Thạch môn
Tên Huyệt:
Không thông gọi là thạch. Người xưa cho rằng châm huyệt này không có con. Nếu Thạch Môn không thông, huyệt Thạch Môn bị bế tắc thì không thể có con, vì vậy gọi là Thạch Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Lợi Cơ, Mạng Môn, Mệnh Môn, Tinh Lộ.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Mộ của Tam Tiêu.
Vị Trí:
Dưới rốn 2 thốn.
Giải Phẫu:
Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, vào sâu có ruột non khi không bí tiểu tiện hoặc không có thai. có bàng quang khi bí tiểu tiện vừa, có tử cung khi có thai trên 3 tháng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Chủ Trị:
Trị bụng dưới quặn đau, tiêu chảy, tiểu đục, tiểu khó, băng huyết, rong huyết, kinh bế, ăn không tiêu, phù thũng.
Phối Huyệt:
1. Phối Thương Khâu (Ty.4) trị bụng dưới đau cứng lan tới bộ sinh dục ngoài (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Đại Trường Du (Bàng quang.25) trị đại tiện không tự Chủ (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Đại Đô (Ty.2) + Thạch Quan (Th.18) trị khí kết, Tâm đầy cứng, táo bón (Tâm Pháp Phụ Dư).
4. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bàng quang.22) trị bí tiểu do sinh thực khí bệnh (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hội Âm (Nh.1) trị lạnh vùng cơ quan sinh dục (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị bụng đau sau khi sinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 – 1, 5 thốn. Cứu 20 – 40 phút.
Ghi Chú:
Bí tiểu không châm sâu.
Phụ nữ không nên châm cứu huyệt này vì sợ cả đời không thể có thai “Thạch Môn châm cứu ưng tu kỵ, nữ rử chung thân dựng bất thành” (Châm Cứu Đại Thành).