Trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ, thường được cho bú bình, nghĩa là nuôi bằng sữa sản xuất công nghiệp mà phần lớn là sữa bò. Khi cho con bú bình, người mẹ có thể bế con trong tay để Bé cảm thấy hơi nóng và tình cảm yêu thương của mẹ, hoặc để cho người bố làm thay cũng được, tuy rằng bố làm việc này thể nào cũng lóng ngóng, vụng về hơn.

Khi bú mẹ, lúc nào no thì Bé thôi không bú nữa. Sữa mẹ thường thích hợp với sự tiêu hóa của con, nên không có vấn đề gì cần phải bàn. Nhưng bú sữa bò, bú bình thì khác. Có nhiều điều người nuôi Bé cần phải biết như : lượng sữa mỗi bữa bú là bao nhiêu thì vừa; sữa loại nào thích hợp với độ tuổi của Bé; nếu Bé không chịu loại sữa này thì phải thay đổi thế nào v.v… Người mẹ chưa có kinh nghiệm, không thể biết hết được nếu không được chỉ dẫn.

Sữa công thức cho con
Sữa công thức cho con

Riêng về dụng cụ cho bú, ngoài bình sữa còn cần phải có thêm :

  • Một dụng cụ (nồi, soong…) dùng để hấp được một lúc 7 bình sữa.
  • 7 bình sữa loại có các vạch ghi khối lượng như bình Pyrex, có phần miệng rộng để dễ rửa.
  • 7 núm vú bình và cái chụp. Nên thử xem núm vú có vừa với miệng bình hay không.
  • 1 bàn chải dài để rửa bình

Ngoài ra, nếu có điều kiện, nên có :

  • 1 phích nước loại đặt được bình bên trong.
  • Bếp hoặc dụng cụ luộc bình bằng điện.
  • 1 dụng cụ xay, nghiền củ, thịt, cá…

CHỌN LOẠI SỮA NÀO ?

Sữa bò thường không thích hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ em dưới 10 tháng hay 1 năm. Bởi vậy, trong công nghiệp chếbiến sữa bò cho trẻ em, người ta chú ý sao cho sữa giống sữa mẹ hoặc dễ tiêu như sữa mẹ và chia thành nhiều loại, mỗi loại thích hợp với mỗi lứa tuổi.

Sữa bò
Sữa bò

Người mẹ đi mua sữa cho con, phải chú ý mua loại sữa nào : sữa cho trẻ mới sinh, sữa cho trẻ từ 3-6 tháng v.v… Dù sữa được quảng cáo là giống sữa mẹ, nhưng không thể nào bằng sữa mẹ vì sữa công nghiệp không thể có các kháng thể như sữa mẹ để giúp cho cơ thể Bé chống trọi được sự tấn công của các vi-rút và vi trùng bên ngoài. Trong những ngày đầu chưa quen sữa, cơ thể Bé thường có các triệu chứng : đau bụng, phân nát, sự tăng trọng không đều đặn, cảm giác đói… Nếu Bé có nhiều phản ứng không hợp với loại sữa đang dùng, bác sĩ có thể khuyên người mẹ thay đổi sữa, dùng sữa bò nguyên chất không có sự gia giảm, sữa chua v.v… Nếu Bé vẫn không chịu, bị dị ứng, thì bác sĩ có thể dùng các loại sữa đặc biệt như : sữa không có chất lactose, sữa không đường, sữa có protein v.v… Đối với các cháu lớn hơn, từ 1-3 tuổi còn có các loại : sữa nhiều chất béo, chất sắt, nhiều vitamin A và E.

Loại sữa dùng cho trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu, thường được chế tạo dưới dạng bột. Loại sữa dùng cho trẻ lớn hơn có thể ở dạng lỏng uống ngay hoặc cô đặc.

CHUẨN BỊ BÌNH SỮA

Khi chuẩn bị cho Bé bú bình phải cẩn thận sao cho sữa trong bình phải được vô trùng và dễ tiêu hóa.

Đứa bé mới sinh ra đã biết thở, biết bú. Cơ thể Bé biết tiêu hóa nhưng chưa biết chống chọi lại với các vi trùng. Vậy mà chất sữa chúng ta sắp cho vào bình cho Bé bú cũng là chất mà vi trùng rất ưa thích. Trong sữa, chúng phát triển nhanh. Bởi vậy, trước khi cho Bé bú sữa, phải làm sao để diệt được các vi trùng có thể có trong sữa.

Các loại sữa bột thường đã được vô trùng trong quá trình sản xuất. Loại sữa đóng hộp để dùng trong thời hạn lâu dài cũng vậy. Riêng sữa bò tươi, cần phải làm tiệt trùng theo cách chỉ dẫn ở dưới. Nhưng còn cần chú ý rằng, nếu sữa được tiệt trùng rồi mà lại cho vào cái bình bẩn có vi trùng hoặc đậy một cái vú giả có trùng thì việc tiệt trùng sữa chẳng còn mấy tác dụng.

Tóm lại, để đảm bảo việc bú bình của Bé được tốt cần phải tiệt trùng sữa, bình và núm vú giả;

– Phải chú ý đảm bảo việc vô trùng trong khâu pha chế sữa.

Công việc vô trùng

Trước khi vô trùng bình, núm vú giả và cái đậy núm vú phải rửa thật sạch.

  • Bình sữa – Cần rửa bình sữa bằng loại bàn chải dài để khuấy được cả bên trong bình. Nên dùng nước nóng để rửa.
  • Núm vú giả – Lây ngón tay lộn phần đầu núm vú ra để rửa. Cọ sạch và chú ý sao cho các lỗ đầu vú không bị tắc.
  • Cái đầu đậy núm vú cũng phải cọ rửa sạch sẽ – Mỗi lần cho Bé bú xong, phải cọ rửa toàn bộ bình, núm vú, cái úp đậy núm vú để sữa không khô lại và đóng cặn. Cho núm vú vào trong bình, đổ đầy nước để ngâm rồi đậy nút cất vào chỗ sạch, hoặc vào trong nồi vẫn dùng để đun vô trùng.

Đun sôi vô trùng

Đặt các bình sữa đã được cọ rửa sạch vào trong nồi; đổ đầy nước, úp núm vú giả, đậy bảo vệ núm vú. Bình phải có nước bên trong để không bị nổi khi đun. Đậy vung nồi và đun sôi trong 20 phút. Sau đó, cứ để bình trong nồi cho tới khi nào dùng mới lấy ra.

Khi dùng, chú ý tay phải sạch và không được đụng chạm vào phần đầu núm Vú. Khi lấy núm vú ra hoặc lồng vào bình, chỉ cầm vào phần ngoài của bờ núm. Khi trẻ em đã tới tuổi ăn thìa, mút tay thì chỉ cần cọ rửa sạch bình, không cần đun nữa.

Pha sữa

Dùng nước nào để pha sữa ? Dù nước máy đã được khử trùng ở nhà máy, nhưng khi đi qua đường ông có thể bị bẩn trở lại. Bởi vậy, nếu dùng nước máy, phải dùng nước đun sôi.

Tốt nhất là dùng nước khoáng đá đóng chai, loại không có khí.

Không nên dùng nước giếng vì nước giếng có thể bị nhiễm bẩn và trong thành phần nước có nhiều muö’i nitrít và các chất độc hóa học khác có hại cho trẻ em.

Nếu bắt buộc phải dùng thì cũng phải đun sôi.

Sữa bột – Trong các hộp sữa bột, thường có cái thìa (muỗng) để đong sữa. Mỗi thìa sữa, đong không có ngọn đựng 5 g sữa, để pha với 30 g nước.

Nên pha đúng tỷ lệ 5 g sữa + 30 g nước, để sữa vừa, không đặc, không loãng. Nếu pha 2 thìa sữa cần 60 g nước v.v…

Sữa bột dễ tan trong nước lạnh. Bởi vậy nếu pha bằng nước lạnh (nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng), cho sữa vào trước, đổ nước vào sau, đậy núm vú giả, đậy bảo vệ núm rồi lắc bình cho tới khi sữa tan hết. Sau đó, để bình vào nồi đun cách thủy tới nhiệt độ ấm 35°c thì bỏ ra.

Nếu pha bằng nước sôi, cũng làm như trên. Sau đó ngâm bình vào nước lạnh để sữa nguội đi tới 35°c.

Trước khi cho Bé bú, phải thử nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ lên phần trong cổ tay của mình hoặc mu bàn tay để xem sữa có nóng quá hay không.

Không nên dùng loại lò siêu âm để hâm sữa cho trẻ vì lò này có thể làm sữa sôi mà bình vẫn nguội hơn.

Có thể pha nhiều bình sữa một lúc, đậy nắp và để vào tủ lạnh. Chỉ dùng trong vòng 12 tiếng.

Sữa bột đã có sẵn đường. Hộp sữa bột chưa mở có thể để nhiều tháng không bị hỏng. Hộp sữa nào cũng có ghi hạn dùng ở vỏ hộp. Khi đã mở hộp sữa ra rồi, phải để ở chỗ khô mát và chỉ dùng trong vòng 15 ngày.

Sữa bò tươi – Chỉ nên cho trẻ em từ 12 tháng trở lên, ăn sữa bò tươi buổi sáng vào bữa điểm tâm.

Sữa bò đóng hộp chỉ cần pha với nước sôi.

Sữa bò tươi, cần phải đun sôi tới 100° C để khử trùng. Khi đun, phải đun nhỏ lửa để và chọc thủng những váng sữa trên bề mặt thì nhiệt độ mới lên được 100°c.

Sữa sau khi đun sôi để nguội, phải dùng trong vòng 24 giờ.

Muốn làm sữa ngọt, pha 5g đường cho 100g sữa. Mỗi thìa đường (loại thìa cà phê) nặng 5 g.

Nuôi con bằng sữa ngoài
Nuôi con bằng sữa ngoài

Nếu không có đường có thể pha mật ong vào sữa, nhưng không nên dùng thường xuyên, có thể làm trẻ bị đi tướt (phân lỏng).

GIỜ GIẤC VÀ LIỀU LƯỢNG

Với loại sữa chế tạo đặc biệt cho các cháu mới sinh, có thể cho các cháu ăn tùy theo yêu cầu, vì loại sữa này cũng dễ tiêu như sữa mẹ. Tuy vậy, chúng ta nên tránh cho các cháu ăn nhiều quá. Không phải Bé càng nặng thì càng khỏe. Một đứa trẻ béo lớn lên thành một người béo không hay gì cả. Vì người béo thường có sức khỏe không bình thường.

Để tránh cháu bé dư thừa chất, không nên cho cháu ăn dư đưừng : không bỏ thêm đường vào sữa đá có đường hoặc nước cam và cần nhớ, không phải lúc nào cháu khóc cũng là cháu đói.

LIỀU LƯỢNG : Với các cháu bé bình thường, có số cân trung bình các bà mẹ có thể cho các cháu ăn như sau :

SAU KHI SINHSỐ BÌNHSỐ GRAM
1 ngâynước duửng
2 ngày (ngày thứ 2)6 bình X 10 g =60 g
3 ngày (ngày thứ 2)6X 20 g =120 g
4 ngày (ngày thứ 2)6X 30 g =180 g
5 ngày (ngày thứ 2)6X 40 g =240 g
6 ngày (ngày thứ 2)6X 50 g =300 g
7 ngày (ngày thứ 2)6X 60 g =360 g
8 ngày (ngày thứ 2)6X 70 g =420 g
Tử 8 tới 15 ngày6X 70 g =420 g
15 ngày6X 80 g =480 g
3 tuấn6X 90 g =540 g
1 tháng6X 100 g =600 g
2 tháng6X 110 g =660 g
3 tháng5X 160 g =800 g
3 tháng 1/25X 160 g =800 g

CHÚ Ý :

Bảng trên đây chỉ là những mức ăn tương đối. Có thể, có cháu bé ăn nhiều hơn hay ít hơn tùy theo nhu cầu của cơ thể từng cháu. Khoảng cách giữa 2 bữa ăn cũng không nhất định phải là 3 giờ. Điều chủ yếu là :

  • Không ép Bé bú thêm khi Bé đã no và thôi bú;
  • Không đánh thức Bé dậy để ăn;
  • Nếu Bé đòi ăn trước giờ thì cũng cho Bé ăn luôn.

Những cháu bú yếu có thể chỉ bú 4 hay 5 bữa.

Các cháu bú khỏe có thể đòi ăn 8 tới 10 bữa.

CHO BÉ BÚ BÌNH NHƯ THẾ NÀO ?

Đã tới giờ cho Bé bú. Trước tiên, bạn hãy đi rửa tay cho sạch sẽ. Sau đó, sửa soạn bình cho Bé bú như đã nói ở phần trên. Nhớ kiểm tra lỗ nhỏ ở đầu vú để lỗ không rộng quá khiến sữa ra nhiều làm Bé sặc; không hẹp quá khiến Bé phải bú mạnh không khí vào dạ dày; không bị tắc. Nhiều khi Bé bú sữa không ra vì cái núm vú quá khít với miệng bình làm cho không khí không vào bình được. Bởi vậy, khi lắp núm vú giả vào bình, không lắp sâu quá.

Người cho trẻ bú bình nên chọn một tư thế ngồi thoải mái trên ghế thấp, có tựa lưng, tựa tay. Bế Bé làm sao cho phần đầu cao hơn phần chân, rồi để núm vú của bình vào miệng Bé. Bé sẽ tự biết cách bú.

Trong khi Bé bú, nên chú ý cầm bình sao cho núm vú bao giờ cũng đầy sữa, để Bé không phải bú cả không khí. Không để núm vú bịt mũi Bé làm Bé không thở được. Nếu thấy núm vú bẹt xuống, khẽ xoay hoặc nâng bờ của núm vú lên để cho không khí lọt vào bình : núm vú sẽ phồng lên ngay.

Nếu Bé bú được sữa, các bong bóng khí lọt vào bình sục qua sữa. Nếu không nhìn thấy bong bóng thì lỗ hổng ở đầu núm vú có thể bị tắc hoặc bờ núm vú bít vào bình chặt quá.

Thường mỗi lần Bé bú lâu từ 15 phút tới 20 phút. Nếu việc bú được thuận lợi, Bé có vẻ mãn nguyện hai tay nắm chặt lấy bình và truyền cảm xúc sung sướng này tới người bế Bé.

Không được để Bé cầm bình bú một mình. Sữa ra quá nhiều có thể làm Bé sặc, nguy hiểm. Khi bú, nếu hớp nhiều không khí Bé sẽ bị ói ngay sau đó.

Bú sữa bình, Bé thường dễ bị ói một ít sữa sau khi bú. Bởi vậy, khi Bé bú xong nên xốc cho Bé đứng thẳng, áp người Bé vào người mình, để đầu Bé tựa vào vai mình. Nhớ để một cái khăn ở vai đề phòng Bé ói, và dùng bàn tay vuốt nhẹ sau lưng Bé.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • Bú nóng hay lạnh ?

Theo thói quen, nhiều người thường cho trẻ bú sữa hơi nóng khoảng 35°c như nhiệt độ của thân người. Tuy vậy, nhiều trẻ em lại có vẻ thích bú sữa nguội hơn, nên ở một số bệnh viện, nhà trẻ, người ta cho các cháu bú sữa ở nhiệt độ bình thường ngoài trời – từ 15°c tới 20°c. Như vậy, đđ phải hâm sữa.

Nên chú ý không cho Bé bú ngay các bình sữa lạnh vừa lấy trong tủ lạnh ra.

  • Bé bú đủ chưa ?

Trong thời gian đầu, trẻ em nào cũng hay khóc. Mỗi lần Bé khóc, bà mẹ thường thắc mắc : “Không biết có phải Bé đói, khóc đòi ăn không ?”.

Nếu được bú mẹ thì khi no, Bé sẽ tự thôi không bú nữa. Nhưng bú bình, lượng sữa pha theo liều lượng có thể không đáp ứng với tất cả các cháu cùng độ tuổi. Có cháu ăn nhiều, có cháu ăn ít hơn. Bởi vậy, muốn biết bé ăn như vậy có đủ không, cần chú ý tới sự tăng trọng của cháu.

Trẻ em được nuôi dưỡng đủ – bú đủ sữa – sẽ có các hiện tượng :

  1. Tăng đều từ 25 tới 30 g mỗi ngày, trong 3 tháng đầu; từ 20 tới 25 g/ngày trong những tháng tiếp theo; 15 g/ngày trong thời gian từ 6 tháng tới 1 năm tuổi.
  2. Đi tiêu đều, mỗi ngày 1 lần hoặc 2 lần. Phân có khuôn, màu vàng tươi. Nếu Bé dùng loại sữa chế đặc biệt cho các cháu mới sinh, thì phân có màu giống phân trẻ em bú sữa mẹ; màu vàng thẫm.
  3. Nét mặt sáng sủa, tươi tỉnh, da căng, ít khóc, dễ ngủ và ngủ yên.

Tuy vậy, việc tăng trọng có thể không đều đặn một số ngày do có những trục trặc nhỏ như Bé bị cảm nhẹ, có mụn ở miệng, ở lưỡi nên ngại bú. Các trạng thái này qua đi, Bé lại bú bình thường trở lại.

Bởi vậy các bác sĩ thường cân các cháu mỗi tuần chứ không cân mỗi ngày. Nếu thấy các cháu không nặng thêm mà gầy đi, cần phải săn sóc các cháu một cách đặc biệt.

  • Bé tiêu hóa không tốt ?

Dù sữa bò đã, được biến chế nhiều trong khâu sản xuất nhưng trẻ em bú sữa vẫn có nhiều phản ứng không thuận lợi như : bị ói, ỉa chảy, táo bón, đau bụng, dị ứng v.v… Những hiện tượng này sẽ bớt dần sau khi Bé dùng sữa này được 3 tháng.

Cũng không nên nhầm chứng bị ói với hiện tượng ói tạm thời sau mỗi lần Bé bú sữa xong.

  • Mông đỏ ?

Nhiều bà mẹ thấy mông đít con đỏ, nghĩ rằng con mình không hợp sữa. Thật ra, đó là do ít thay tã lót hoặc giặt tã lót bằng chất tẩy rửa và không sả kỹ. Cũng có thể do Bé đang mọc răng hoặc mặc quần bằng vải tổng hợp bị phản ứng.

Bởi vậy, mỗi lần Bé ăn không tiêu hoặc không lớn đúng với sự mong muốn của mình, đừng nên vội thay đổi loại sữa, mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì mỗi lần thay đổi như vậy là cơ quan tiêu hóa của Bé lại phải mất thời gian để thích ứng.

Cần phải tìm nguyên nhân của sự trục trặc như pha sữa đặc quá, Bé ói vì bú vội quá; ỉa lỏng vì không chịu được nước cam v.v…

Những loại sữa đặc biệt cũng thường gây ra những hiện tượng trên.

  • Vitamin, chất sắt và fluo ?

Trong sữa bò, không đủ các chất cần thiết cho trẻ em như : Vitamin D, c và chất sắt. Những loại sữa chế tạo đặc biệt cho trẻ mới sinh ở giai đoạn đầu thường giàu vitamin B, E, C nhưng lại thường thiếu vitamin D.

CHẤT SẮT – Cơ thể trẻ sinh đủ tháng có một lượng chất sắt đủ dùng trong 3 tháng. Lượng chất sắt này được cơ thể mẹ truyền sang chủ yếu ở giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Các loại sữa công nghiệp và sữa bò có rất ít chất sắt. Sữa mẹ cũng ít chất sắt, nhưng bộ máy tiêu hóa của trẻ lại hấp thụ được dễ dàng hầu hết lượng chất sắt trong sữa mẹ.

Một số loại sữa chế tạo đặc biệt cho các cháu mới sinh, đã được tăng cường nhiều lượng chất sắt. Sau 3 – 4 tháng tuổi, các cháu có thể được ăn thêm nước rau, nước thịt… có chất sắt.

VITAMIN D – Vitamin D là chất cần cho các trẻ uống thêm ngay từ khi mới sinh để chống bệnh còi xương. Bác sĩ thường khuyên các bà mẹ cho con dùng đều đặn hàng ngày. Nếu vì lý do nào đó, việc cho con uống vitamin D không được đều đặn, nên hỏi bác sĩ để tăng liều mỗi lần uống. Việc tăng liều như vậy nhất thiết phải được bác sĩ chỉ định vì nếu dùng nhiều quá cũng dễ bị ngộ độc.

Cho các cháu uống trực tiếp vitamin D bằng thìa. Không nên cho vào bình sữa, vì thuốc có thể lắng đọng xuống đáy bình, ở hiệu thuốc, vitamin D thường được bán dưới nhãn thuốc Stérogyl. Trẻ em uống mỗi ngày 3 tới 4 giọt (1200 – 1600 đ.v).

VITAMIN C – Vitamin C cũng là loại chất cần thiết cho các cháu nhỏ. Thường các loại sữa cho trẻ em hiện nay cũng có cả vitamin c trong thành phần. Tuy vậy, chúng ta có thể cho các cháu uống thêm nước cam. Cần chú ý, một số các cháu chưa thích ứng có thể bị đi tướt. Từ tuần thứ 2, thứ 3 trở đi đã có thể cho các cháu uống thêm nước cam. Mới đầu, cho uống mỗi ngày 1 thìa cà phê nước cam pha với nước đường.

FLUO – Trong những tháng đầu, cho các cháu uống mỗi ngày 0,5 mg, về sau tăng lên 1 mg.

  • Khi nào cần cho Bé ăn thêm ?

Khi thấy Bé tu hết bình sữa trong mọi bữa ăn.

  • Núm vú giả thế nào thì tốt ?

Trước khi cho Bé bú bình, bạn hãy cầm úp bình sữa xuống. Nếu sữa ra từng giọt, nhanh là tốt. Nếu sữa ra thành tia là lỗ thủng ở đầu núm vú lớn quá. Bé bú núm vú này sẽ ăn nhanh và hút nhiều không khí theo cùng với sữa. Như vậy, bú xong Bé sẽ bị ói ra nhiều sữa.

Nên cất núm vú này đi để bao giờ cho Bé ăn thức ăn đặc sẽ dùng tới. Nếu các giọt sữa ra chậm quá, Bé phải mút mạnh, chóng mệt và ăn không hết bình.

Để đục cho lỗ lớn hơn, bạn hãy lấy một kim băng, hơ cho đầu kim nóng trên ngọn lửa rồi chọ vào lỗ núm vú. Sau đó, rửạ núm vú cho hết mùi cao su cháy.

5/51 rating
Bình luận đóng