ĐẠI CƯƠNG
Viêm thực quản là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm ở thực quản.
Nguyên nhân thường gặp là
- Trào ngược: là nguyên nhân chủ yếu gây viêm thực quản. Đại đa số là do trào ngược acid clohydric và men pepsin từ dạ dày vào thực quản, một số ít do dịch mật và tụy trào ngược dạ dày rồi lên thực quản.
- Các chất ăn mòn: Acid, kiềm.
- Thuốc: Aspirin, doxycyclin, quinidin.
- Phóng xạ
- Nấm Candida albicans.
Triệu chứng: Tuỳ nguyên nhân khác nhau, nhưng lâm sàng đều cổ triệu chứng chung là: Đau với tính chất nóng, rát bỏng sau xương ức, nặng hơn bệnh nhân có khó nuốt, một số trường hợp có thể nôn, sặc nước, đắng miệng, nấc.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
- Giai đoạn đầu điều trị nội khoa và chỉ định thuốc tuỳ theo nguyên nhân gây viêm thực quản.
- Khi hẹp thực quản có thể phối hợp với điều trị ngoại khoa.
Điều trị cụ thể
- Điều trị viêm thực quản do trào ngược
Nội khoa
Chế độ ăn uống sinh hoạt
Không nằm ngay sau khi ăn. Trước khi đi ngủ 2-3 giờ không ăn.
Hạn chế ăn một số loại thức ăn có mỡ, bạc hà, sôcôla, các loại gia vị, cà phê và các loại thức ăn có acid như cà chua.
Không mặc quần áo chật.
Nếu có thể, kê cao chân giường ở phía đầu lên khoảng 10
Tránh dùng thuốc gây giảm áp lực cơ thắt hoặc các thuốc ức chế p giao cảm, thuốc chẹn kênh calci, theophyllin, diazepam, các thuốc kháng viêm không thuộc nhóm steroid hoặc
Thuốc
Các thuốc ức chế thụ thể H2: ức chế kéo dài bài tiết dịch vị ban đêm, dễ uống và khá an toàn.
Các thuốc trong nhóm này gồm: (dùng một trong các thuốc sau đây)
+ Cimetidin (Tagamet): 1200 – 1600 mg/ngày.
+ Ranitidin (Zantac, Azantac): 300 mg/ngày.
+ Famotidin (Pepcid, Pepcidin): 40 mg/ngày.
+ Nizatidin (Acid): 300 mg/ngày.
Kéo dài 6 – 12 tuần.
- Các thuốc ức chế bơm proton: Ngăn chặn bài tiết acid HCl bằng việc ức chế đáp ứng men K+/H+ ATPase đối với việc bơm ion H+ của tế bào viền vào trong lòng dạ dày. Nhóm này bao gồm:
+ Omeprazol (Mopral, Prilosec, Losec): viên 20 mg; 1-2 viên/ngày.
+ Lansoprazol (Lanzor): viên 30 mg; 1-2 viên/ngày.
+ Pantoprazol (Pantoloc): viên 40 mg; 1 viên/ngày.
Dùng liên tục 8 tuần.
- Thuốc chống trào ngược: Nhóm thuốc này làm tăng co bóp của thực quản làm giảm thời gian tác động của acid và pepsin ở thực quản, tăng áp lực đóng của cơ thắt tâm vị, tăng khả năng tống thức ăn của dạ dày. Nhóm này có các thuốc:
+ Metoclopramid (Reglan, Primperan): viên 10 mg, 1-2 viên/ngày.
+ Bethanecol clorid (ưrecholin): viên 10 mg, 1-4 viên/ngày.
+ Cisaprid (Prepulsid ): viên 10 mg; 1-3 viên/ngày.
Dùng từ 4-12 tuần
- Alginat (Gaviscon, Topaal): 1 viên sau mỗi bữa ăn và 1 viên trước khi đi ngủ, dùng trong 4 tuần.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuổc liên kết với pepsin,muôi mật và phủ ỉên vùng niêm mạc thực quản bị viêm. Loại được coi là tốt nhất hiện nay là sucralfat (Carafat)lg/viên hoặc dạng gel, 4 lần/ngày, trước mỗi bữa ăn 30 phút uống lg và trước khi đi ngủ uống 1g.
Ngoại khoa
Làm giảm trào ngược bằng cách’ tạo ra một nắp van giúp thức ăn đi một chiều từ thực quản xuống dạ dày. Phẫu thuật được chỉ định khi không đáp ứng với điều trị nội khoa, chảy máu cấp hoặc hẹp thực quản.
- Điều trị viêm thực quản do các nguyên nhân khác
- Viêm thực quản do virus: Không có điều trị đặc hiệu, thường tự khỏi, có the dùng các thuốc chống virus như: Vidarabin, hoặc acyclovir
- Viêm thực quản do nấm: Các thuốc thường dùng là:
+ Amphotericin: Tiêm tĩnh mạch bắt đầu từ 0,25mg/kg tăng dần lên 1 mg/kg dùng trong 6-12 tuần.
+ Ketoconazol (Nizoral): Viên nén dùng 200 – 400mg/ngày, trong 10 – 12 tuần.
+ Flucanazol (Diflucal): Viên uống dùng 100- 200mg/ngày, trong 8 tuần.
- Viêm thực quản do thuốc: Không có điều trị đặc hiệu, đa số khỏi sau khi dùng thuốc. Có thể dùng thêm các thuốc chống trào ngược.