Mắt của trẻ nhỏ thường có xu hướng lệch lên và xuống trong mấy tháng đầu đời, tuy nhiên, trẻ sẽ sớm học được cách sử dụng hai mắt đồng thời, và các bé có thể phối hợp cử động mắt trong giai đoạn từ 3 tới 6 tháng tuổi.

Nếu mắt con bạn thỉnh thoảng vẫn bị lệch, lác hoặc chuyển động theo các hướng khác nhau sau giai đoạn sơ sinh, có thể bé bị mất cân bằng cơ mắt, gọi là tật lác mắt. Tật lác mắt gây ra hiện tượng mắt không cân xứng. Mắt có thể lệch ra ngoài, gọi là phân tán lé ngoài (exotropia); xiên vào trong, gọi là lé trong (hội tụ) (esotropia), và mất cân xứng theo các cách khác. Tật lác mắc khiến cả hai mắt không thể tập trung vào cùng một vật.

Đôi khi con bạn có thể có vẻ như bị lác mắt nhưng không phải vậy; do bé có xương sống mũi rộng và các nếp gấp da to làm bóp méo vẻ ngoài cần xứng của mắt. Mắt như vậy được gọi là lác mắt giả (Pseudostrabismus). Khi mặt bé phát triển hoàn thiện và xương sống mũi hẹp lại, mắt bé trông sẽ cân xứng bình thường; tuy nhiên, trẻ thực sự bị lác thật cân được chăm sóc y tế. Trẻ bị tật lác mắt sẽ không khỏi được và có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng nhìn của bé trong tương lai.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu:

  • Mắt của con bạn lác và không phối hợp cùng nhau sau khi bé được 4 tháng tuổi
  • Bé thường ôm đầu ở tư thế bất thường hoặc nghiêng
  • Bé thường nheo mắt để nhìn cho rõ hơn
  • Một mí mắt sụp khiến một mắt của bé nhìn có vẻ bé hơn bên kia
  • Bé thường nhắm một mắt
  • Mắt của bé run và có vẻ nảy lên
  • Mắt bé phản xạ ánh sáng khác nhau trong các tấm ảnh chụp.

CẢNH BÁO!

Nếu tật lác mắt không được chẩn đoán và điều trị sớm, con bạn sẽ nhận biết về chiều sâu kém và có nguy cơ mất thị lực ở bên mắt lệch.

Điều chỉnh các Vấn đề về mắt

Các vấn đề về mắt ở trẻ phải được điều trị sớm; một số bệnh nhất định không thể điều chỉnh ngay cho đến khi hệ thị lực đã phát triển toàn vẹn, khi gần tới tuổi thanh thiếu niên (tức là 14 đến 16 tuổi). Đó là lý do vì sao bác sĩ nhi khám mắt cho con bạn vào tất cả các đợt khám, dù bé khỏe mạnh. Họ tìm dấu hiệu bệnh vẽ mắt và đảm bảo rằng cả hai mắt phối hợp cùng nhau. Đo đánh giá thị lực thường được thực hiện khi con bạn được 3 tuổi – đủ lớn để nhìn theo các hướng và mô tả những gì bé nhìn thấy. Nếu trong gia đình bạn có tiền sử với các vấn đề nghiêm trọng về mắt, chứng giảm thị lực (mắt lờ đờ), hoặc mắt lác, hoặc bạn lo lắng về một số vấn đề cụ thể, bác sĩ nhi sẽ khám cho con bạn và chuyển bé (ngay cả nếu bé còn rất nhỏ) cho một bác sĩ nhi chuyên khoa mắt để khám kỹ hơn.

Trẻ sinh non thường dễ bị các vấn đề về mắt hơn các trẻ khác, bao gồm các vấn đề trong mắt, mắt lác và thị lực rất mờ.

Tật mắt lác có thể hiển hiện từ khi mới sinh, xuất hiện trễ trong thời niên thiếu, hoặc phát sinh do tập trung không tốt. Nó cũng có thể nảy sinh do bệnh hay chấn thương ở mắt hoặc não. Phương pháp điều trị thường bao gồm đeo kính mắt, nhỏ mắt, tập luyện hoặc phẫu thuật. Nếu cần, phẫu thuật được thực hiện tốt nhất khi bác sĩ nhi chuyên khoa mắt cảm thấy hiện tượng mắt mất cân xứng không được cải thiện, ngay cả từ sớm như 6 đến 18 tháng tuổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tật lác mắt bẩm sinh. Nhiều trẻ có thể vẫn cần đeo kính và băng mắt, ít nhất là trong một thời gian, sau khi được phẫu thuật điều chỉnh.

Chứng giảm thị lực (mắt lờ đờ) là hiện tượng mất thị lực, thường ở một mắt, do tật lác mắt, tật khúc xạ nặng (high refractive errors) (thường là loạn thị hoặc viễn thị), chứng sa mi mắt (một bên mí mắt trên sụp xuống rất nhiều), hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng tới mắt này nhiều hơn mắt kia. Biện pháp điều trị chứng giảm thị lực có thể bao gồm sử dụng kính mắt liên tục, điều trị lác mắt hoặc sa mí mắt, dùng băng bịt bên mắt khỏe hơn, hoặc nhỏ thuốc nhỏ mắt ở bên mắt khỏe hơn. Những phương pháp điều trị này có thể cải thiện đáng kể thị lực của con bạn nếu bé bị giảm thị lực. Điều trị sẽ phát huy tác động tốt nhất ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị đủ tốt, chứng giảm thị lực sẽ trở thành vĩnh viễn ở trẻ được 8 tuổi.

MỐI QUAN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn được 6 tháng tuổi hoặc hơn. Mắt bé vẫn chuyển động độc lập, ít nhất là thỉnh thoảng. Một mặt nhìn ra ngoài hoặc vào trong khi mắt còn lại tập trung vào một vật thể; cả hai mắt đều nhìn vào trong; hoặc cả hai mắt đều bình thường nhưng đột nhiên biến thành mắt lác hoặc mắt lệch.Tật mắt lác (mắt bị lác hoặc mất cân xứng).Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn và giới thiệu bé tới bác sĩ mắt (bác sĩ nhi chuyên khoa về mắt) để được đánh giá toàn diện và điều trị.
Một mắt của con bạn có vẻ nhỏ hơn nhiều so với mắt kia vì sụp mí trên. Mí mắt này có vẻ ảnh hưởng tới thị lực của con bạn. Bé ngẩng cằm hoặc mặt lên để nhìn.Chứng sa mi mắt (sụp mí mắt trên).Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ xác định xem có nên giới thiệu bé đến một chuyên gia khác hay không. Chứng sa mi mắt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của con bạn và nên được điều trị.
Con bạn bị tật lác mặt, hoặc kết quả kiểm tra mắt cho thấy các vấn đề tiềm ẩn về thị lực. Gia đình bạn có tiền sử về chứng giảm thị lực (mắt lờ đờ).Giảm thị lực (mắt lờ đờ).Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ xem xét có cần giới thiệu bé sang một bác sĩ nhi chuyên khoa về mắt hay không. Chứng giảm thị lực sẽ không cải thiện nếu không được điều trị. Nếu chứng giảm thị lực ở trẻ vẫn tiếp tục dai dẳng sau khoảng 5 tới 6 năm, thị lực ở con mắt không được sử dụng của bé có thể bị hư hại vĩnh viễn.
Mắt con bạn có vẻ này và lốc lư.Chứng giật cầu mắt (mắt cử động theo nhịp nhanh và không ý thức).Nói chuyện ngay với bác sĩ nhi; bé có thể cắn được đánh giá bởi một chuyên gia về thần kinh hoặc bác sĩ nhi chuyên khoa về mắt, họ sẽ xác định nguyên nhân của vấn đề này.
0/50 ratings
Bình luận đóng