–   Bệnh nhân rối loạn dung nạp đường huyết A, rối loạn đường huyết lúc đói E, hoặc có mức A1C 5,7-6,4 % E nên được hướng dẫn một chế độ ăn kiêng đặc biệt và các chương trình hoạt động thể lực để đạt mục tiêu giảm 7% trọng lượng cơ thể và tăng vừa phải các hoạt động thể lực (như đi bộ nhanh) ít nhất 150 phút/tuần.

–   Duy trì tư vấn liên tục có thể quan trọng để thành công trong điều trị. B

–   Dựa trên chi phí – hiệu quả của việc phòng chống bệnh Đái tháo đường, các chương trình phòng như vậy nên được bảo hiểm chi trả. B

–   Metformin điều trị Đái tháo đường typ 2 có thể được cân nhắc sử dụng ở những người có rối loạn dung nạp đường huyết A, rối loạn đường huyết lúc đói E, hoặc A1C từ 5,7 -6,4% E, đặc biệt là cho những người có BMI > 35 kg/m2, <60 tuổi, và phụ nữ tiền Đái tháo đường thai kỳ. A

–   Việc giám sát (tối thiểu là hàng năm) sự tiến triển trên bệnh nhân tiền Đái tháo đường được đề nghị. E

–   Việc kiểm tra và điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch được đề nghị. B

–   Chương trình giáo dục và hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý bệnh Đái tháo đường là thích hợp cho các bệnh nhân tiền Đái tháo đường để nhận sự giáo dục và hỗ trợ trong việc đẩy mạnh và duy trì các hành vi có thể chống lại hoặc ngăn cản Đái tháo đường khởi phát. C

ĐIỀU CHỈNH LỐI SỐNG

Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đã chỉ ra rằng các cá thể có nguy cơ Đái tháo đường typ 2 cao (rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường huyết, hoặc cả 2) có thể giảm đáng kể tỉ lệ khởi phát Đái tháo đường bằng những can thiệp đặc biệt (1-5), bao gồm đẩy mạnh các chương trình điều chỉnh lối sống được chỉ ra rằng rất có hiệu quả (giảm ~ 58% sau 3 năm). Cả 3 nghiên cứu lớn về can thiệp lối sống được tiếp tục đã cho thấy giảm được tỉ lệ chuyển thành Đái tháo đường typ 2: giảm 43% ở năm thứ 20 trong nghiên cứu Da Qing (6), giảm 43% sau 7 năm trong nghiên cứu Phòng chống Đái tháo đường Phần Lan (DPS), và giảm 34% sau 10 năm trong nghiên cứu Kết quả chương trình phòng chống Đái tháo đường Hoa Kỳ (DPPOS) (8). Một mô hình chi phí – hiệu quả gợi ý rằng các can thiệp lối sống trong Chương trình Phòng chống Đái tháo đường(DPP) là có hiệu quả (9). Dữ liệu thực tế từ DPP và DPPOS chứng thực rằng các can thiệp lối sống có hiệu quả cao (10). Nhóm bệnh nhân nhận can thiệp từ DPP có khả năng tốn kém rất ít mà vẫn đạt giảm được cân nặng tương tự (11). Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) phối hợp vớiChương trình Phòng chống Đái tháo đường Quốc gia trong việc đưa ra các chương trình thay đổi lối sống dựa trên bằng chứng để phòng chống Đái tháo đường typ 2 cho cộng đồng

Với các kết quả thử nghiệm lâm sàng và các nguy cơ đã biết về sự tiến triến của tiền Đái tháo đường thành Đái tháo đường, bệnh nhân có A1C 5,7-6,4%, rối loạn dung nạp đường huyết, hoặc rối loạn đường huyết lúc đói nên được tư vấn về việc thay đổi

Tiêu chuẩn Đái tháo đường của ADA 2015

lối sống với mục tiêu tương tự như các mục tiêu của DPP (giảm 7% cân nặng và hoạt động thể lực với cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần).

CÁC CAN THIỆP DƯỢC LÝ

Các nhóm dược lý, như metformin, thuốc ức chế a-glucosidase, orlistat (một thuốc giảm cân), và các thiazolinedion, được chỉ ra rằng mỗi loại làm giảm bệnh Đái tháo đường ở các mức độ khác nhau. Metformin có bằng chứng mạnh nhất và được chứng minh an toàn lâu dài như một liệu pháp dược lý điều trị Đái tháo đường (12). Với các thuốc khác, cần xem xét chi phí, tác dụng phụ, và sự thiếu hiệu quả liên tục của thuốc.

Metformin ít hiệu quả hơn việc điều chỉnh lối sống trong DPP và DPPOS nhưng có thể tiết kiệm chi phí trong khoảng hơn 10 năm (10). Nó có thể hiệu quả như việc điều chỉnh lói sống ở những bệnh nhân có BMI >35kg/m2 nhưng không vượt trội hơn placebo ở bệnh nhân >60 tuổi (1). Trong DPP, với phụ nữ có tiền sử Đái tháo đường thai kỳ, metformin kết hợp với việc điều chỉnh lối sống mạnh mẽ dẫn đến việc giảm tương đương 50 % nguy cơ Đái tháo đường (13). Metformin có thể được khuyến cáo cho các bệnh nhân có nguy cơ rất cao (Ví dụ: người có tiền sử Đái tháo đường thai kỳ, người rất béo phì, và/hoặc những người có mức đường huyết nặng hơn hoặc đường huyết tiến triển).

Những người tiền Đái tháo đường thường có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác, ví dụ béo phì, THA, rối loạn lipid máu và có nguy cơ tăng các biến cố bệnh tim mạch. Trong khi mục tiêu điều trị là như nhau giữa các bệnh nhân không mắc Đái tháo đường, thì ở nhóm bệnh nhân này cần đảm bảo thận trọng hơn để xác định và xử lý các yếu tố nguy cơ này cũng như các yếu tố nguy cơ khác (như hút thuốc lá).

GIÁO DỤC VÀ HỖ TRỢ BỆNH NHÂN TỰ QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Các tiêu chuẩn của chương trình giáo dục bệnh nhân tự quản lý bệnh Đái tháo đường và chương trình hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý bệnh Đái tháo đường (xem ở chương 4) cũng có thể áp dụng để giáo dục và hỗ trợ người tiền Đái tháo đường. Hiện nay, có những rào cản quan trọng đến việc cung cấp sự giáo dục và hỗ trợ cho những người tiền Đái tháo đường. Tuy nhiên, các chiến lược hỗ trợ thay đổi thành công hành vi và các hành vi lành mạnh được khuyến cáo cho những người tiền Đái tháo đường phần lớn cũnggiống như cho bệnh nhân ĐTĐ.Những người cung cấp chương trình chương trình giáo dục bệnh nhân tự quản lý bệnh Đái tháo đường và chương trình hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý bệnh Đái tháo đường đã được trang bị sự huấn luyện và kinh nghiệm, đặc biệt sự trang bị tốt sẽ giúp người tiền Đái tháo đường trong việc phòng chống hoặc ngăn cản sự khởi phát của bệnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng