Định nghĩa

Ho ra máu (khái huyết) là máu từ các đường hô hấp ở bên dưới bị đẩy ra ngoài qua miệng. Ho ra máu có thể xẩy ra dưới các hình thức khác nhau:

  • Chảy máu thật sự: bệnh nhân ho ra máu đỏ tươi.
  • Khạc đờm có vết máu.
  • Khạc đờm có lẫn máu, màu nâu giống nước quả mận.

Căn nguyên

NGUYÊN NHÂN HAY GẶP

  • Viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính: đôi khi đờm có vết máu.
  • Các loại bệnh phổi với bản chất viêm:
  • Khi bị áp xe phổi, có thể bệnh nhân ho ra máu kèm theo khạc đờm có mủ, mùi thôi.
  • Trong bệnh lao phổi, ho ra máu có thể từ mức độ khạc đờm có vết máu tới ho ra một lượng máu lớn. Kết hợp với gầy mòn, ho ra máu thường là triệu chứng đưa tới chẩn đoán lao phổi.
  • Viêm phổi: nhất là do nhiễm
  • Các bệnh tim mạch: ho ra máu xẩy ra trong trường hợp tăng huyết áp động mạch phổi nguyên phát hoặc thứ phát, nhất là trong bệnh hẹp van hai lá (van mũ ni), trong trường hợp tâm-phế mạn, và trong bệnh (Về trường hợp tăng huyết áp động mạch phổi kết hợp với một số bệnh tim bẩm sinh, xem: hội chứng Eisenmenger).
  • Nghẽn mạch và nhồi máu phôi: khạc đờm lẫn máu màu nước quả mận.
  • Giãn phếquản:ho ra máu mạn tính, khạc đờm rất nhiều.
  • Ung thư phổi nguyên phát:ho ra máu dai dẳng, nhất là ở người hút thuốc lá. Thường bệnh nhân hay khạc đờm có vết máu hơn là ho ra máu thật sự.

NGUYÊN NHÂN HIẾM GẶP: di căn ung thư vào phổi, u tuyến (u lành) ở phế quản, rò động-tĩnh mạch ở trong phổi, hội chứng Goodpasture, nhiễm sắt phổi vô căn, phình động mạch chủ thủng vào phế quản, chấn thương.

NHỮNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU

HO RA MÁU VÔ CĂN: trong 30% các trường hợp ho ra máu, người ta không tìm thấy một nguyên nhân nào, mặc dù đã làm mọi xét nghiệm.

Triệu chứng

Trước khi bị ho ra máu, thường có những tiền triệu như cảm giác buồn buồn trong thanh quản, cảm giác nóng ở sau xương ức, trong miệng cảm thấy có vị của máu. Ho ra máu tự bản thân được thể hiện rõ rệt bởi khối máu màu đỏ, có bọt, mà bệnh nhân nhổ ra ở giữa các cơn ho. Tuy nhiên, hiếm khi thấy giảm thể tích máu với tình trạng sốc.

Khi bệnh nhân bị ho ra máu với lượng lớn (trên 500-600 ml trong vòng 24 giờ), hoặc ho ra máu nhiều lần, thì cần phải làm những xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân càng nhanh càng tốt. Bệnh nhân đại tiện phân đen, nếu nuốt phải một lượng máu đủ nhiều.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Làm các xét nghiệm vi khuẩn, và tế bào với bệnh phẩm lấy từ đờm.
  • Huyết đồ, đếm tiểu cầu, đo thời gian prothrombin, thời gian chẩy máu, và các test khác về cầm máu.

Xét nghiệm bổ sung

  • Soi phế quản bằng ống nội soi mềm cho phép khám xét cây phế quản trên một phạm vi rộng, tới tận các phế quản dưới phân thuỳ. Xét nghiệm này phải thực hiện sớm, vì một số tổn thưong chẩy máu có thể thành sẹo rất nhanh. Nhiều khi rất khó tìm thấy vị trí chầy máu, khi trong cây phế quản có nhiều máu. Soi phế quản bằng ống nội soi cứng được thực hiện trong trường hợp ho ra máu với khối lượng lớn hoặc máu ra có nguồn gốc từ một tổn thương ở cao trên đường hô hấp, và khi có ý định đặt ống nội khí quản.
  • Chụp X quang phổi theo hướng trước-sau và nghiêng, nếu cần thiết thi bổ sung thêm bằng chụp cắt lổp vi tính. Ngay cả khi đã tìm thấy một tổn thương rõ rệt, thì vẫn không loại trừ được khả năng chẩy máu có thể còn từ một tổn thường ở nơi khác nữa.
  • Bắt buộc phải khám tai-mũi-họng để loại trừ khả năng máu từ đường hô hấp trên chảy xuống.
  • Chụp phế quản và chụp động mạch phế quản được chỉ định trong trường hợp ho ra máu với lượng lân và bị đi bị lại, để bổ sung thêm với soi phế quản bằng ống soi mểm.
  • Chụp nhấp nháy có thể có ích để chẩn đoán nghẽn mạch phổi.

Chẩn đoán phân biệt: giống với chẩn đoán phân biệt của nôn ra máu (xem bệnh này).

Điều trị

HO RA MÁU RẤT ÍT HOẶC VỪA PHẢI: nói chung có thể ngừng tự nhiên. Cho tới khi ho ra máu còn chưa ngừng thì để bệnh nhân nằm nghỉ trên giường, nằm nghiêng về bên phía nghi ngờ là bị chẩy máu. Các thuốc làm dịu và an thần phải được sử dụng thận trọng (vì nguy cơ tắc nghẽn trong đường hô hấp). Không được cho những dẫn xuất của thuốc phiện.

HO RA MÁU VỚI LƯỢNG LỚN (trên 500-600 ml trong 24 giờ) hoặc BỊ ĐI BỊ LẠI: hút phế quản dể làm hết tắc nghẽn trong cây phế quản. Phổi, thuỳ phổi, hoặc phân thuỳ phổi là nơi bị chay máu phải được cô lập và bất động bằng cách, qua nội soi ống mềm, đặt một ống nội khí quản có bóng bơm phồng được. Truyền máu được thực hiện dựa vào những tiêu chuẩn thông thường của tình trạng sốc giảm thể tích. Trong những trường hợp ho ra máu với lượng lớn và bị đi bị lại, thì có thể cần phải cắt phổi cấp cứu bằng phẫu thuật, nếu chức năng phổi còn cho phép thực hiện. Cũng có thể thử cầm máu bằng kỹ thuật gây nghẽn động mạch phế quản sau khi chụp động mạch này, trong trường hợp tổn thương không phẫu thuật được hoặc cháy máu do ung thư phổi. Terlipressin (xem thuốc này) tiêm tĩnh mạch cũng có thể có ích trong trường hợp ho ra nhiều máu.

Điều trị đặc hiệu nếu ho ra máu là do nhiễm khuẩn (nhất là do lao), hoặc do rối loạn về đông máu.

0/50 ratings
Bình luận đóng