I. ĐỊNH NGHĨA

Là gãy 1/3 trên xương trụ kèm trật khớp quay trụ trên (do đứt dây chằng vòng).

II. PHÂN LOẠI

Theo Bado chia làm 4 type (hình A-B-C-D):

Type 1 (thể ưỡn): chỏm xương quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc mở ra sau.

Type 2 (thể gập): chỏm xương quay trật ra sau xương trụ gãy gập góc mở ra trước (ít gặp).

Type 3 (sang bên): chỏm xương quay trật sang bên (vào trong hay ra ngoài) với ổ gãy xương trụ mở góc ra ngoài hay vô trong.

Type 4: gãy 1/3 trên hai xương cẳng tay kèm trật chỏm quay ra trước.

Phân loại gãy Monteggia

III. TRIỆU CHỨNG

Dấu hiệu gãy xương trụ:

  • Sưng đau ở 1/3 trên xương trụ
  • Biến dạng gập góc mở ra sau (thể ưỡn) hoặc mở ra trước (thể gập) ở 1/3 trên xương trụ

Dấu hiệu trật khớp quay trụ trên

  • Chỏm quay không còn ở vị trí bình thường (ở trước mỏm trên lồi cầu khi khuỷu gập và dưới mỏm này khi khuỷu duỗi), bệnh nhân bị hạn chế sấp ngửa cẳng tay
  • Cận lâm sàng: XQ khuỷu thẳng, nghiêng
  • Chẩn đoán: dấu hiệu lâm sàng + X-quang

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Bảo tồn: nắn, bó bột cánh bàn tay giữ bột 6 tuần:
    • Dùng trong các gãy mới
    • Kỹ thuật: chú ý nắn hết di lệch chồng của xương trụ thì chỏm xương quay mới có thể vào ợ Khi nắn hết di lệch chồng của xương trụ sẽ nắn đẩy chỏm quay vào. Bó bột cánh bàn tay.
    • Type I, III, IV: bó bột cánh bàn tay với khuỷu gập 110o.
    • Type II: bó bột cánh bàn tay với khuỷu gập 70o.
  2. Phẫu thuật: nếu nắn không vào, nên mổ sớm để đặt lại khớp và kết hợp xương trụ.

Xương trụ gãy sẽ được cố định bằng kim

Chỏm quay nắn vào nếu dễ bị trật lại, cần tái tạo dây chằng vòng.

Trường hợp đến muộn chỏm quay khó nắn vào (nếu nắn vào cũng dễ gây cứng khớp về sau) nên cắt bỏ chỏm

Nếu chỏm quay không dễ dàng bị trật lại thì sau mổ nên cho bệnh nhân tập vận động sớm để tránh hạn chế sấp ngửa

V. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

  • Bỏ bột sau 4 – 6 tuần
  • Rút đinh sau 6 – 8 tuần
  • Tập vật lý trị liệu để tránh hạn chế sấp ngửa

0/50 ratings
Bình luận đóng