Loét miệng nối dạ dày – tá tràng (Ulcere gastro – jejunale) là một dạng loét thứ phát gặp sau phẫu thuật cắt dạ dày kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Loét miệng nối có thể gặp sau nối vị – tràng kết hợp cắt dây thần kinh X hoặc sau cắt dây X kết hợp mở thông môn vị.
Mục lục
1. Sự thường gặp:
+ Sau nối vị – tràng:
- Thế giới gặp 30 – 35%.
- Việt nam gặp 20%.
+ Sau cắt 2/3 dạ dày: 2-3% (Lê Sĩ Liêm 1988).
+ Sau cắt dạ dày và cắt dây X: 1%.
+ Sau cắt dây X, nối vị tràng hoặc mở thông môn vị: 5 – 10%.
2. Nguyên nhân:
- Do cắt đoạn chưa đủ 2/3 dạ dày mà còn để lại nhiều phần dạ dày tiết
- Do cắt không hết được 2 thân dây X sau cắt dây X và cắt hang vị.
- Do u Adenome của tuyến tuỵ (hội chứng Zollinger Ellison): loại u này gây tăng tiết gastrin, còn u tuỵ thì còn loét tái phát.
- Do chỉ cắt bỏ ổ loét nhưng còn để lại phần niêm mạc hang vị (còn niêm mạc hang vị thì còn tiết gastrin kích thích tiết HCl+Pepsin ).
3. Bệnh sinh:
Do phần hang vị cắt chưa hết nên còn tiết gastrin, kích thích tiết HCl+Pepsin tác động trực tiếp vào niêm mạc gây loét.
Điều đó có căn cứ :
- HCl mất đi sau mổ, thường chỉ xuất hiện lại sau 3 tháng, phù hợp với thời gian xuất hiện của loét.
- Biến chứng này hay gặp ở bệnh nhân loét hành tá tràng.
- Thường xảy ra ở quai đi (quai tới vì có nhiều dịch tá tràng mang tính chất kiềm nên ít xảy ra loét).
4. Giải phẫu bệnh lý:
ổ loét thường ở quai đi, cách miệng nối chừng l-2cm, ít khi có ở miệng nối hoặc ở quai tới. Có thể 1-2 ổ loét. Tổ chức xung quanh phù nề, xơ cứng làm miệng nối hẹp lại, quai tới giãn ra.
5. Triệu chứng:
Xuất hiện muộn sau mổ từ 3 tháng tới 1 năm, có khi 20-30 năm sau.
+ Đau: do loét miệng nối có đặc điểm:
- Đau tăng hơn trước khi mổ.
- Đau khu trú bên trái đường trắng giữa, ngang rốn hoặc thấp hơn.
- Đau nhiều hơn khi ấn vào vùng ngang rốn phía bên trái.
+ Nôn: thường đi kèm với đau tính chất nôn gần giống như trong hẹp môn vị.
+ Nội soi bằng ống soi mềm: thấy tổn thương loét ở vùng miệng nối.
6. Tiến triển, biến chứng:
- Diễn biến nặng dần.
- Biến chứng: Chảy máu, thủng,
Sau khi thủng có thể gây viêm phúc mạc khu trú hoặc rò vào đại tràng.
7. Điều trị:
- Nếu đau không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, công tác thì điều trị nội khoa (như loét hành tá tràng).
- Nếu trước đây nối vị – tràng thì mổ lại cắt 2/3 dạ dày.
- Nếu đã cắt 2/3 dạ dày thì mổ cắt lại kết hợp cắt 2 nhánh thần kinh X đi vào dạ dày.