Thuốc kefadim
Thuốc kefadim

KEFADIM

Bột pha tiêm 1 g: hộp 1 lọ.

THÀNH PHẦN

cho 1 lọ
Ceftazidime pentahydrate1 g

TÍNH CHẤT

Ceftazidime là kháng sinh nhóm cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp protein ở thành tế bào vi khuẩn và ceftazidime kháng lại hầu hết các enzym b-lactamase.

Với liều bình thường, nồng độ điều trị đạt được trong các mô của cơ thể là cơ sở cho các chỉ định đặc biệt. Sau khi tiêm bắp liều 500 mg và 1 g ceftazidime, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương lần lượt là 18 mg và 37 mg/mL.

Sau khi tiêm tĩnh mạch ceftazidime liều 0,5 g, 1 g và 2 g, nồng độ trung bình trong huyết tương lần lượt là 46 mg/mL, 87 mg/mL và 170 mg/mL. Nồng độ điều trị trong huyết thanh đạt được từ 8 đến 12 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Thời gian bán thải khoảng 1,8 giờ. Thuốc kết hợp kém với protein trong huyết tương, chỉ khoảng 10%. Ceftazidime không chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ nguyên vẹn ở nước tiểu qua lọc cầu thận. Khoảng 80-90% liều dùng được thải theo nước tiểu trong vòng 24 giờ.

In vitro, ceftazidime diệt được các vi khuẩn sau đây:

  • Gram âm: Pseudomonas aeruginosa và Pseudomonas , Klebsiella pneumoniae và Klebsiella spp., Proteus sp. (cả indole dương tính và indole âm tính), Providencia sp., Escherichia coli, Enterobacter spp., Citrobacter spp., Serratia spp., Salmonella spp., Shigella spp., Yersinia enterocolitica, Pasteurella multocida, Acinetobacter sp., Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng tạo b-lactamase và Haemophilus parainfluenzae).
  • Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Micrococcus, Streptococcus spp. (bao gồm Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes).
  • Vi khuẩn kỵ khí: Peptococcus , Peptostreptococcus spp., Streptococcus spp., Propionibacterium spp., Clostridium perfringens, Fusobacterium spp., Bacteroides spp. (nhiều chủng Bacteroides fragilis đều đề kháng).

In vitro, ceftazidime không tác động lên Staphylococcus kháng methicillin, Streptococcus faecalis, Listeria monocytogenes, Campilobacter spp. hoặc Clostridium difficile. Thành phần muối sodium tổng cộng khoảng 52 mg (2,3 mEq) đối với mỗi gam Ceftazidime.

CHỈ ĐỊNH

Ceftazidime được chỉ định trong các nhiễm khuẩn nặng, do những chủng vi khuẩn nhạy cảm đơn thuần hay phối hợp đã nêu ở trên, bao gồm các bệnh sau:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng bao gồm viêm màng bụng và nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp.

Trước khi khởi đầu điều trị, nên thử nghiệm kháng sinh đồ, sơ bộ phân lập và định danh chủng vi khuẩn gây bệnh. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn trầm trọng và kiểu lâm sàng cho thấy do những vi khuẩn nhạy với ceftazidime, việc điều trị có thể bắt đầu ngay trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn nặng đe dọa đến tính mạng, có thể phối hợp điều trị ngay Ceftazidime với một loại aminoglycoside và theo dõi sát chức năng thận. Liều dùng của cả hai loại kháng sinh trên tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh lý nhiễm khuẩn và toàn trạng của người bệnh.

Nếu nghi ngờ có nhiễm các vi khuẩn kỵ khí, nên phối hợp Ceftazidime với một kháng sinh thích hợp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không dùng Ceftazidime với người bệnh quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Trước khi dùng Ceftazidime, phải kiểm tra để biết người bệnh trước đây có mẫn cảm với cephalosporin, penicillin hoặc có tiền sử dị ứng với các thuốc khác hay không.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Ceftazidime nên thận trọng khi dùng cho người bệnh được ghi nhận có quá mẫn cảm với penicillin hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.

Khi có các dấu hiệu đầu tiên của sự quá mẫn cảm, cần ngưng điều trị ngay. Mặc dầu chưa có trường hợp nào độc với thận được ghi nhận, nhưng phải theo dõi sát chức năng thận ở người đang dùng liều cao hoặc phối hợp với aminoglycoside. Cần giảm liều dùng, tùy thuộc vào sự suy giảm của chức năng thận, để tránh những diễn biến do nồng độ thuốc cao, ví dụ những cơn động kinh (xin đọc phần Liều lượng và Cách dùng ở các bệnh nhân có chức năng thận giảm).

LÚC CÓ THAI

Sự không nguy hại của Ceftazidime ở người mang thai chưa được xác định, vì vậy không nên dùng thuốc này khi có thai. Thuốc chỉ nên dùng trong những trường hợp ngoại lệ, khi mà việc đánh giá giữa lợi và hại đã được cân nhắc kỹ.

LÚC NUÔI CON BÚ

Ceftazidime được bài tiết qua sữa với nồng độ thấp. Nên thận trọng khi dùng thuốc cho các bà mẹ đang thời kỳ cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

– Phối hợp Ceftazidime với các kháng sinh nhóm aminoglycoside có thể gây ra các dấu hiệu độc cho thận (xin đọc phần Thận trọng lúc dùng), và không nên trộn chung trong cùng một ống bơm tiêm, để tránh tương kỵ thuốc.

Các sai lệch trong kết quả xét nghiệm: Có thể gặp kết quả dương tính giả trong thử nghiệm Coombs hoặc xét nghiệm đường niệu bằng kỹ thuật dùng chất khử (Fehling, Clini-Test…), tuy vậy không ảnh hưởng đối với các phương pháp dùng enzym.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Những tác dụng phụ sau đây được ghi nhận trong các trường hợp riêng biệt:

  • Tại chỗ: Viêm tĩnh mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch do tiêm tĩnh mạ Đau sau khi tiêm bắp.
  • Quá mẫn cảm: Đỏ da, sốt và ngứ
  • Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng và hiếm gặp viêm đại tràng.
  • Huyết học: Tăng thoảng qua urê và creatinine máu, hiếm gặp hơn là giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu thoáng
  • Gan: Tăng thoáng qua các enzym gan: SGOT, SGPT và phosphatase kiề
  • Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, dị cảm và rối loạn vị giác.

Dùng thuốc dài ngày có thể bội nhiễm các loại vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Trong một số hiếm trường hợp, có thấy cơn động kinh ở người bệnh suy thận mà liều Ceftazidime giảm không đủ mức.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều lượng, đường tiêm và khoảng cách giữa các lần tiêm tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, tình trạng của người bệnh và độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với Ceftazidime.

Liều dùng cho tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp giống nhau, các liều cao hơn nên dùng theo đường tĩnh mạch.

Khi chức năng thận bình thường:

Người lớn: Liều dùng 1 đến 6 g/24 giờ, ví dụ 0,5 g, 1 g hoặc 2 g dùng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho mỗi 8 hoặc 12 giờ.

Trong hầu hết những trường hợp nhiễm khuẩn, dùng thuốc với các liều 1 g cho mỗi 8 giờ hoặc 2 g cho mỗi 12 giờ.

Với nhiễm khuẩn đường tiết niệu và những nhiễm khuẩn ít trầm trọng, liều thường dùng 0,5 g hoặc 1 g cho mỗi 12 giờ là đủ.

Đối với người bệnh nhiễm khuẩn rất nặng, nhất là ở người bị suy giảm miễn dịch bao gồm các bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính và nhiễm Pseudomonas, nên dùng 2 – 3 gam cho mỗi 8 giờ.

Trẻ em: Trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi: Mặc dầu còn có giới hạn về các thử nghiệm lâm sàng, nhưng liều 25 mg đến 60 mg/kg/24 giờ, chia làm 2 lần dùng, đã chứng tỏ có hiệu quả.

Trẻ trên hai tháng tuổi và dưới một năm tuổi: 25 mg đến 50 mg/kg hai lần trong 24 giờ. Trẻ em trên một năm tuổi: 30 đến 100 mg/kg/24 giờ, chia làm 2 đến 3 lần dùng.

Ở trẻ em bị bệnh nặng, có thể dùng đến 150 mg/kg/24 giờ và tối đa là 6 g/24 giờ, có thể chia làm 3 lần dùng.

Khi chức năng thận kém:

Trong trường hợp này, liều dùng nên xác định tùy thuộc vào mức độ suy giảm chức năng của thận.

Ở người lớn sau liều khởi đầu 1 g, các liều duy trì nên dùng tiếp theo và có thể xác định dựa theo bảng sau:

Hệ số thanh thải creatinine (mL/phút) Nồng độ creatinine trong huyết tương mmol/L (mg/100mL) Liều ceftazidime đề nghị dùng cho mỗi lần (gam)Tần số dùng (giờ)
50 – 31150 – 200 (1,7 – 2,3)1,012
30 – 16200 – 350 (2,3 – 4,0)1,024
15 – 16350 – 500 (4,0 – 5,6)0,524
< 5> 500 (> 5,6)0,548

Liều dùng nên tăng lên ở người bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhất là người bị giảm bạch cầu trung tính đi kèm. Liều dùng cho mỗi lần ở bảng trên có thể tăng thêm 50% hoặc chọn cách tăng tần số dùng thuốc. Nồng độ Ceftazidime trong huyết tương ở những đối tượng trên cũng phải được kiểm soát, không cho phép để nồng độ tối thiểu vượt quá 40 mg/mL.

Nếu chỉ biết trị giá nồng độ creatinine trong huyết tương (mg/100mL), ta có thể đổi sang trị giá độ thanh thải creatinine tương đương bằng cách tính toán qua công thức sau:

Nam = Thể trọng (kg) x (140 – tuổi) / 72 x creatinine huyết tương Nữ = 0,85 trị giá của nam.

Sau khi thẩm phân lọc máu, người bệnh không cần phải dùng liều bổ sung. Tuy nhiên, phải tính liều dùng trong khi thẩm phân lọc máu, để người bệnh có thể được dùng một liều lúc kết thúc tiến trình này.

Cách dùng

Các lọ thuốc được cung cấp ở dạng đã giảm áp lực. Khi pha thuốc, CO2 được phóng thích ra và tạo nên áp lực dương. Để dễ dùng, nên tiến hành theo kỹ thuật sau:

Đường tiêm bắp: Pha lọ thuốc 1 g với 3 mL dung dịch ở ống pha loãng thuốc. Lắc đều để thuốc tan hết.

Đường tiêm tĩnh mạch: Đối với tiêm tĩnh mạch trực tiếp, pha thuốc với dung dịch ở ống pha loãng thuốc. Đối với truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian ngắn (ví dụ, dưới 30 phút), pha 2 g trong 50 mL dung dịch nước cất.

Các dung dịch này có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc qua đường dây truyền tĩnh mạch nếu người bệnh đang được truyền các dung dịch thích ứng với thuốc.

Lọ 1 g, tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch:

  1. Chọc kim xuyên qua nắp lọ và bơm vào dung dịch pha loãng thuố Vùng chân không trong lọ sẽ giúp dịch pha loãng vào dể dàng. Sau đó, rút kim bơm tiêm ra.
  2. Lắc lọ thuốc để hòa tan thuốc hoàn toàn. CO2được phóng thích và sau 1 – 2 phút sẽ được một dung dịch trong suốt.
  1. Lật ngược lọ thuố Với bơm tiêm đã ấn pít-tông xuống hết, hãy chích kim qua nắp lọ, dung dịch thuốc sẽ vào ống bơm tiêm (áp lực tạo nên trong lọ sẽ giúp đưa thuốc vào ống bơm tiêm). Phải đảm bảo là đầu kim luôn nằm trong phần dung dịch thuốc, mà không nằm trong phần khí bên trên. Dung dịch rút ra có thể chứa một ít bọt khí CO2, nên tống khí đó ra trước khi dùng. Tính ổn định trong hầu hết các chất hòa tan thông thường: dung dịch tiêm sau khi hòa tan thuốc với một lượng dịch hòa tan đã chỉ định nên được dùng sau một thời gian ngắn. Nếu không thể thực hiện được, các dung dịch pha với nước hoặc với bất kỳ một loại dịch hòa tan thuốc thông thường nào khác sẽ được duy trì tốt đến 24 giờ nếu được bảo quản ở nhiệt độ

dưới 25oC. Ceftazidime ổn định ở nồng độ từ 1 mg/mL đến 40 mg/mL, trừ trong dung dịch

sodium bicarbonate mà người ta khuyên không bao giờ nên dùng để pha thuốc.

Ghi chú: Để giữ cho thuốc được vô khuẩn, cần chú ý là kim dùng để hút khí ra không được ấn vào trước khi toàn bộ thuốc được hòa tan.

Đối với tiêm bắp, có thể dùng dung dịch lidocaine hydrochloride 0,5% hoặc 0,1% để pha thuốc. Dung dịch này có thể bảo quản đến 6 giờ ở 25oC.

QUÁ LIỀU

Các dấu hiệu ngộ độc và các triệu chứng xảy ra sau khi dùng Cefatazidime quá liều bao gồm: đau, viêm tại chỗ và viêm tĩnh mạch ở chỗ tiêm thuốc.

Dùng đường tiêm cephalosporin những liều lớn không thích hợp có thể gây nên nhức đầu, dị cảm và chóng mặt. Động kinh do dùng quá liều đối với một số loại cephalosporin có thể xảy ra, đặc biệt ở người bệnh suy thận vì dễ bị tích lũy thuốc.

Những thay đổi bất thường về kết quả xét nghiệm sau khi dùng quá liều bao gồm: tăng creatinine, BUN, enzym gan và bilirubin, thử nghiệm Coombs dương tính, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu và kéo dài thời gian prothrombin.

Liều tiêm dưới da trung bình gây chết ở chuột cống và chuột nhắt trắng thay đổi từ 5,8 đến 20 g/kg, trong khi liều tiêm tĩnh mạch gây chết ở thỏ là trên 2 g/kg.

Xử trí: Khi điều trị việc dùng quá liều, nên quan tâm đến khả năng dùng quá liều với nhiều loại thuốc và dược động học bất thường của thuốc ở người bệnh.

Nếu người bệnh phản ứng với thuốc, phải ngừng ngay việc dùng thuốc.

Thuốc chống co giật có thể được dùng để điều trị, nếu có chỉ định lâm sàng. Bảo đảm đường thở thông, duy trì thông khí và truyền dịch.

Theo dõi sát và duy trì các chức năng sinh tồn trong những giới hạn cho phép: nồng độ các chất khí trong máu, các chất điện giải…

Nếu quá liều trầm trọng, nhất là trên người bệnh có suy thận và khi các phương pháp trị liệu căn bản thất bại, nên đặt vấn đề kết hợp truyền máu với thẩm phân lọc máu.

0/50 ratings
Bình luận đóng