Tên khác: Quảng hoắc bương (TQ)
Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.
Họ: Hoa môi (Labiatae = Lanliaceae),
1. Mô tả, phân bố
Hoắc hương thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao 30-60cm, toàn cây đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa. Hoa tự mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành, màu hồng tím nhạt. Hoắc hương trồng ở Việt Nam ít thấy hoa.
Cây được trồng nhiều ở Hưng Yên, Ninh Bình; các nước như ấn Độ, Malaysia, Philippin… cũng có trồng Hoắc hương.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng của cây Hoắc hương là lá hoặc toàn cây (trừ gốc rễ). Thu hái vào mùa hạ lúc cây đang tươi tốt. Cắt phần trên mặt đất hay hái lá bánh tẻ, đem phơi nắng nhẹ cho khô. Hoắc hương có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng và cay.
Dược liệu Hoắc hương đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chính của Hoắc hương là tinh dầu, trong thành phần của tinh dầu có: Palchouli alcol (chủ yếu), Eugenol, benzaldehyd, aldehyd cinamic, β-patchoulen, α-guaien,α-bulnesen,α-terpinen, cadinen.
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Hoắc hương có tác dụng giải cảm, chống nôn, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa các chứng bệnh: nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, ăn không tiêu cảm mạo, trúng nắng, nhức đầu, sổ mũi, đau mình,…
Cách dùng: Uống 3 – 9g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hãm haybột.
Lưu ý: Người huyết áp tăng, ngủ kém không dùng.
5. Các chế phẩm có Hoắc hương:
Hoắc hương chính khí; Bách giải hoàn.