Bệnh tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy như ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn quá giàu chất dinh dưỡng khiến cơ thể không hấp thu nổi nên phải tống ra ngoài. Thực ra, tiêu chảy là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi đã bị tiêu chảy, dù nhẹ hay nặng, bệnh nhân đều bị mất nước. Nếu mất nước nhẹ (dưới 50ml/kg) tình trạng của người bệnh gần như bình thường. Nhưng nếu nặng (từ 100mk/kg), bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau: Mệt mỏi, ủ rũ (thậm chí mất ý thức), mắt trũng, da khô và lạnh, mạch nhanh và nhỏ, rất khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt… Trong điều trị bệnh này, điều quan trọng nhất là bù nước và chất điện giải chứ không phải nhanh chóng làm cầm tiêu chảy. Vì thế, những trường hợp tiêu chảy nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời để bù nước và các chất điện giải thì nguy cơ tử vong rất cao.
Nếu bạn bị tiêu chảy do ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, chỉ cần giảm khẩu phần hoặc chuyển qua món khác bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng nếu bị tiêu chảy do ăn thức ăn nhiễm khuẩn thì cùng với việc bù nước, muối và các chất điện giải (bằng cách uống Orezol), dùng thuốc giảm nhu động ruột (như Spasfon, Buscopan…) bắt buộc phải dùng thêm kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Ngộ độc thực phẩm
Người ta chia ngộ độc thực phẩm thành hai nhóm chính: Ngộ độc do vi khuẩn và ngộ độc không do vi khuẩn.
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Trong ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, người ta cũng chia thành 3 nhóm sau:
- Nhiễm độc do tu cầu vàng: Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn có thể sống và phát triển rất nhanh trong các thực phẩm như thịt, cá, sữa, bánh trứng… Người bị ngộ độc do tụ cầu vàng thường bị tiêu chảy, nôn, đau đầu, cơ thể mỏi mệt, nặng hơn thì co giật. Muôn phòng bệnh này cần chú ý những điểm sau: Giữ cho nhà bếp, nơi chế biến và dụng cụ chế biến thức ăn thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ; phải rửa tay trước khi chế biến thực phẩm; thức ăn phải được bảo quản thật tốt, nếu cho vào tủ lạnh phải đê thức ăn trong các hộp kín.
- Nhiễm độ do nhóm Samonella: Đây là nhóm vi khuẩn sống ký sinh ở đường ruột của gia súc, gia cầm, thậm chí ở cả tôm, cá. Nếu bị nhiễm độc thực phẩm do Samonella, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau: Tiêu chảy, nôn, đau lưng, đau thắt lưng, môi và lưỡi xuất hiện nhiều mụn rộp. Những người khoẻ mạnh thì bệnh sẽ lui trong vòng 3-5 ngày, nhưng người già và trẻ nhỏ sức đề kháng kém, có thể bị biến chứng. Muốn phòng bệnh do nhiễm Samonella không có cách nào khác ngoài việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chỉ ăn thực phẩm tươi, sạch sẽ, đã qua kiểm dịch; không ăn thức ăn sống hay mới nấu tái; không để thức ăn sống cùng với thức ăn chín; thức ăn nấu xong nên ăn ngay; thức ăn để trong tủ lạnh khi đem dùng phải nấu lại; không ăn đồ hộp kém chất lượng.
- Nhiễm độc do Clostridium botunium: Clostridium botunium (CB) thường sống ký sinh trong ruột gia súc, ruột cá và bùn đất. CB có khả năng tiết ra ngoại độc tố làm huỷ hoại thần kinh trung ương. Thịt, cá và đồ hộp không được chế biến sạch sẽ dễ bị nhiễm CB. Khi bị nhiễm CB, người bệnh bị rối loạn lời nói, dần dần bị mất tiếng, liệt cơ mắt, nhìn 1 hoá 2, mạch nhanh, nặng hơn còn có thể hôn mê. Bệnh kéo dài 4-7 ngày, tỉ lệ tử vong do bệnh này cao, chiếm từ 60-70% và cao gấp 7 lần so với bệnh uốn ván, chủ yếu là do trung khu hô hấp bị liệt, tim ngừng đập. Để phòng bệnh nhiễm độc thực phẩm do CB, các bạn không nên ăn thức ăn đã ôi thiu hoặc nhiễm bệnh; nên chọn mua cá còn sống, sau khi làm sạch cá phải chế biến ngay, đặc biệt không nên ăn ruột cá, không ăn đồ hộp quá hạn và kém chất lượng.
Ngộ độc thực phẩm không do vi khuẩn
Có 5 dạng ngộ độc không do vi khuẩn gây ra, đó là:
Ngộ độc rượu: Đây là dạng ngộ độc rất dễ xảy ra trong dịp Tết, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong mỹ tục và sức khoẻ của mỗi người. Người bị ngộ độc rượu làm thần kinh thị giác bị ảnh hưởng, nếu nặng có thể dẫn đến mù loà, hôn mê không tỉnh lại. Cách phòng tránh ngộ độc rượu tốt nhất là không uống rượu hoặc chỉ uống rượu ở mức tối thiểu.
- Ngộ độc do các chất phu gia thưc phẩm:
Phẩm màu thực phẩm, muối nitrit và các thực phấm khác là các chất dễ gây ngộ độc nhất, vì khi vào cơ thế, các chất này làm mất khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn có nhuộm màu loe loét, các thực phẩm được bảo quản bằng phân hoá học hay muối natri như lạp xường, thịt hun khói…
- Ngộ độc do mốc: Các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc rất dễ bị mốc, nước hoa quả cũng vậy. Ngoài việc bảo quản các thực phẩm trên ở nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ăn đến đâu bạn chế biến đến đấy, vừa ngon, vừa bổ, vừa phòng tránh được ngộ độc.
- Ngộ độc do nấm độc: Cũng rất dễ xảy ra trong ngày Tết và nấm gia vị không thể thiếu ở một số món ăn. Muốn không bị ngộ độc do nấm độc, nhất là nấm khô, trước khi chế biến cần rửa nấm sạch, sau đó cho nấm vào xoong và đun sôi khoảng 5-7 phút, đổ nấm ra rổ và vắt thật khô. Nên hạn chế ăn nấm tươi.
- Ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật: Tàn dư của các thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ngộ độc cấp tính, nặng hơn thì dẫn đến tử vong cho người tiêu dùng,
Để tránh ngộ độc rau quả, trước khi chế biến, bạn nên rửa sạch và ngâm chúng vào nước muối loãng hoặc nước có pha thuốc tím, khoảng 20 phút.