Chứng mất ngủ có nhiều tình trạng khác nhau, có khi không ngủ được từ lúc bắt đầu nằm xuống, có khi lúc đầu còn ngủ được lúc nửa đêm thì tỉnh dậy, có khi ngủ được nhưng dễ tỉnh, chợt ngủ chợt tỉnh, nặng thì trằn trọc, không yên, suốt đêm không nhắm được mắt.

Nguyên nhân sinh ra bệnh không ngủ tuy khá phức tạp nhưng cảnh Nhạc thì nói: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ được, thần không yên thì không ngủ được. Thần sở dĩ không yên thì một là do tà khí nhiễu động, hai là do tinh khí không đủ”, chữ “tà” nói ở đây chủ yếu là chỉ vào đờm, hoả, ăn uống, chữ “vô tà”, là chỉ vào tức giận, sợ hãi lo nghĩ, những cái đó đều là nguyên nhân gây thành chứng không ngủ. Thiên này đem chứng không ngủ tóm tắt làm 5 nguyên nhân là: Tâm và tỳ kém, âm suy hỏa vượng. Khí của tâm và đởm hạ, dạ dầy không điều hoà và bị suy nhược sau khi ốm, trình bày sau đây:

NGUYÊN NHÂN

  • Tâm tỳ yếu

Trương cảnh Nhạc nói: “Nhọc mệt nghĩ quá độ thì tất nhiên làm cho huyết dịch bị hao tổn, thần hồn không yên tinh cho nên không ngủ”. Lâm Hi Đồng nói: “Lo nghĩ quá nhiều mà thành chứng không ngủ kinh niên” vì lo nghĩ quá nhiều, tổn thương tâm và tỳ, tâm bị thương thì âm huyết hao dần, thần không yên tĩnh, tỳ bị thương thì ăn ít người gầy, huyết hư khó khôi phục. Do huyết không nuôi được tâm, cho nên thành ra chứng không ngủ.

  • Âm suy hỏa vượng

Tử Công Cao nói: “Có khi thủy của thận không đủ, chân âm không đưa lên được mà một mình tâm hỏa càng thịnh làm cho không ngủ được. Thẩm Kim Ngao lại nói: “Cũng có khi vì chân âm suy tổn, dương phù vượt lên trên là do thủy suy hỏa vượng. hỏa động làm cho khí không yên cho nên cũng không ngủ”. Vì vậy âm hư thì chí không được yên, tâm hỏa thịnh thì thần không yên, tâm và thận không giao với nhau thành ra chứng không ngủ.

  • Khí của tâm và đởm hư

Khí của tâm và đởm hư thường là một nhân tố trọng yếu gây nên thành chứng không ngủ, có hai nguyên nhân làm cho tâm và đờm khí hư: Một là vì thể chất yếu đuối, tâm và đởm vốn hư cho nên gặp việc hay sợ. Đêm ngủ không yên cũng như sách “Thẩm nhị Tôn sinh” nói: Tâm và đởm đều yếu cho nên gặp hay sợ, chiêm bao vớ vẩn, hư phiền không ngủ”. Hai là vì đột ngột bị sợ hãi, dần dần làm cho đởm khiếp tâm hư, mà không ngủ hai điểm đó thường làm nhân quả cho nhau.

  • Vị không điều hoà

Thiên “Nghịch điều luận” sách “Tố vấn” nói: Vị không điều hoà thì nằm không yên, sách “Trương thị Y thông” nói: “Mạch sác hoạt hữu lực mà không ngủ là có đờm hoả, ngừng trệ đã lâu đó là vị không điều hoà, thì nằm không yên”. Do đó có thể biết rằng ăn uống không cẩn thận, đờm hỏa ngừng trệ trong vị đã lâu, làm cho khí vị không điều hoà, cũng có thể làm cho người ta không ngủ.

  • Bị suy nhược sau khi ốm

Sách “Cổ kim Y thống” nói: “Sau khi bệnh khỏi và đàn bà sau khi đẻ không ngủ được đều là do khí huyết kém mà hai tạng tâm và tỳ yếu”. Lại như sách “Chứng trị yếu quyết” có nói: “Bị suy nhược sau khi bệnh khỏi và người tuổi già dương suy không ngủ”. Đó đều là do khí huyết hư nhược, tâm thần không yên mà gây nên.

Tóm lại nguyên nhân chứng không ngủ tuy nhiều, nhưng nói chung thì tâm, tỳ, can thận là chủ yếu, vì tâm sinh huyết, tỳ thông huyết, can tàng huyết, nếu lo nghĩ buồn bực quá độ thì huyết dịch của ba tạng tâm, tỳ, can đều thiếu mà dễ sinh ra chứng này. Thận tàng tinh, tinh giữ chí, nếu thận âm mà dễ sinh ra chứng này, thận âm kém hoặc vì sợ hãi tổn thương đến thận tinh thiếu mà chí không định, thì có thể hình thành chứng không ngủ trầm trọng.

Thiên này thảo luận về chủ chứng không ngủ, còn chứng không ngủ xảy ra trong quá trình những bệnh khác thì không thuộc vào phạm vi thiên này.

BIỆN CHỨNG

  • Tâm và tỳ yếu

Sắc mặt không tươi, người mệt, tinh thần uể oải, ăn uống không ngon, hay quên, tâm rung động, mạch tế hoặc sác.

  • Âm suy hỏa vượng

Đầu nặng và choáng váng, tai ù, tâm phiền miệng khô, tân dịch ít, hoặc có mộng tinh, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

  • Khí của tâm và đởm hư

Thường hay có chứng đởm khiếp, tâm hoang mang, gặp việc dễ sợ hãi, chiêm bao luôn, ngủ dễ tỉnh dậy, sợ hãi, mạch huyền tế.

  • Vị không điều hoà

Do đờm hỏa chặn lấp thì đờm nhiều, mắt mờ, miệng đắng, ngực buồn, đại tiểu tiện không khoan khoái. Do thức ăn trệ lại không tiêu, thì vị đầy, rêu lưỡi vàng mỏng mà nhớt, mạch hồng hoạt sác.

Sau khi khỏi bệnh hư phiền không ngủ, hình vóc gầy mòn, sắc mặt trắng bợt, thường hay nhọc mệt, lưỡi nhợt, mạch tế sác, cũng có trường hợp bệnh sau khi khỏi, huyết hư sinh nóng thấy có chứng ý nghĩ rối loạn, tâm phiền, không ngủ, lưỡi đỏ mạch tế sác. Người tuổi già khí huyết suy, đêm ngủ dễ tỉnh, nhưng không có những chứng hư phiền.

CÁCH CHỮA

Tâm và tỳ yếu thì nên bổ ích cho tâm tỳ, dùng bài Quy tỳ thang (1) hoặc bài Dưỡng tâm thang (2), Chân âm kém, hỏa vượng thì nên tư âm để thanh hỏa như các bài Hoàng liên a giao thang (3), Chu sa an thần hoàn (4), Thiên vương bổ tâm đan (5). Đều có thể lựa dùng. Khí của tâm và đởm hư thì nên dưỡng tâm định khiếp. Dùng bài Toan táo nhân thang (6) hoặc bài An thần định trí hoàn (7). Vị không điều hoà do đờm hỏa ngăn chặn thì nên tiêu đờm. Điều hoà trung tiêu dùng các bài Ôn đờm thang (8), Bán hạ truật mễ thang (9), thức ăn trệ lại không tiêu, thì nên tiêu trệ, điều hoà trung tiêu dùng bài Bảo hoà hoàn (10) nói chung sau khi om dậy nên dùng bài Quy tỳ thang (4) để dương huyết an thần. Huyết hư can nhiệt thì dùng Hổ phách hoàn (11), tâm thận không giao thì dùng bài Giao thái hoàn (12).

Toan táo nhân trong bài thuốc điều trị chứng mất ngủ
Toan táo nhân trong bài thuốc điều trị chứng mất ngủ

PHỤ: NGỦ NHIỀU

Chứng ngủ nhiều, sách “Nội kinh” cho là dương khí huấn thịnh, là vì dương chủ động, âm chủ tĩnh, các nhà làm thuốc đời sau thì cho phần nhiều thuộc về đởm thấp thịnh, và cũng có vì hư yếu, nay đem chứng trạng và cách chữa bệnh ngủ nhiều thường thấy khi lâm sàng phân tích như sau:

Về mùa mưa và ẩm thấp, sinh ra các chứng ngực buồn, ăn ít mình nặng, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch hoạt, ngủ nhiều, thuộc về thấp thì dùng bài Bình vị tán gia những vị phương hương lợi thấp, bệnh bội lan, đờm nhiều thì thêm những vị bán hạ, nam tinh.

Sau khi ăn, người mệt muốn ngủ, thuộc về tỳ yếu vận hóa châm lưỡi và mạch hư thường dùng bài Lục quân tử thang (14) gia vị.

Sau khi ốm dậy hoặc người tuổi già tinh thần mệt mỏi, ăn ít hay ra mồ hôi sợ rét, tay chân lạnh, mạch nhược và ham ngủ, phần nhiều thuộc về khí dương hư yếu, nên làm ôn dương ích khí dùng bài Lý trung thang (15) hoặc bài Bổ trung ích khí thang (16).

Ngoài ra như sau khi bệnh nhiệt đã khỏi, tân dịch được phục hồi thì tất nhiên ngủ được yên, thức dậy thì tỉnh táo, là khác với chứng ngủ nhiều.

PHỤ: HAY QUÊN

Hay quên là do não lực suy nhược mà gây nên, trong sách thuốc cũng gọi là “Kiện vong” hay “Hý vong” Chu Đan Khê nói: “Chứng này đều do lo nghĩ quá mức thương tổn tâm háo, đến nỗi tinh thần không sáng suốt, gặp việc hay quên, vì lo nghĩ quá mức là bệnh ở tâm tỳ. Uông Ngang nói: “Tình và chí của người ta đều chữa ở thận, tinh của thận không đủ thì chính khí suy, không thông lên tâm được, cho nên nhầm lẫn hay quên”. Do đó có thể biết hay quên phần nhiều do tâm, tỳ và thận suy tổn mà sinh ra. Bởi vì tâm tỳ chủ về huyết, thận chủ về tuỷ, nếu lo nghĩ quá mức, âm huyết hao tổn, sợ phòng dục không dè dặt tinh thiếu tủy giảm, thì não mất sự nuôi dưỡng, đều làm cho người ta hay quên. Ngoài ra như người tuổi già tinh thần suy nhược cũng thường có chứng này.

Trên lâm sàng chứng hay quên thường cùng hiện ra với chứng mất ngủ, cho nên nguyên nhân chứng trạng và cách chữa hai chứng đó cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Cách chữa nói chung chủ là dưỡng huyết, bổ thận nêu lo nghĩ thương tổn đến tỳ thì nên bổ tâm và tỳ dùng bài Quy tỳ thang (1) gia giảm, vì phòng dục không dè dặt, thường hay di tinh làm cho thận thủy suy tổn mà hay quên, nên dùng Lục vị hoàn gia các vị như ngũ vị, viễn chí, vì bản chất kém hoặc đọc sách mà lao tâm, đến nỗi dễ quên thì nên dùng bài Khổng thánh chẩm trung đơn (18), tuổi già tinh thần suy nhược thì bồi bổ làm chủ yếu nhưng chưa chắc đã khỏi được.

TÓM TẮT

Chứng không ngủ có rất nhiều nguyên nhân ngoài việc dùng thuốc để chữa, còn phải an tâm tĩnh dưỡng, trừ bỏ lo nghĩ, ít ham muốn, tránh phiền não, trước khi đi ngủ nên ít nói chuyện, ít suy nghĩ, kiêng các thứ rượu, thuốc, chè đặc, hàng ngày nên lao động vừa phải, đó đều là phương pháp có hiệu nghiệm để dự phòng chứng mất ngủ nếu chỉ ỷ lại vào thuốc để chữa mà không chú ý đến việc điều dưỡng về mặt tinh thần, thì khó thu được hiệu quả mong muốn.

Nguyên nhân của chứng ngủ nhiều, y gia các thời đại cho là phần nhiều thuộc về thấp đờm quá thịnh, có khi vì người hư nhược, sau khi ốm dậy mà tuổi già ngủ nhiều thì bổ dưỡng nguyên khí làm chủ yếu, khi lâm sàng thì chứng hay quên với chứng mất ngủ thường hiện ra một lúc, phần nhiều do tâm, tỳ và thận suy tổn mà sinh ra, cách chữa lấy dưỡng huyết, bổ thận làm chủ yếu.

PHỤ PHUƠNG

  1. Quy tỳ thang: Xem số 27 phụ phương thuốc mục Hư lao
  2. Dưỡng tâm thang: Hoàng kỳ, phục linh, phục thần, đương quy, xuyên khung, chích thảo, bán hạ chế, bá tử nhân, viễn chí, ngũ vị tử, nhân sâm, nhục quế.
  3. Hoàng liên a giao thang: Hoàng liên, hoàng cầm, thược dược, kê tử hoàng, a giao
  4. Chu sa an thần hoàn: Xem số 5 phụ phương mục Kinh quý
  5. Thiên vương bổ tâm đan: Xem số 25 phụ phương mục Hư lao
  6. Toan táo nhân thang: Xem số 26 phụ phương mục Hư lao
  7. An thần định chí hoàn: Phục linh, phục thần, nhân sâm, viễn chí, thạch xương bồ, long xỉ.
  8. Ồn đởm thang: Xem số 8 phụ phương mục Kinh quý
  9. Bán hạ truật mễ thang: Bán hạ bắc, bạch truật, nghạnh mễ .
  10. Bảo hoà hoàn: Sơn tra, thần khúc, phục linh, bán hạ, trần bì, la bặc tử, liên kiều, mạch nha
  11. Hổ phách hoàn: Hổ phách, đẳng sâm, phục linh, viễn chí, sinh khương, cam thảo
  12. Giao thái hoàn: Xuyên tiêu, quế tâm
  13. Bình vị tán: Thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo
  14. Lục quân tử thang: Nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, bán hạ, trần bì.
  15. Lý trung thang: Nhân sâm, bạch truật, cam thảo, can khương
  16. Bổ trung ích khí thang: Xem số 2 phụ phương mục Hư lao
  17. Lục vị địa hoàng hoàn: Xem số 11 phụ phương mục Hư lao
  18. Khổng khánh chẩm trung đan: Quy bản, long cốt, viễn chí, xương bồ.

Xem thêm:

Phác đồ điều trị mất ngủ

Bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em – Mất ngủ ở trẻ

0/50 ratings
Bình luận đóng