Khái niệm
Đơn phúc trướng to còn gọi là cổ trướng. Đơn cổ. Chỉ riêng vùng bụng thũng to, còn mình mẩy và chân tay lại gày còm, gọi là chứng Đơn phúc trướng to.
Chứng này, Tố vấn – Phúc trung luận gọi là “Cổ trướng”, Linh khu – Thủy trướng thiên gọi là “Phu trướng”; Chư bệnh nguyên hậu luận gọi là “thủy cổ”; Trực chỉ phương lại chia ra “Cốc trướng”, “Thủy trướng”, “Khí trướng”, “Huyết trướng” khác nhau.
Đơn phúc trướng to khác với chức Thũng mãn, Thũng nãm là chỉ thủy thũng, xu thế thũng phần nhiều bắt đầu từ tứ chi và hố mắt, tiếp đó là toàn thân, Còn Đơn phúc trướng thì thũng trướng ở bụng, tứ chi không thũng, chỉ khi nghiêm trọng mới thấy cả tứ chi đều thũng, cho nên Y học Tâm ngộ – thũng trướng có viết: “Thủy thũng cổ trướng phân biệt như thế nào? Trả lời: Hố mắt và chân thũng trước sau mới to bụng, là bệnh Thủy. To bụng trước sau mới thũng tay chân, là bệnh Trướng:
Chứng Đơn phúc trướng to cũng cần phân biệt với chứng Bĩ khối ở trong bụng, Bĩ khối ở trong bụng là chỉ trong bụng kết khôi hoặc trướng hoặc đau. Chứng Đơn
phúc trướng to tuy trong bụng cũng có thể thấy bĩ khôi, nhưng đã lâu không di chuyển, đồng thời thấy bộc lộ gân xanh, chứng trạng so với trong bụng bĩ khôi nặng hơn, chẳng qua trong bụng xuất hiện bĩ khối, thường là tiên triệu của Đơn phúc trướng to. Sách Y môn pháp luật viết: “Những trường hợp Trưng Hà Tích Tụ bĩ khối tức là nổi lên cái rễ của bệnh Trưng, tích lũy tháng ngày, bụng to như cái thúng hoặc như cái chậu, đó là Đơn phúc trướng”.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Đơn phúc trướng to do khí trệ thấp ngăn trở: Có chứng bụng to như cái trống, sắc da vàng bủng, dưới sườn trướng đầy đau, kém ăn, sau bữa ăn trướng nặng hơn, ợ hơi chó chịu, tiểu tiện sẻn ít, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch Trầm Huyền hoặc Huyền Hoãn.
Đơn phúc trướng to do thấp nhiệt uất kết: Có chứng bụng đầy trướng to, da bụng căng cự án, da nóng rát, phiền nhiệt, đắng miệng hôi miệng, đại tiện khô, tiểu tiện vàng, sắc mặt vàng tối, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc nhớt mầu tro, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
Đơn phúc trướng to do khí trệ huyết ứ: Có chứng bụng to rắn đầy, vách bụng bộc lộ gân xanh, lưng ngực cổ gáy và vùng mặt xuất hiện ban đỏ tia máu chằng chịt, sắc mặt xanh tía, liên sườn nhói đau, thể trạng gầy còm, khát nước, môi lưỡi đỏ tối không tươi hoặc tía, mạch Huyền Tế hoặc Huyền sắc.
Đơn phúc trướng to do Tỳ Thận dương hư: Có chứng vùng bụng trướng to về tối nặng hơn, ấn vào không rắn, kiêm chứng sắc mặt tôi trệ, sợ lạnh chân tay lạnh hoặc chi dưới phù thũng, tinh thần mỏi mệt co ro, tiểu tiện ít, đại tiện nhão, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng và trơn, mạch Trầm Tế vô lực.
Đơn phúc trướng to do Can Thận âm hư: Có chứng bụng trướng to thậm chí bộc lộ gân xanh, thể trạng gầy còm, kiêm chứng sắc mặt vàng bủng hoặc mặt đen môi tía, miệng ráo Tâm phiền, lòng bàn tay chân nóng tiểu tiện sẻn vàng đại tiện khô, chất lưỡi đỏ tía ít tân dịch và không có rêu, mạch Huyền Tế Sác.
Phân tích
– Chứng Đơn phúc trướng to do khí trệ thấp ngăn trở với chứng Đơn phúc trướng to do thấp nhiệt úng trệ: cả hai đều thuộc thực chứng, cơ sở bệnh lý cộng đồng là Can Tỳ không điều, khí cơ không thông, thủy thấp ứ đọng, tà khí úng tắc trung tiêu cho nên chứng trạng cũng nhiều điểm tương tự. Nhưng loại trên là thấp ngăn trở ở khí phận, lấy thấp làm chủ yếu, thấp tà nặng đục dính trệ cho nên tất kiêm các chứng kém ăn, sau khi ăn vào trướng nặng hơn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoãn .v.v… Loại sau là thấp với nhiệt câu kết dễ hao khí thương âm cho nên tất kiêm các chứng phiền nhiệt, đắng miệng, hôi miệng, sắc mặt vàng xạm, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc nhớt màu tro, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác, khi nghiêm trọng thì tà theo hỏa hóa, hỏa quấy rối doanh huyết, bức huyết đi bừa, có thể xuất hiện các chứng thổ huyết, nục huyết, đại tiện ra huyết.
Đơn phúc trướng to do khí trệ thấp ngăn trở, điều trị nên sơ Can lý Tỳ, hành thấp trừ đầy, dùng phương Sài hồ sơ Can tán hợp với Bình Vị tán. Đơn phúc trướng to do thấp nhiệt uất trệ, điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt, kiện Tỳ điều khí, dùng phương Trung mãn phân tiêu hoàn. Nếu tà theo hỏa hóa, khuấy động doanh huyết, nên thanh doanh lương huyết dùng phương Tê giác địa hoàng thang gia vị.
Chứng Đơn phúc trướng to do khí trệ huyết ứ là chứng bản hư tiêu thực, hư thực lẫn lộn, gây nên chứng này do Can uất khí trệ quá lâu. Khí trệ thì huyết ứ, biểu hiện các chứng trạng liên sườn nhói đau, lưỡi tía mạch Sắc. Sách Y học nhập môn viết “Bệnh trướng lúc đầu là do khí, khí không lưu thông làm huyết đi nghẽn tắc, huyết không lưu thông, lâu ngày thành bệnh thủy”. Các loại khí trệ, ứ huyết, thủy tà tụ ở Trung tiêu, Đơn phúc trướng to càng nặng, điều trị nên sơ Can lý khí, hoạt huyết hóa ứ, dùng phương Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
– Chứng Đơn phúc trướng to do Tỳ Thận dương hư với chứng Đơn phúc trướng to do Can Thận âm hư: Cả hai đều là Hư chứng. Đơn phúc trướng to do Tỳ Thận dương hư phần nhiều bắt đầu từ Tỳ dương không vận chuyển, thủy thấp không hóa được, tiếp theo liên lụy đến tạng Thận. Sách Ngụ ý thảo viết: “Chỉ riêng thũng ở bụng, trung châu bị nghẹt không vận chuyển ra bôn phía, cái trong không thăng, cái trọc không giáng, cả hai kết tụ vững chắc khó phá, thực ra là do Tỳ khí suy vi gây nên”. Cho nên lâm sàng thấy kiêm chứng sợ lạnh tay chân lạnh, tinh thần mỏi mệt rã rời, đái ít, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Tế vô lực… Đơn phúc trướng to do Can Thận âm hư, phần nhiều do ốm lâu không khỏi, âm dịch ở Can Thận bất túc, thì âm hư hỏa vượng, cho nên tất kiêm chứng miệng ráo, Tâm phiền hoặc tỵ nục, xỉ nục, tiện huyết, lưỡi đỏ tía ít tân dịch, mạch Huyền Tế mà Sác. Đơn phúc trướng to do Tỳ Thận dương hư điều trị nên kiện Tỳ ôn Thận, hóa khí hành thủy, chọn dùng phương Phụ tử lý trung thang hợp với Ngũ linh tán gia giảm. Đơn phúc trướng to do Can Thận âm hư điều trị nên tư dưỡng Can Thận, lương huyết hóa ứ, dùng phương Lục vị địa hoàng thang gia Hà thủ ô, Đan sâm, Kê huyêt đằng, Huyền Sâm, Thạch hộc, Huyết nhiệt đi càn thì dùng thêm Mao căn, Tiên hạc thảo.
Tóm lại, chứng Đơn phúc trướng to phát triển dần dà, do những nguyên nhân khí trệ, huyết ứ, thủy ứ đọng gây nên. Trước tiên là Can khí không thư thái, tiếp theo là Tỳ mất sự kiện vận, thủy thấp đọng ở trong, lại thêm khí trệ, huyết ứ đến nỗi càng trướng càng nặng, bệnh tình nói chung đều từ thực dần đến hư hoặc hư thực lẫn lộn. Nguyên tắc điều trị: thuộc thực thì chú trọng vào khư tà, nhưng đừng quên phù chính; thuộc hư thì chú trọng vào phù chính, nhưng trong khi phù chính phải dùng thêm cả thuốc khư tà. Tuy nhiên, lúc bắt đầu, không được công phạt thái quá, dục tốc thì bất đạt, trái lại rất nguy. Thời kỳ cuối cùng có thể không dùng thuốc ôn bổ cay ráo quá tay, vì quá tay sẽ làm trướng tăng thêm. Sách Cách trí dư luận viết: “Thầy thuốc không xét tới bệnh đã hư từ lúc đầu, nôn nóng muốn hiệu quả nhanh, mơ được thành tựu hão huyền, khiến người bệnh khổ sở vì trướng căng thích dùng thuôT lợi để thoải mái nhất thời, đâu biết rằng, dễ chịu được một ngày hay nửa ngày, thì trướng lại càng nặng, bệnh tà càng tăng”.
Trích dẫn y văn
– Chứng Trướng đều do khí Tỳ Vị hư yếu, không khả năng vận hóa tinh vi, đến nỗi thủy cốc tụ lại không tan, cho nên thành Trướng đầy. Ăn uống không điều độ, không khả năng điều dưỡng, thì thanh khí giáng xuống, trọc khí vít nghẽn ngực bụng, thấp với nhiệt cùng nung nấu, biến thành chứng này. Tiểu tiện sẻn rít, căn bệnh cố kết rất khó chữa, dùng phép nửả bổ, nửa tả, kiện Tỳ thuận khí khoan trung làm chủ yếu, không được dùng quá tay thức mãnh liệt, trái lại làm hại Tỳ Vị, bệnh trướng quay lại, không chữa được nữa, nên chọn các phương Phân tiêu thang, Phân tiêu hoàn, tùy theo hàn nhiệt hư thực mà gia giảm điều trị… Do Xúc huyết thành Trướng, bụng nổi gân xanh hoặc chân tay có những tia đỏ chằng chịt, tiểu tiện lợi, đại tiện phân đen, sách Kim quỹ dùng Hạ ứ thang, nếu vô hiệu, lại dùng Để đương hoàn bỏ Thủy diệt lại gia Vu kê làm hoàn (Trương thị y thông – Cổ trướng).
– Lúc bệnh mới phát làm thế nào để biết là Trung cổ, là Huyết cổ? Tôi phân biệt qua bộ mặt. Trong sắc mặt vàng nhạt lại thấy có nốt đỏ hoặc tia đỏ là bệnh cổ. Lại thăm tới bụng, trường hợp chưa ăn uống mà đau, và đã ăn vào thì hết đau, là bệnh cổ (Biện chứng lục – Cổ trướng môn).