Huyệt trên kinh
Sách Nội kinh bắt đầu đặt nền móng cho việc phân huyệt theo kinh. Những huyệt có tác dụng tương đối giống nhau được xếp vào cùng một kinh; đặc biệt những huyệt ở tứ chi từ khuỷu tay và đầu gối xuống tới đầu các chi được xếp là những huyệt cơ bản của 12 kinh và gọi là bản du.
Sách Nội kinh khi bàn về châm cứu chữa bệnh thường nêu tên kinh mà không nêu tên huyệt, tức lấy kinh để khái quát huyệt. Điều đó chứng tỏ lúc này con người đã hiểu những quy luật về huyệt và hình thành xu hướng hệ thống hóa các huyệt.
Trong số những huyệt được phát hiện, thì các huyệt của hai mạch nhâm, đốc ở chính giữa trước và sau cơ thể, mỗi tên huyệt tương ứng với một huyệt đơn. Huyệt thuộc 12 kinh chính là huyệt kép, phân bố đối xứng với trục cơ thể, mỗi tên huyệt tương ứng với hai huyệt.
Huyệt ngoài kinh
Ngoài huyệt thuộc 14 kinh mạch được gọi là “huyệt trên kinh” người ta còn phát hiện thấy một số điểm cảm ứng với kích thích của châm cứu nhưng không thuộc kinh mạch nào. Những điểm này được gọi là huyệt ngoài kinh.
Trong lâm sàng nhiều huyệt ngoài kinh có vị tri cố định để lây và có hiệu quả điều trị rõ ràng như thái dương, khí suyễn. Một số huyệt ngoài kinh có một tên huyệt nhưng có tới 4, 6, 8, 10… huyệt.
Huyệt a thi
Huyệt a thị không có vị trí cố định, thường xuất hiện bằng điểm đau khi có bệnh và mất khi khỏi bệnh.
Huyệt a thị còn được gọi bằng các tên : thiên ứng huyệt, bất định huyệt, thống điểm.
Phương pháp lấy điểm đau là huyệt (a thị huyệt) là giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển những trí thức về huyệt. Nhiều huyệt lúc đầu là a thị huyệt nhưng có tác dụng trị liệu rõ được xếp vào huyệt ngoài kinh, sau nửa xếp vào huyệt trên kinh