Cho thấy hệ tiết niệu có vấn đề, hệ tiết niệu bắt đầu từ quả thận (nơi làm ra nước tiểu), chấm dứt ở đường tiểu (nước tiểu từ đây thải ra ngoài.)
Khi xét vị trí và nguyên nhân ra máu, nên bắt đầu quan sát từ quả thận. Ví dụ sau vụ té xe thận bị thương, ngoài ra, khối u trong thận, thận bị viêm, hoặc sỏi thận cũng khiến có triệu chứng tiểu ra máu. Nhưng nếu khối u trong thận thì không có cảm giác đau và viêm hoặc sỏi thận thì ngược lại. Máu ở lại trong thận gây tắc nghẽn, cũng gây thận ra máu. Dù thận ra máu với nguyên nhân như thế nào, máu đó sẽ theo đường tiểu đi xuống bàng quang, thải ra ngoài, người bệnh mới phát hiện ra.
Ống dẫn tiểu cũng có thể là bộ phận gây ra chảy máu. Nếu như sỏi thận kẹt trong ống dẫn tiểu, hoặc theo đó chảy vào bàng quang, gây kích thích cho thành ống dẫn, gây chảy máu hoặc đau đớn.
Bàng quang là nơi tích trữ số nước tiểu, sau đó thải chúng ra ngoài cơ thể. Nếu bàng quang có khối u, thịt dư, bị viêm, khối u hoặc thịt .dư thì không đau, còn viêm thì đau.
Đường tiểu có thể bị nhiễm virus hoặc nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục, hoặc có vật lạ cho vào như chị em tự thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc bác sĩ cho Ống nội soi vào bàng quang, hoặc người bệnh không thể tự tiểu cần dùng ông dẫn tiểu đều có khả năng gây tổn thương đường tiểu (gây chảy máu).
Tiền liệt tuyến bị viêm, hoặc sưng, khiến các mạch máu xung quanh sung huyết, cũng có triệu chứng ra máu trong nước tiểu, ngoài ra, dù bất kỳ nguyên nhân nào, khiến khả năng đông máu kém (có lẽ do đang dùng thuốc chống đông máu), các bộ phận trên cơ thể, cũng có khả năng gây hiện tượng ra máu, bao gồm máu chảy vào nước tiểu.
Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc có hiện tượng mang máu rõ ràng, chớ nên tự phán đoán. Dù xảy ra ở những chị em đang và hết tuổi hành kinh, nước tiểu và tinh dịch của nam giới cũng có thể thải ra ngoài cơ thể nhờ đường tiểu. Nhiều khi viêm tiền liệt tuyến hoặc sung huyết gây xuất tinh ra máu, cũng thường bị hiểu lầm là đường tiểu ra máu.
Còn phải chú ý là, nước tiểu màu đỏ chưa hẳn là hiện tượng ra máu. Vì khi bạn táo bón mua thuốc xổ nhẹ uống, sau đó phát hiện tiểu ra máu, lúc này cứ nhìn vào thành phần thuốc đó nếu có chất Phenol Phthalein, là một thuốc nhuộm, khiến nước tiểu biến thành màu đỏ, hoặc những thuốc bác sĩ dùng để điều trị đau khi tiểu là Pyridium, rau ngọt, khiến nước tiểu và phân có màu máu nâu đỏ, thuốc trị lao phổi Rifampin, khiến nước tiểu có màu cam.
Một nguyên tắc quan trọng trong ‘ngành y là : nếu nước tiểu thật sự mang máu, cần sớm chẩn đoán để điều trị. Khi khám bệnh, người bệnh nên báo các triệu chứng với bác sĩ cho thật rõ ràng.
Dưới đây là một vài phán đoán từ những hiện tượng thực tế :
- Nếu đi tiểu ra máu nhưng không chút đau đớn, có lẽ do nơi nào ở hệ tiết niệu bị khối u.
- Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu, thì chỗ xuất huyết có thể ở thận; nếu có màu tươi, có thể xuất huyết tại những vị trí thấp hơn, như khối u bàng quang, sỏi, tiền liệt tuyến bị viêm, niệu đạo bị viêm…
- Nếu có máu ngay khi mới tiểu, có thể do chứng bệnh đường tiểu, nếu nước tiểu có màu máu vào lúc sau cùng, máu có thể ở bàng quang, giả sử có máu trong cả quá trình tiểu, rất có khả năng do thận ra máu. Thông thường, muốn phân biệt trạng thái ra máu, nam dễ hơn nữ, trong quá trình đi tiểu, nữ tốt nhất căn cứ thứ tự trước sau, cho đựng nước tiểu vào trong 3 đồ đựng khác nhau, để dễ phân biệt và theo dõi.
- Dù nam hay nữ, nếu không tiểu cũng nhìn thấy máu chảy ra từ đường tiểu, thì chắc do thấm qua thành đường tiểu (thành đường tiểu có bệnh).
- Khi nước tiểu có máu cục, tức là có hiện tượng ra máu nhiều, nên nhắc bác sĩ kiểm tra xem có phải bị khối u hay không.
- Nếu khi ra máu kèm theo đau dữ dội ở bụng, lưng hoặc eo, thường do sỏi thận, nếu bệnh tình bình ổn, luôn xuất hiện ở lưng, có thể là chứng viêm cầu thận, hoặc các chứng viêm thận khác
- Nếu khi tiểu có cảm giác buốt cháy, thậm chí tiểu rất khó khăn, vị trí ra máu có lẽ ở chỗ thấp hơn của hệ tiết niệu, đồng thời kèm theo sốt, rùng mình, chắc do tiền liệt tuyến hoặc thận viêm nhiễm.
- Nếu tiểu ra máu, các bộ phận trên cơ thể (như đùi, mặt, ngón tay)bị sưng, rất có thể là chứng viêm cầu thận cấp. Giả sử có đau khớp, rất có thể do chứng bệnh lupus ban đỏ (SLE), một chứng bệnh miễn dịch bản thân.
Sau khi tường thuật các triệu chứng liên quan như trên, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó tiến hành một loạt xét nghiệm, tìm ra vị trí xuất huyết và nguyên nhân bệnh. Các xét nghiệm đó bao gồm nước tiểu, vi sinh vật gây viêm nhiễm, nội soi, chụp X quang, siêu âm thận, xương chậu, hệ thống tiết niệu ….
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : NƯỚC TIỂU CÓ MÁU
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Bị thương. | • Thuốc men, mổ. |
2. Khối u thận. | • Mổ. |
3. Chứng viêm hoặc bệnh miễn dịch tự thân. | • Thuốc men. |
4. Sỏi thận. | • Tự chảy ra, hoặc tán, hoặc mổ. |
5. Biến chứng bàng quang (khối u, thịt dư, viêm…) | • Nếu là khối u hoặc thịt dư cần làm phẫu thuật cắt bỏ, nếu viêm thì dùng thuốc kháng sinh. |
6. Đường tiểu bị thương hoặc viêm. | • Kháng sinh. |
7. Sưng tiền liệt tuyến, bị viêm. | • Kháng sinh. Nếu tuyến sưng to, gây viêm nhiễm tái phát, cần mổ cắt bỏ. |
8. Thuốc hoặc thức ăn gây nước tiểu khác màu. | • Xác định nguyên nhân là loại trừ. |
Xem chi tiết bệnh
Ung thư thận – triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Triệu chứng và điều trị Viêm bàng quang cấp tính
Sỏi thận tiết niệu – chẩn đoán và điều trị