CÂU HỎI
Bệnh nhân nam, 68 tuổi, có tiền sử bệnh lý mạch vành, vào viện vì ho khạc ra đờm. Bác sĩ nghi ngờ viêm phổi, và chụp XQ kết quả là thấy động mạch chủ cong vòm, trung thất rộng. CT cho thấy có phình động mạch chủ xuống kích thước 4cm, không có biểu hiện bóc tách. Cách điều trị tốt nhất ở bệnh nhân này là?
A. Tham vấn bác sĩ can thiệp để đạt stent.
B. Tham vấn bác sĩ phẫu thuật lồng ngực.
C. Không cần đánh giá thêm.
D. Chụp CT cản quanh và phẫu thuật nếu kích thước khối phình lớn hơn 4,5cm.
E. Dùng chẹn beta giao cảm, chụp CT cản quang, và phẫu thuật nếu khối phình tiến triển lớn hơn 1cm mỗi năm.
TRẢ LỜI
Phình động mạch chủ xuống thường liên quan nhất đến xơ vữa động mạch. Tỷ lệ tiến triển trung bình là 0.1-0,2 cm mỗi năm. Nguy cơ vỡ cũng như chiến lược điều trị liên quan đến kích thước của khối phình cũng như các triệu chứng khối phình. Tuy nhiên, hầu hết khối phình động mạch chủ ngực không có triệu chứng,. Khi triệu chứng xảy ra, thường là do khối phình lớn chèn ép các cấu trúc liên quan. Các cấu trúc liên quan là khí quản, thực quản, và các triệu chứng là ho, đau ngực, khàn tiếng, khó nuốt.. Tỷ lệ vỡ khối phình đối với kích thước 5,5-6cm. Đặt stent nội mạch điều trị phình động mạch chủ, là 1 phương pháp mới với kết quả hạn chế. Kết quả nghiên cứu trên 400 bệnh nhân cho thấy có nhiều chỉ định khác nhau trong đặt stent động mạch chủ ngực. Trong 249 bệnh nhân được chỉ định đặt stent động mạch chủ ngực,, với tỷ lệ thành công là 87,1 % và tỷ lệt ử vong trong 30 ngày khoảng 10%. Tuy nhiên nếu thủ thuật này được thực hiện cấp cứu là 28%. Trong 1 năm, dữ liệu cho thấy chỉ 96 trong 249 bệnh nhân được đặt stent có thoái phình động mạch chủ thoái hóa. Ở những bệnh nhân này, 80% có kết quả tốt với đặt stent và 14% vẫn có tiến triển khối phình. Các nghiên cứu cho thấy theo dõi định kỳ nhiều năm trước đặt stent là cần thiết,và đối với những bệnh nhân không phẫu thuật được thì đặt stent nên được xem xét.
Đáp án: E.