1. Vaccine Cúm

Vaccine cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm cho tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi, và người lớn. Người lớn khỏe mạnh, không mang thai dưới 50 tuổi không có bệnh lí nguy cơ cao có thể tiêm vaccine sống, giảm độc lực (FluMist), hoặc vaccine bất hoạt. Các đối tượng khác nên tiêm vaccine bất hoạt. Người trên 65 tuổi có thể tiêm vaccine cúm chuẩn hoặc vaccine cúm liều cao (Fluzone). Các thông tin khác xem tại http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/flu/default.htm.

  1. Vaccine Bạch Hầu, Ho Gà, Uốn Ván (DPT/DT)

Tiêm 1 liều DPT cho người lớn dưới 65 tuổi, trước đó chưa tiêm hoặc không nhớ để thay cho mũi tiêm DT nhắc lại và tiêm sớm cho các đối tượng 1) phụ nữ sau sinh, 2) tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi (vd, ông bà, người chăm sóc trẻ) 3) nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Người lớn từ 65 tuổi trở lên, chưa tiêm DPT trước đó, và tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi nên được tiêm vaccine. Những người khác từ 65 tuổi trở lên có thể tiêm DPT. Vaccine DPT có thể tiêm mà không cần tính khoảng cách giữa các liều vì hầu hết các vaccine đều chứa uốn ván hoặc bạch hầu.

Với người lớn không rõ tiền sử tiêm chủng hoặc chưa hoàn thành 3 mũi vaccine DT nên tiêm đầy đủ 3 mũi đó. Với người chưa tiêm vaccine, tiêm 2 mũi đầu cách nhau ít nhất 4 tuần và mũi tiêm thứ 3 sau đó 6-12 tuần. Với người tiêm chưa đủ (vd, tiêm ít hơn 3 mũi), tiêm các mũi còn lại. Thay thế 1 liều DPT cho 1 liều DT, hoặc trong 3 mũi tiêm cơ bản hoặc trong lần tiêm nhắc lại.

Nếu phụ nữ mang thai và lần tiêm vaccine DT gần nhất cách từ 10 năm trở lên, tiêm vaccine DT trong quý thứ 2 hoặc 3 của thai kì. Nếu mới tiêm cách đây dưới 10 năm, tiêm vaccine DPT ngay sau sinh. Bác sĩ có thể cân nhắc, Vaccine DT có thể hoãn tiêm khi mang thai và thay thế bằng DPT sau sinh, hoặc tiêm DPT thay thế cho DT với phụ nữ mang thai sau khi tham khảo ý kiến của bệnh nhân.

Tiêm vaccine DT dự phòng trong trường hợp chấn thương, xem tại http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/acip-list.htm.

  1. Vaccine Thủy Đậu

Tất cả người trưởng thành chưa có miễn dịch với thủy đậu nên tiêm 2 mũi vaccine thủy đậu nếu chưa tiêm trước đó hoặc mũi thứ 2 nếu trước đó mới tiêm 1 mũi, trừ khi có chống chỉ định. Cần đặc biệt chú ý đến các đối tượng 1) tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao mức bệnh nặng (vd nhân viên y tế, người thân tiếp xúc với người suy giảm miễn dịch hoặc 2) nguy cơ tiếp xúc, lây truyền cao (vd, giáo viên, người chăm sóc trẻ, sinh viên, quân đội, người vị thành niên và người lớn sống cạnh trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không mang thai, người du lịch)

Bằng chứng miễn dịch với thủy đậu gồm: 1) tiêm đủ 2 mũi vaccine thủy đậu cách nhau ít nhất 4 tuần; 2) sinh tại Mỹ trước năm 1980 ( nhưng với nhân viên y tế, phụ nữ có thai không nên cho là đã có miễn dịch); 3) tiền sử thủy đậu đã được chẩn đoán, xác nhận bởi bác sĩ ( với những bệnh nhân nói tiền sử có các triệu chứng không điển hỉnh hoặc triệu chứng nhẹ, bác sĩ nên tìm mối liên quan với dịch tễ, với các ca bệnh đã được chẩn đoán xác định, hoặc bằng chứng của xét nghiệm, nếu xét nghiệm làm ở giai đoạn cấp tính của bệnh; 4) tiền sử nhiễm herpes zoster đã được chẩn đoán bởi bác sĩ; or 5) bằng chứng xét nghiệm có miễn dịch hoặc mắc bệnh.

Phụ nữ có thai nên được đánh giá miễn dịch với thủy đậu. Những người chưa có miễn dịch nên tiêm liều đầu khi hoàn thành hoặc đình chỉ thai nghén và trước khi ra viên. Liều thứ 2 nên tiêm sau liều đầu 4-8 tuần.

  1. Vaccine HPV

Vaccine HPV (loại chống 4 chủng – HPV4) hoặc (loại chống 2 chủng – HPV2) được khuyến cáo cho phụ nữ ở tuổi 11,12  và có thể tiêm ở tuổi 13-26 nếu chưa tiêm.

Lí tưởng, nên tiêm vaccine trước khi tiếp xúc với HPV qua quan hệ tình dục, tuy nhiên, phụ nữ đã quan hệ vẫn nên tiêm dựa trên khuyến cáo ở nhóm tuổi đó. Những phụ nữ đã quan hệ tình dục nhưng chưa nhiễm bất kì typ HPV nào trong 4 typ (typ 6,11,16,18, phòng được bỏi HPV4) hoặc bất kì typ nào trong 2 typ (typ 16,18, đều được phòng bởi HPV2) có hiệu quả đầy đủ của vaccine. Hiệu quả giảm đi ở những phụ nữ nhiễm từ 1 typ HPV trở lên. Có thể tiêm HPV4 hoặc HPV2 ở phụ nữ có mụn cóc ở bộ phận sinh dục, test Pap bất thường, XN gen HPV dương tính, vì nó không phải là bằng chứng cho thấy đã nhiễm tất cả các typ HPV trong vaccine.

HPV4 có thể tiêm ở nam tuổi 9-26 để giảm khả năng mụn cóc sinh dục. HPV4 có hiệu quả nhất khi tiêm trước khi tiếp xúc với HPV qua quan hệ tình dục.

Tiêm vaccine HPV4 hoặc HPV2 đầy đủ gồm 3 mũi. Mũi tiêm thứ 2 nên cách mũi 1 từ 1-2 tháng; và mũi 3 nên tiêm sau mũi đầu 6 tháng.

Mặc dù HPV không được khuyến cáo cho các trường hợp đặc biệt trong Hình 2, “Các vaccine có thể chỉ định cho trường hợp đặc biệt hoặc bệnh lí”, nhưng có thể tiêm cho những đối tượng này vì HPV không phải là vaccine sống. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của vaccine có thể giảm hơn so với người bình thường.

  1. Vaccine Herpes zoster

Một liều vaccine zoster được khuyến cáo cho người lớn từ 60 tuổi trở lên dù trước đo đã nhiễm herpes zoster hay chưa. Những người có bệnh mãn tính có thể tiêm trừ khi bệnh đó là chống chỉ định.

  1. Vaccine Sởi, Quai Bị, Rubella (MMR)

Những người sinh trước  năm 1957 thường được coi là đã có miễn dịch với sởi và quai bị. Với tất cả những người sinh từ năm 1957 trở lại đây cần có thông tin đã tiêm từ 1 liều vaccine MMR trở lên trừ khi có chống chỉ định, bằng chứng về xét nghiệm có miễn dịch với 3 bệnh đó hoặc đã mắc sởi, quai bị được chẩn đoán. Với rubella, thông tin đã mắc bệnh không được chấp nhận là đã có miễn dịch.

Với Vaccine sởi: Liều MMR thứ 2, tiêm cách mũi 1 ít nhất 28 ngày, được khuyến cáo cho người lớn mà 1) gần đây tiếp xúc với sởi hoặc sống trong vùng có dịch; 2) học sinh tại các trường phổ thông trở lên; 3) làm việc tại các cơ sở y tế; 4) dự định đi du lịch quốc tế. Những người đã tiêm vaccine sởi bất hoạt hoặc vaccine không rõ loại từ 1963-1967 nên tiêm lại với 2 liều vaccine MMR.

Với Vaccine quai bị: Liều MMR thứ 2, tiêm cách mũi 1 ít nhất 28 ngày, được khuyến cáo cho người lớn mà 1) sống trong cộng đồng có dịch quai bị và nằm trong nhóm tuổi chịu ảnh hưởng; 2) học sinh tại các trường phổ thông trở lên; 3) làm việc tại các cơ sở y tế; 4) dự định đi du lịch quốc tế. Những người đã tiêm vaccine sởi bất hoạt hoặc vaccine không rõ loại từ trước năm 1979 mà có nguy cơ cao nhiễm virus quai bị (vd, nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế) nên tiêm lại với 2 liều MMR.

Với Vaccine Rubella: Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bất kì tuổi nào, nên xác định miễn dịch với rubella. Nếu không có miễn dịch, nên tiêm vaccine cho phụ nữ không mang thai. Với phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch thì nên tiêm MMR sau khi hoàn thành hoặc đình chỉ thai nghén và trước khi ra viện.

Nhân viên y tế sinh trước năm 1957: Với người chưa tiêm vaccine sinh trước 1957 mà không có bằng chứng xét nghiệm miễn dịch với sởi, quai bị và/hoặc rubella, hoặc đã mắc bệnh, các cơ sở y tế nên 1) xem xét tiêm vaccine cho nhân viên với 2 liều MMR (cho sởi và quai bị) và 1 liều MMR (cho rubella) và 2) khuyến cáo tiêm 2 liều MMR khi có dịch sởi hoặc quai bị và 1 liều MMR khi có dịch rubella. Thông tin đầy đủ về bằng chứng có miễn dịch xem tại default.htm.

  1. Vaccine Phế Cầu Loại polysaccaride (PPSV) Tiêm vaccine cho tất cả các đối tượng sau:

Bệnh lí: Bệnh phổi mạn tính (gồm hen phế quản); bệnh tim mạch mạn tính; đái tháo đường; bệnh gan mạn; xơ gan; uống rượu kéo dài; mất lách giải phẫu hoặc chức năng (vd, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc cắt lách [nếu cắt lách theo chương trình, tiêm vaccine trước phẫu thuật tối thiểu 2 tuần]); tình trạng suy giảm miễn dịch (gồm suy thận mạn hoặc hội chứng thận hư); cấy ốc tai và dẫn lưu dịch não tủy. Tiêm vaccine cho người nhiễm HIV..

Khác: Người sống tại các nhà điều dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc và những người hút thuốc. Tiêm vaccine phế cầu không được chỉ định thường qui cho người Ấn gốc Mỹ hoặc người dưới 65 tuổi trừ khi họ có bệnh lí là chỉ đình cần tiêm vaccine. Tuy nhiên, có thể cân nhắc tiêm vaccine cho người Ấn gốc Mỹ và người tuổi 50-64 sống trong vùng có nguy cơ nhiễm phế cầu cao.

  1. Tiêm Nhắc Lại Vaccine Phế Cầu

Tiêm nhắc lại 1 lần sau 5 năm được khuyến cáo cho người tuổi 10-64 có hội thận hư hoặc suy thận mạn; mất lách giải phẫu hoặc chức năng (vd, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc cắt lách); và người suy giảm miễn dịch. Với những người từ 65 tuổi trở lên, tiêm nhắc lại 1 lần đã tiêm vaccine trước đó từ 5 năm trở lên và ở tuổi dưới 65.

  1. Vaccine Màng Não Cầu

Nên tiêm vaccine màng não cầu cho các đối tượng sau:

Bệnh lí: Khuyến cáo tiêm 2 liều vaccine liên hợp màng não cầu cho người trưởng thành mất lách giải phẫu hoặc chức năng, hoặc giảm thành phần bổ thể kéo dài. Người nhiễm HIV đã được tiêm trước đó cũng nên tiêm 2 liều cách nhau 2 tháng.

Khác: Khuyến cáo tiêm 1 liều vaccine màng não cầu cho sinh viên năm 1 chưa tiêm vaccine sống trong kí túc; các nhà vi sinh hàng ngày tiếp xúc với não mô cầu; các tân binh sĩ; và những người du lịch tới, sống ở vùng có dịch (vd, ‘’vùng viêm màng não’’ ở Châu Phi vào mùa khô [Tháng 12 – 6]), đặc biệt khi tiếp xúc với dân bản địa lâu dài. Chính phủ Arabia yêu cầu tiêm vaccine cho tất cả khách du lịch tới Mecca.

Vaccine màng não cầu liên hợp, 4 chủng (MCV4) thường ưu tiên cho người dưới 55 tuổi; Vaccine màng não cầu polysaccharide (MPSV4) thường ưu tiên cho người từ 56 tuổi trở lên. Khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine MCV4 5 năm/1 lần cho người đã tiêm MCV4 hoặc MPSV4 nhưng vẫn còn nguy cơ cao nhiễm khuẩn (vd, người mất lách giải phẫu hoặc chức năng, hoặc suy giảm bổ thể kéo dài).

  1. Vaccine Viêm Gan A

Tiêm vaccine cho tất cả những người muốn phòng viêm gan A và những đối tượng sau:

Hành vi: Nam giới quan hệ đồng tính, người dùng thuốc đường tiêm.

Nghề nghiệp: Người tiếp xúc với động vật nhiễm HAV hoặc HAV trong phòng thí nghiệm.

Bệnh lí: Bệnh gan mạn tính, bệnh nhân truyền yếu tố đông máu.

Khác: Những người du lịch tới hoặc làm việc tại các quốc gia có tỉ lệ nhiễm HAV trung bình, cao (danh sách các nước xem tại http://wwwn.cdc.gov/travel/contentdiseases.aspx).

Những người chưa tiêm vaccine mà có tiếp xúc gần (vd, cùng nhà, trông giữ trẻ) với những người nước ngoài trong 60 ngày đầu đến Mỹ từ các nước tỉ lệ nhiễm HAV trung bình, cao nên được tiêm vaccine. Liều đầu trong 2 liều vaccine nên được tiêm sớm nhất có thể khi biết cần tiếp xúc, tốt nhất trước đó 2 tuần.

Vaccine đơn kháng nguyên nên tiêm 2 liều vào tháng 0 và tháng 6-12 (Havrix), hoặc tháng 0 và tháng 6–18 (Vaqta). Nếu tiêm vaccine kết hợp HAV và HBV (Twinrix) nên tiêm 3 liều vào tháng 0, 1, và 6; hoặc, 4 liều vào ngày 0, 7, và 21–30,sau đó tiêm nhắc lại vào tháng thứ 12.

  1. Vaccine Viêm Gan B

Tiêm vaccine cho tất cả những người muốn phòng viêm gan B và những đối tượng sau:       

Hành vi: Những người quan hệ tình dục không phải mối quan hệ một vợ một chồng (vd, một người quan hệ vớ nhiều hơn 1 bạn tình trong 6 tháng trước đó); những người đang khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; hiện tại hoặc gần đây sử dụng thuốc đường tiêm; và nam giới quan hệ đồng tính.

Nghề nghiệp: Nhân viên y tế hoặc ngành nghề có tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể khác có nguy cơ nhiễm HBV.

Bệnh lí: Bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối, gồm cả những bệnh nhân đang lọc máu; nhiễm HIV; bệnh gan mạn.  Khác: Sống cùng hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm HBV mạn; bệnh nhân hoặc nhân viên của các viện cho người chậm phát triển; người du lịch tới các nước có tỉ lệ nhiễm HBV mạn mức trung bình, cao. (danh sách các nước xem tại http:// wwwn.cdc.gov/travel/contentdiseases.aspx).

Vaccine viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả người trưởng thành trong các cơ sở sau: cơ sở điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; xét nghiệm và điều trị HIV; điều trị và phòng nghiện chất; hệ thống chăm sóc sức khỏe có sử dụng thuốc đường tiêm; điều trị bệnh thận giai đoạn cuối và cơ sở lọc máu;…

Tiêm các liều còn thiếu để đủ 3 liều vaccine viêm gan B cho người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ. liều thứ 2 nên tiêm sau liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 tiêm sau liều 2 ít nhất 2 tháng (cách liều 1 ít nhất 4 tháng). Nếu tiêm vaccine phối hợp viêm gan A/B (Twinrix), tiêm 3 liều vào tháng 0,1 và 6; hoặc 4 liều vào ngày 0, 7, 21 – 30 và tiêm nhắc lại vào tháng thứ 12.

Người đang lọc máu hoặc có suy giảm miễn dịch nên tiêm 1 liều 40 μg/mL (Recombivax HB) theo lịch 3 liều hoặc 2 liều 20 μg/mL (Engerix-B) theo lịch 4 liều vào tháng 0, 1, 2, và 6.

  1. Các bệnh lí cần tiêm Vaccine Hib

1 liều vaccine Hib nên tiêm cho các đối tượng: bệnh hồng cầu hình liềm, lơ xê mi, nhiễm HIV, hoặc cắt lách, nếu họ chưa tiêm vaccine Hib trước đó.

  1. Bệnh lí suy giảm miễn dịch

Ở người suy giảm miễn dịch, thường tiêm vaccine bất hoạt (vd, phế cầu, màng não cầu, cúm) và nên tránh vaccine sống. xem thêm tại  http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/acip-list.htm.

 

 

0/50 ratings
Bình luận đóng