Khi chân bị bại liệt, không nên ngồi sớm quá, khi tay bị bại liệt nặng, có thể dùng băng vải treo tay lên trước ngực, để phòng xệ khớp xương vai. Cần chú ý giữ ấm. Ăn uống ăn đồ loãng là chính, cung cấp đầy đủ nước, đường hoa quả và một số lượng lớn vitamin. Để xúc tiến tay, chân bị bại liệt sớm phục hồi chức năng, sau khi hết cơn sốt, có thể cho bệnh nhân tắm nước nóng, xoa bóp, miết lăn ở tay chân bị liệt và huấn luyện cho bệnh nhân vận động, để tăng nhanh sự tuần hoàn huyết dịch của cơ bắp, để phòng cơ bắp bị teo lại.

Mức độ bại liệt của từng bệnh nhân khác nhau, tiến độ và mức độ khôi phục bại liệt cũng khác nhau. Phần lớn các bệnh nhân, sự khôi phục trong mấy tuần đầu rất rõ rệt, trong một năm rưỡi vẫn có thể tiếp tục khôi phục hoạt động, qua hai năm sau thì không thể khôi phục, đành phải chịu tàn phế tùy mức độ từng người khác nhau.

DỰ PHÒNG CHỨNG BẠI LIỆT CỦA TRẺ

Dự phòng bại liệt cho trẻ đầu tiên làm tốt công tác cách ly. Khử trùng và điều trị sớm cho trẻ. Trẻ bị bệnh cách ly 40 ngày. Phân, nước tiểu thải phải cho 1/2 lượng bột tẩy trắng, khuấy trộn để sau 2 giờ thì đem đi đổ vào hố phân.

Những đồ dùng của trẻ quần áo, chăn gối, khăn, bát đũa… phải đun sôi khử trùng hoặc phơi nắng 2 ngày. Đồ chơi cũng dùng nước đun sôi rửa sạch. Những trẻ đã tiếp xúc với trẻ bị bệnh phải cách ly 20 ngày để theo dõi.

0/50 ratings
Bình luận đóng