Nhận định chung

Là tình trạng tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một hoặc các biểu hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô…Nguyên nhân có thể do:

Do tai nạn giao thông.

Do tai nạn lao động.

Do tai nạn sinh hoạt…

Phác đồ điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt

Nguyên tắc điều trị

Đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót.

Xử lý vết thương càng sớm càng tốt.

Làm sạch tổn thương và loại bỏ hết dị vật.

Cắt lọc tiết kiệm da và mô mềm dưới da.

Cầm máu kỹ.

Khâu phục hồi:

+ Khâu kín từ trong ra ngoài đặc biệt lớp niêm mạc.

+ Khâu đúng vị trí giải phẫu, tránh để khoang ảo, không căng.

+ Khâu đóng ngay nếu vết thương sạch.

Điều trị cụ thể

Vết thương xây sát

Vết thương nhỏ: Làm sạch bằng nước muối sinh lý, lấy bỏ dị vật. Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

Vết thương lớn: Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê. Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phòng, thìa nạo…. Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

Vết thương đụng dập

Nếu máu tụ đang hình thành: băng ép để cầm máu.

Tụ máu đã cầm: Nếu tụ máu nhỏ thì theo dõi để tự tiêu. Nếu lớn thì phải phẫu thuật lấy máu tụ.

Tụ máu chưa cầm: mở ra lấy máu tụ, cầm máu và băng ép.

Tụ máu lâu, có xu hướng nhiễm trùng: rạch lấy bỏ máu tụ.

Vết thương rách da

Làm sạch: Rửa vết thương: rửa bằng nước muối sinh ly dưới áp lực. Trường hợp vết thương bẩn dùng nước Ôxy già hoặc nước muối pha Betadin. Lấy bỏ hết dị vật. Tẩy rửa vết thương: vết thương có lẫn hóa chất, đặc biệt hóa chất có màu, cần tìm dung môi thích hợp để tẩy rửa. Vết thương rộng lẫn nhiều dị vật hoặc bẩn: bệnh nhân được gây mê, dùng bàn chải phẫu thuật chải rửa để loại bỏ dị vật.

Cắt lọc tiết kiệm: Da: cắt xén mép da. Bảo tồn vạt da còn cuống. Cơ: cắt bỏ phần cơ dập nát hoại tử.

Cầm máu: lựa chọn các phương pháp sau, Kẹp mạch. Đốt điện. Khâu cầm máu.

Khâu phục hồi: Yêu cầu: khâu đúng vị trí giải phẫu, từ trong ra ngoài, tránh để khoang ảo, không được căng, lớp niêm mạc phải kín tuyệt đối. Phương pháp khâu: lựa chọn kiểu khâu, mũi rời, khâu vắt, trong da, xa gần… Thời gian được đóng kín da: tương đối, nếu vết thương sạch đóng kín, nếu vết thương bẩn đóng thì hai.

Vết thương xuyên

Vết thương nhỏ, không chảy máu, không dị vật: không phẫu thuật, điều trị kháng sinh, chống phù nề, thay băng, theo dõi.

Vết thương to, chảy máu nhiều, có dị vật: phẫu thuật làm sạch, cầm máu, đóng vết thương.

Vết thương mất mô

Vết thương nhỏ: bóc tách, khâu phục hồi.

Mất mô rộng: tạo hình, đóng kín vùng thiếu hổng mô.

Vết thương hỏa khí

Phẫu thuật cầm máu, loại bỏ dị vật, tạo hình đóng kín vết thương.

Vết thương tuyến nước bọt

Tổn thương có thể ở nhu mô hoặc ống tuyến.

Dò nước bọt ở nhu mô: khâu phục hồi.

Dò ở ống tuyến: nối, hoặc dẫn lưu vào trong miệng.

Vết thương bỏng

Chườm lạnh, chống shock, bù nước, điện giải, dùng kháng sinh…

Khi tổn thương đã ổn định tùy tình trạng mà có thể ghép da hoặc tạo hình phục hồi vết thương.

0/50 ratings
Bình luận đóng